daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát cuộc đời và thời đại Nguyễn Du.
1.1.1. Cuộc đời.
1.1.2. Thời đại.
1.2 Khái quát về Truyện Kiều.
1.2.1. Nguồn gốc Truyện Kiều.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều.
1.3. Khái quát thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII
nủa đầu thế kỉ XIX.
1.3.1. Thân phận người phụ nữ trong ca dao dân gian.
1.3.2 Thân phận người phụ nữ trong văn học trung đại nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu
thế kỉ XIX.
CHƯƠNG 2:
THÚY KIỀU – HIỆN THÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ “TÀI HOA BẠC MỆNH”
TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
2.1. Thúy Kiều – hiện thân cho người phụ nữ tài sắc và nhân cách tốt đẹp.
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình.
2.1.2. Vẻ đẹp tài năng trí tuệ.
2.1.3. Vẻ đẹp nhân cách.
2.2. Thúy Kiều – hiện thân cho người phụ nữ bạc mệnh.
2.2.1. “Đã mang lấy nghiệp vào thân”.
2.2.2. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
2.2.3. “Đau đớn thay phận đàn bà”.
Page 1
CHƯƠNG 3:
THÚY KIỀU – HIỆN THÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỊU NHIỀU ĐAU KHỔ
BẤT CÔNG TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
3.1. Nỗi đau vì tình yêu tan vỡ.
3.1.1. Tình yêu với Kim Trọng.
3.1.2. Tình yêu với Thúc Sinh.
3.1.3. Tình yêu với Từ Hải.
3.2. Nỗi đau trong mười lăm năm lưu lạc.
2.2.1. Thể xác bị chà đạp.
3.2.2. Tài hoa nhan sắc bị giày vò.
3.2.3. Nhân phẩm bi sỉ nhục.
3.3. Nỗi đau sau mười lăm năm lưu lạc.
3.3.1. Quyền sống bị tước đoạt.
3.3.2. Ước mơ bị sụp đổ.
Page 2
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát cuộc đời và thời đại Nguyễn Du
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất
Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, thành
Thăng
Long.
Nguyễn Du là người thông minh, học rộng, có kiến thức uyên bác. Ông vốn sinh ra
trong một gia đình danh gia vọng tộc trong xã hội đương thời. Dòng họ ông có nhiều
đời làm quan giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình và đây cũng là gia đình có
truyền thống văn học lâu đời.
Tuy sống trong một gia đình quyền quý nhưng Nguyễn Du lại sớm chịu ảnh hưởng của
thời cuộc. Ông đã sớm nếm trải cuộc sống lưu lạc, đói khổ từ rất sớm. Nguyễn Du phải
chịu cảnh đau khổ của một cuộc sống mười năm gió bụi nơi quê vợ và sáu năm sống
thiếu thốn bệnh tật quê cha. Nhưng trong thời gian này, Nguyễn Du lại được dịp sống
gần gũi với quần chúng, có dịp hiểu biết sâu hơn về cuộc sống của quần chúng lao động –
ngọn nguồn của mọi giá trị tinh thần của dân tộc. Sau những năm đói khổ đó, năm 1802,
Nguyễn Du được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đây mới thật sự là
một mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến thế giới quan cũng như các sáng tác của Nguyễn
Du và đặc biệt là tình cảm của ông dành cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến. Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến biết bao cảnh lầm than, Những điều trông thấy
mà đau đớn lòng, không chỉ trong nước mà cả nơi nước bạn. Nguyễn Du đã nhỏ lệ khóc
than cho bốn mẹ con người ăn xin, cho ông lão hát rong, nhưng Nguyễn Du lại
càng
đau đớn, xót xa khi ông đọc được những di cảo cuối cùng của nàng Tiểu Thanh, một
người phụ nữ tài sắc hơn nguời nhưng số phận mỏng manh, bất hạnh. Nguyễn Du cũng
cất lên tiếng nói công bằng cho Dương Quý Phi, một người phụ nữ nhan sắc tuyệt đỉnh
nhưng đến chết vẫn để lại tiếng nhơ… Chính lần đi xứ này đã bồi đắp cho Nguyễn Du
một vốn sống phong phú giúp Nguyễn Du nhận ra bộ mặt thật của bọn quyền quý, của
xã hội phong kiến. Và cũng từ đây, Nguyễn Du đã có dịp thông qua xã hội phong kiến
nhà Thanh mà lớn tiếng ca ngợi những con người trung dũng khí phách, đã kích những
phường gian nịnh, tàn bạo, xót thương cho những con người cùng kiệt khổ, đặc biệt là bên
Page 3
vực, đồng cảm cho những người phụ nữ tài sắc bị vùi dập. Và đặc biệt từ lần đi sứ này đã
tạo cảm hứng để Nguyễn Du sáng tác nên một thi phẩm Truyện Kiều sau này.
Có thể nói để hình thành nên thiên tài Nguyễn Du có rất nhiều yếu tố. Từ gia đình,
quê hương cho đến thời đại.v.v.. Nhưng Thời đại là một trong những nhân tố quan trọng
nhất hình thành nên tư tưởng và tình cảm nhà thơ.
1.1.2. Thời đại
Nguyễn Du đã sống vào thời đại có nhiều biến động trong nhất trong lịch sử xã hội
Việt Nam. Cuối Thế Kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, nguyễn Du cũng như các nhà nho
khác, họ rơi vào sự bế tắc tuyệt vọng. Các nhà nho như Nguyễn Du đã thật sự bế tắc
trong tư tưởng, dao động và hoài nghi trước lý tưởng chính thống. Những lý tưởng

giáo lý phong kiến đã đặt ra cho các nhà nho về lập thân, lập danh, trung quân, ái quốc
chỉ còn là sự ảo tưởng mơ hồ, nó không còn cơ sở để thực hiện.
Mất niềm tin vào triều đình, vào minh chúa phần lớn các nhà nho đã lui về ở ẩn
để giữ gìn khí tiết nhân cách của mình. Nhưng các cuộc khởi nghĩa nhân dân, âm vang

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top