daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong văn chương, kể cả văn chương bình dân lẫn
văn chương bác học. Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là mảnh đất màu
mỡ của tình yêu. Đến với ca dao là đến với tiếng nói tâm tình của người bình dân, đến
với giai điệu, làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng. Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng ca
dao làm phong phú cho tâm hồn, tình cảm mình.
Cuộc sống lao động gắn với đồng lúa mênh mông bát ngát, dòng sông trữ tình
thơ mộng, là điều kiện thuận lợi để tác giả bình dân giải bày tâm sự, bộc lộ tâm tư tình
cảm của mình. Những cuộc hội hè, đình đám là nơi để trai gái gặp gỡ giao duyên cùng
nhau. Bằng câu hò điệu hát bình dị mà nên thơ, người bình dân đã tìm thấy ở nhau
tiếng lòng rạo rực, thổn thức, tìm thấy sự đồng điệu của đôi bờ tình cảm, sự rung động
của nhịp đập con tim!
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bạc Liêu ruộng lúa mênh mông cò bay thẳng
cánh, nơi có vị công tử nổi tiếng và là nơi sinh ra tác giả của bài “Dạ cổ hoài lang”.
tui may mắn được sống trong bầu không khí ca dao, dân ca từ tấm bé. Lời ca, tiếng
hát đằm thắm hương vị quê hương như bầu sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn, làm đẹp tuổi
thơ tôi. Không biết tự thuở nào những lời hát ru của bà, của mẹ vào những buổi trưa
hè, những đêm trăng thanh đã thấm sâu vào tâm hồn thơ ngây của tôi. tui bắt đầu yêu
những lũy tre làng, những cánh đồng vàng hoe sắc nắng, những dòng sông bến nước,
những con đê chạy dài xa tắp in bóng những thân dừa, những vườn cây trái sum xuê
trĩu quả… Cùng một nguồn gốc với ca dao Nam Bộ, ngoài những đặc điểm chung với
ca dao Nam Bộ, ca dao Bạc Liêu đã vẽ nên những nét vẽ hết sức chân thực và đẹp đẽ
về vùng đất và con người nơi đây, đặc biệt là những dòng ca dao nói về tâm tư tình
cảm của họ.
Trong đời sống tình cảm của con người, có rất nhiều cung bậc cảm xúc. Trong
đó cảm xúc về tình yêu đôi lứa là nguồn cảm xúc bất tận nhất. Khi yêu ai cũng mong
cho tình yêu của mình được vẹn tròn hay ít nhất là cũng phải được đối phương đáp
lại. Nhưng cuộc sống là một bức tranh nhiều mặt, không phải lúc nào nó cũng tốt đẹp
như người ta mơ ước. Có lúc những chàng trai cô gái cũng nhận lấy được hạnh phúc từ
tình yêu những cũng không ít trong số họ phải chịu cảnh khổ đau khi tình yêu không
được như ý nguyện. Và các cung bậc cảm xúc ấy là nội dung chủ yếu của ca dao về
tình yêu lứa đôi. Tình yêu lứa đôi là đề tài muôn thuở của thơ ca nói chung và của văn
học dân gian (cụ thể là ca dao) nói riêng. Từ trước đến nay, đề tài về tình yêu lứa đôi
đã được khai thác nhiều. Nhưng “Biểu tượng trong ca dao Bạc Liêu về tình yêu lứa
đôi” thì chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu. Đây là một phương diện của thi
pháp ca dao, chắc chắn khi tìm hiểu sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và bổ ích.
Đó là lý do tui chọn “Biểu tượng trong ca dao Bạc Liêu về tình yêu lứa đôi” để
làm đề tài cho luận văn của mình
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ca dao dân ca Việt
Nam cũng hình thành và phát triển cùng với sự trường tồn của dân tộc. Tuy nhiên việc
sưu tầm và nghiên cứu ca dao chỉ mới xuất hiện cách đây vài thế kỷ. Theo Lữ Huy
Nguyên - Đặng Văn Lung và Trần Thị An thì: “ Tài liệu sưu tầm lâu nhất còn lưu đến
bây giờ là Nam phong giải trào do Trần Danh Án (cuối thế kỷ XVIII) và sách Nam
phong ngữ ngạn do Ngô Giáp Đậu (thế kỷ XIX) sọan”.[24, tr8]. Tuy ra đời khá muộn
so với lịch sử hình thành nhưng tính đến thời điểm này những công trình nghiên cứu,
sưu tầm ca dao dân ca cũng rất đa dạng và phong phú.
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về biểu tượng, biểu trưng trong ca dao đã
được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, văn học quan tâm. Bởi vì nó là một
trong những thành tố quan trọng của thi pháp ca dao. Xoay quanh vấn đề đó có các bài
viết sau:
Trong bài viết Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca
dao cổ truyền Việt Nam (tạp chí văn hóa dân gian số 3, 1991), tác giả Trương Thị
Nhàn đã đề cập và phân tích ý nghĩa biểu trưng của các vật thể nhân tạo. Nói về “cái
áo” tác giả cho rằng: “Giá trị thẩm mĩ của nó nằm ở khả năng tham gia biểu hiện
những cái thuộc đời sống tư tưởng, tình cảm và số phận con người. Trong miêu tả tình
yêu, nó mang ý nghĩa là cái gắn bó, vật trao gửi¸ giao nối, tiếp xúc của tình yêu”.[25,
46]. Còn “giường, chiếu, chăn…” thì: “Với những chức năng trong đời thường của
chúng, trở thành không gian của những mơ ước tình yêu, của khát vọng về cuộc sống
ái ân, sum vầy”.[25, 48]
Nguyễn Xuân Kính trong bài Một số biểu tượng trong ca dao có phân tích một
số loài thực vật và động vật dùng làm biểu tượng trong ca dao, trên cơ sở so sánh với
văn học viết. Trong đó có nhận định: “Trong tác phẩm văn học, để tạo nên các biểu
tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của từ ngữ không được khai thác, ở đây chủ yếu
nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy”.[15, 310]
Tác giả Bùi Mạnh Nhị trong bài Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc
của ca dao – dân ca trữ tình đã trình bày những cách hiểu khác nhau về công thức
truyền thống:
“Một số người cho rằng công thức floklore là hệ quả của thời kì chưa có chữ
viết… Cách giải thích ấy chưa đầy đủ, bởi vì cả đến thời kì đã có chữ viết, công thức
folklore vẫn tồn tại.
Lại có người cho rằng nghệ nhân dân gian tạo ra công thức để dễ ghi nhớ tác
phẩm. Cách giải thích ấy có phần máy móc, thiên về yếu tố “kỹ thuật” của quá trình
sáng tạo, lưu truyền folklore, không thấy được bản chất thẩm mĩ của vấn đề…
Một xu hướng giải thích khác công thức như biểu hiện của sự kém sáng tạo ở
nghệ nhân dân gian…”
Qua đó ông kết luận: “ Tóm lại những người theo xu hướng giải thích sai lầm
này cho rằng công thức truyền thống là khiếm khuyết thẩm mĩ, dấu trừ về mặt thẩm mĩ
của folklore. Họ không thấy folklore là sự chọn lọc, kết tinh và điển hình quá kinh
nghiệm văn hóa, xã hội, nghệ thuật truyền thống, thể hiện quan niệm mĩ học của nhân
dân”. [27, 23]
Tác giả Hà Công Tài với bài Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian đã phân
tích ý nghĩa biểu tượng của “trăng” và nhận định: “ Nói đến biểu tượng tức là nói đến
hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan – đó là hình ảnh sao chép lại nguyên sơ
cái hiện thực do các cảm giác khác nhau như thị giác, thính giác góp phần tạo nên.
Khác với cảm giác đem lại cho ta đặc điểm chung nhất, cho ta cái tên gọi đơn giản
nhất”. [31, 25]
Tác giả Nguyễn Phương Châm với bài Hoa hồng trong ca dao ( Tạp chí văn hóa
dân gian số 1, 2001) đã chỉ ra các nét nghĩa biểu tượng của Hoa hồng ở phương Tây
cũng như ở phương Đông, đặc biệt là trong ca dao Việt Nam
Trong bài Biểu tượng hoa đào tác giả Nguyễn Phương Châm đã phân tích nghĩa
biểu tượng của Hoa đào, vườn đào, cành đào trong mối quan hệ mận – đào, lựu –
đào… “ Hoa đào trong vai trò biểu tượng cho tình yêu được ca dao sử dụng nhiều
theo từng cặp biểu tượng cho đôi bạn tình…Ca dao dùng hình ảnh khi xưa cành mận
khi nay cành đào để nói đến người con trai không chung thủy”. “ Lựu và đào luôn là
biểu tượng cho sự cách trở trong tình yêu của đôi bạn tình. Ý nghĩa này phải chăng
xuất phát từ thực tế hoa đào nở vào mùa xuân, hoa lựu nở vào mùa hè. […]đào và lựu
luôn nói tiếp nhau theo thời gian mà không gặp được nhau, không tồn tại cùng nhau
trong một mùa. Sự xa cách này không khác lắm so với những sự chia xa của tình yêu
đôi lứa, có tình với nhau nhưng do rất nhiều lí do không thể đến được với nhau”. “
Cũng xuất hiện khá nhiều trong ca dao là cặp biểu tượng lựu – đào hầu hết mang ý
nghĩa của sự trắc trở, chia xa trong tình yêu để lại nổi nhớ thương da diết cho đôi bạn
tình”. [2, 1]
Tác giả Hà Thị Quế Hương với bài viết Hàm ý biểu trưng với từ chỉ hoa và tên
hoa trong ca dao ( Tạp chí văn hóa dân gian số 3, 2002) đã tìm hiểu hàm nghĩa của từ
hoa và các tổ hợp từ có tên hoa.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp với bài Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca
dao Việt Nam, trong quyển Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, do Bùi
Mạnh Nhị chủ biên, đã trình bày những tìm hiểu bước đầu về biểu tượng nghệ thuật
trong ca dao và nguồn gốc hình thành của chúng. Về biểu tượng, tác giả viết: “ Biểu
tượng là một yếu tố quan trọng trong thi pháp văn học dân gian nói chung và ca dao
nói riêng. Đó là một loại hình ẩn dụ, được tạo nên bằng ngôn ngữ, rất phong phú về
khả năng biểu cảm, mang đậm đà tính dân tộc. […] Biểu tượng là một sự vật mang
tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ
ước lệ những sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng
chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được.
Biểu tượng là “ Vật môi giới giúp tri giác cái bất khả tri giác”. Biểu tượng là ngôn
ngữ của cái bất khả tri giác ( không trông thấy, không nghe thấy, không sờ mó
thấy…)”.[28, 328]
Trong bài: Hoa bưởi trong ca dao, đăng trên báo Văn nghệ, số 354 – 1970 của
tác giả Phan Thị Thanh Nhàn, mặc dù dung lượng khá ngắn nhưng tác giả phần nào đã
làm nổi bật được tâm trạng của chàng trai, cô gái khi yêu qua một vài cầu câu ca dao
có hình ảnh hoa bưởi.
Nhìn chung đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, về biểu tượng
cũng như biểu trưng nghệ thuật trong ca dao. Tuy nhiên các tác giả chỉ đề cặp một vài
khía cạnh riêng lẻ, chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện về biểu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top