daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Càng bắt nguồn trong đời sống xanh tươi
luôn luôn sương gió, nghệ thuật càng chân thật, phong phú, càng đẹp, càng trở thành
thức ăn tinh thần của mọi người” [8; tr. 217]. Thật vậy, các tác phẩm xưa nay sống
xanh tươi, được quần chúng ấp ủ nâng niu, chính vì tác phẩm đó đã phản ánh chân
thực hiện thực đời sống xã hội. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng từ thời kì sơ
sinh của nó đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó với đời sống. Nhìn vào lịch sử văn
học của nhân loại tiến bộ chúng ta thấy rõ ràng, bất luận thời đại nào, xã hội chính trị
nào, giá trị của văn học được bảo lưu và gần như là một giá trị vĩnh cửu đó là giá trị
hiện thực.
Nhắc đến cái tên Nguyễn Ngọc Tư, là chúng ta lại nhớ ngay đến tác phẩm
“Cánh đồng bất tận”, tuy đó chưa phải là một tác phẩm lớn nhưng chắc chắn nó đã
gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu văn chương. Chúng tui chọn đề tài:
Hiện thực trong trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
là vì trong những lí do sau:
Thứ nhất, bây giờ xuất hiện nhiều tác phẩm mang tính hiện thực, cũng nói đến
những vấn đề trong cuộc sống, nhưng trong số những tác phẩm đó rất ít được quan tâm
và không mấy thành công. Vậy, tại sao, cũng phản ánh về những vấn đề trong cuộc
sống nhưng Cánh đồng bất tận lại để lại những ấn tượng sâu sắc và nhức nhối trong
lòng người đọc?
Thứ hai, khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận xuất bản được một thời gian, có
nhiều luồng ý kiến cho rằng đó là thứ văn chương phản động, thậm chí là chống cộng,
tục tĩu dâm ô, không mang tính giáo dục, chống lại những chủ trương của Đảng và
Nhà nước, bôi đen xã hội nông thôn hiện nay. Vậy những ý kiến đó có là do đâu? Phải
chăng đó là những vấn đề được hiểu một cách máy móc là “hiện thực”.
Trong phần ghi chép tóm tắt Bài giảng về bản chất tôn giáo của PhoBach,
LêNin tán thành với nhận xét “Nghệ thuật không đòi hỏi người ta phải thừa nhận các
tác phẩm của nó như là hiện thực” [19; tr. 24]. Chúng ta phải thừa nhận một điều, văn
chương là đời sống được hư cấu hóa trên trang giấy. Hiện thực trong văn chương là sự
giả định về đời sống chứ không phải là bản thân đời sống. Vì thế, thưởng thức một tác
phẩm nói chung hay truyện ngắn Cánh đồng bất tận nói riêng không nên quá máy móc
phân biệt giữa trắng với đen, giữa thực tế với hư ảo.
Trong một tác phẩm văn chương, một sự kiện không có sự phân biệt rạch ròi
giữa chân và giả, mà có thể là vừa chân vừa giả. Điều quan trọng là cái thông điệp của
một tác phẩm, cái thông điệp chờ người đọc phát hiện.
Với đề tài Hiện thực trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, cũng có rất nhiều
ý kiến và bài viết bàn luận, nhưng chưa thật cụ thể. Người viết tin rằng với sự đam mê
tìm tòi khám phá cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô và các bạn,
người viết có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.
Truyện ngắn Cánh Đồng bất tận đã gây được tiếng vang lớn, bởi những ý nghĩa
mang tính hiện thực hết sức sâu sắc. Sự tranh cãi và bàn luận về tác phẩm cũng không
phải là con số nhỏ. Với tư cách là người tiếp nhận và người nghiên cứu tác phẩm,
người viết mong muốn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và
học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, làm hành trang cho việc học tập và làm việc sau
này. Đồng thời người viết mong rằng có thể đóng góp một phần nào đó vào việc hiểu
tác phẩm một cách thấu đáo hơn, đóng vai trò là người đặt nền móng các công trình
sau này đạt hiệu quả hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết nói về mối quan hệ giữa
văn học và hiện thực. Kì thực nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh và lí giải đời sống
nằm ngoài giới hạn của nó theo cách riêng. Trong quyển “Bàn về văn học” Goc-ki đã
khẳng định nguồn gốc của thần thoại nguyên thủy là lao động sản xuất xã hội của con
người. Bên ngoài lớp sương mù thần linh hư cấu bao phủ là thực chất cuộc sống của
con người. Ở đây bất cứ ai cũng có thể thấy được tính chất hiện thực, sự thể hiện nội
dung của cuộc sống thực tế đó.
Riêng truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện lần đầu
tiên trên trang 1 báo Văn Nghệ số ra ngày 13/8/2005. Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm
đã có một sức thu hút rất lớn với nhiều người đọc nói chung và nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình văn học nói riêng. Đã có rất nhiều bài viết bàn luận, chẳng hạn như: Hoàng
Thiên Nga - Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh Đồng Bất Tận; Đoàn Nhã Văn - Nắng,
gió, vịt, và đàn bà giữa những Cánh Đồng Bất Tận, Nguyễn Thị Hoa - Giọng điệu trần
thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện “Cánh đồng bất tận”…
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận với rất nhiều cảm nhận và ý kiến khác nhau,
mỗi người có một quan điểm và nhìn nhận rất khác nhau. Diễn đàn “Đối thoại với
Cánh đồng bất tận” khép lại vào ngày 13-4. Báo Tuổi Trẻ hôm đó cho biết, có 868 ý
kiến tham gia, trong đó có 13 ý phê phán/855 ủng hộ tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.
Bản tin này nhấn mạnh: “Chia sẻ với nỗi đau, nỗi nhọc nhằn lam lũ của những phận
người trong tác phẩm, đại đa số bạn đọc cũng đã đồng cảm với tác giả trong khát
vọng nhân văn và nhận ra “cái phao của lòng nhân ái” (như chữ dùng của nhà văn
Trần Kim Trắc trong bài viết “Cánh đồng bất tận có nhiều phù sa”)… Bên cạnh đó,
rất nhiều ý kiến đã nói lên sự kinh ngạc và bất bình, đã phân tích nhiều luận điểm để
tranh luận lại một cách nhìn, cách đọc, cách đánh giá tác phẩm văn học của ông
trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau, đặc biệt là phản bác đối với bài viết của thạc
sĩ Vưu Nghị Lực”. Đa số đọc giả đều đồng tình và hưởng ứng với tác phẩm Cánh đồng
bất tận.
Nhà văn Hữu Thỉnh – chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: “Cánh đồng bất tận
chuyển tải được nhiều thông điệp nghệ thuật sâu sắc hàm chứa nhiều tầng nghĩa khác
nhau… Thông điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan dung và tha thứ.
Chỉ có lấy ân báo oán thì con người mới có thể nguôi ngoai được lòng thù hận và nỗi
đau, nhờ đó, người sẽ người hơn, sẽ lớn lên. Ông bà mình đã dạy thế, và Tư đã chuyển
tải thông điệp đó một cách tài tình, đau đớn. Đây là một truyện ngắn giàu tính nhân
văn”. (theo báo Tuổi Trẻ 12-4).
Nhà thơ Lê Chí, trưởng ban công tác Hội nhà văn Việt Nam tại ĐBSCL:
“Dân chủ, nói nôm na là tính công khai, minh bạch. Điều đó, với Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư, ít nhất đã được chứng minh khá sôi động trong dư luận bạn đọc
trên dưới năm nay. Mỗi người cảm nhận sự hay, dở ở truyện có thể khác nhau, nhưng
có một điều rất đáng được nhìn nhận, đó là thái độ tin cậy của đông đảo bạn đọc cả
nước đối với Cánh đồng bất tận và tài năng của một tác giả nữ rất trẻ ở vùng đất cuối
cùng của đất nước”. (theo Tuổi Trẻ 12-4).
Nhà văn Nguyễn Thanh – chủ tịch Hội Văn nghệ Cà Mau: “Theo tôi, mấy
ông có sơ suất là làm cái báo cáo này gởi cho Hội Văn học nghệ thuật, đề nghị kiểm
điểm. Câu chữ thông báo thì khá nặng nề. Có câu “cấm xuất bản”, tại sao lại cấm người ta. Cấm là bậy!... Đưa tới đưa lui, có nhiều ý kiến bất lợi như ý kiến của anh
Vưu Nghị Lực hay ý kiến của bà Kim Dân. Các anh phải hết sức lưu ý, nhiều ý la quá
tay”. (báo Tuổi Trẻ 11-5).
Tác giả của bài tiểu luận “Cái đẹp trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư” đã nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn của cái đẹp. Dựa trên thị
hiếu thẩm mĩ của người đọc, nên Cánh đống bất tận có sức hút lạ lùng, cái đẹp được
biểu hiện bên trong nội dung của tác phẩm. Cái đẹp đó là các trạng thái tâm lí cảm xúc
tinh tế và sâu xa, tất cả làm rung cảm tâm hồn của người đọc.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Mẫn Vy trường Đại học sư
phạm, Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu về vấn đề “Các lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đã đi sâu nghiên cứu trên phương diện ngôn ngữ.
Với những từ ngữ mang đậm tính Nam bộ, đặc biệt là lớp từ nuôi vị chạy đồng và lớp
từ cải lương giúp tái hiện chân xác bức tranh hiện thực về cuộc sống trong tác phẩm..
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Cánh đồng bất tận không phải là lần đầu tiên
được chúng tui nghiên cứu. Tác giả Trần Thị Dung (Khoa Ngữ văn – Đại học Vinh)
cũng đã có bài viết với nhan đề: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư
qua tập truyện Cánh đồng bất tận dài khoảng 1500 từ đăng trên Trang chủ Nguyễn
Ngọc Tư do Trần Hữu Dũng làm quản trị viên. Tuy nhiên đây mới chỉ là một bài viết
ngắn gọn đưa ra một vài luận giải và cảm nhận của người viết đối với hệ thống nhân
vật của Nguyễn Ngọc Tư.
Từ cơ sở của những bài viết trên đây cùng với lòng say mê, hâm mộ của bản
thân đối với tài năng của Nguyễn Ngọc Tư; cũng như sự hấp dẫn của Cánh đồng bất
tận mà đặc biệt là sự khác lạ và độc đáo trong việc miêu tả hiện thực, chúng tui mạnh
dạn chọn đề tài Hiện thực trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp này.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra đời, đã có rất nhiều ý kiến cũng như
phê bình nhận xét về tác phẩm trên. Với đề tài Hiện thực trong truyện ngắn Cánh đồng
bất tận, chúng tui phải nghiên cứu phát hiện ra những nét mới, những nét riêng biệt để
chỉ ra đâu chính là hiện thực, và đâu lại là hiện thực được hư cấu hóa. Vấn đề ở chỗ là
đã có quá nhiều bài viết cũng như phê bình nói về tác phẩm Cánh đồng bất tận, nên để
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng Văn học 0
D một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng Môn đại cương 0
D Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng Văn học 1
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top