daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyền thoại vốn là một khái niệm được hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Nếu
coi huyền thoại như một hình thức tư duy theo cách nhìn nhận của các nhà nghiên
cứu huyền thoại đương đại thì có lẽ cách huyền thoại hóa trong văn học
hiện đại của thế giới cũng như trong văn học Việt Nam đương đại cần được soi
chiếu từ một góc độ, một ánh sáng khác.
Từ sau Đổi mới 1986, chúng ta chứng kiến sự tái xuất đầy ấn tượng của huyền
thoại trong đời sống văn học nghệ thuật: âm nhạc, điện ảnh, văn học, hội họa,…
Huyền thoại trở thành một chất liệu nghệ thuật không thể thiếu cho các nhà văn
hiện đại trong việc chuyển tải những thông điệp, những vấn đề thiết cốt của cuộc
sống hiện đại. Có thể nói huyền thoại đã khoác lên cho truyện ngắn Việt Nam một
diện mạo mới, một hình hài mới, vừa thấm đẫm vẻ đẹp của các giá trị văn hóa
truyền thống nhưng cũng không mất đi tinh thần của cuộc sống hiện đại. Sự có mặt
của tư duy huyền thoại trong các truyện ngắn Việt Nam đương đại chính là kết quả
của một quá trình tương tác vừa đa dạng vừa nhiều chiều. Đó là sự trở về với những
huyền thoại, những cổ mẫu trong vốn liếng folklore dồi dào của dân tộc; đó là sự
tác động, thâm nhập, thẩm thấu của yếu tố huyền thoại trong văn học Việt Nam qua
một chu kì phát triển dích dắc và mang tính tiệm tiến; và đó còn là sự kế thừa, tiếp
thu những thành tựu của văn học huyền thoại trên thế giới. Có thể kể ra một số nhà
văn tiêu biểu hòa nhịp cùng với chiều tương tác này cũng là những cái tên để lại
nhiều ấn tượng trong dòng truyện ngắn – huyền thoại như Hòa Vang, Tạ Duy Anh,
Võ Thị Hảo, Y Ban, Lê Minh Hà, Lưu Sơn Minh,…Trong số đó, chúng ta không
thể không nhắc tới cái tên Nguyễn Huy Thiệp. Xuất hiện vào giữa những năm tám
mươi của thế kỷ XX, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã lập tức gây được sự chú ý với
người đọc, làm văn đàn lần nữa sôi động sau Nguyễn Minh Châu, và lập tức trở
thành hiện tượng văn học “hai lần lạ”: nội dung lạ, nghệ thuật lạ. Người ta tìm đọc
Nguyễn Huy Thiệp vì rất nhiều lý do: thấy lạ, thấy được giải tỏa ức chế, thấy được
nhìn sâu vào sự thật ở mặt trái, mặt xấu xa của nó.
Nguyễn Huy Thiệp trải nghiệm ngòi bút của mình ở khá nhiều thể loại, song
thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay,
Nguyễn Huy Thiệp đã nhanh chóng gây được những ấn tượng mạnh mẽ cho công
chúng yêu văn học. Mỗi một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ra đời ngay lập
tức trở thành một đề tài nóng cho nhiều cuộc tranh luận, phê bình văn chương.
Người khen có nhiều mà người chê cũng không kém. Các ý kiến đánh giá dù trái
chiều thế nào nhưng không một ai không thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một tài
năng mới lạ. Giáo sư – nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã coi truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp là “giọt vàng ròng ngời sáng”, “là người tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam
vào những năm cuối thế kỷ XX này và hiện đại, phương Đông và toàn nhân loại”
[42, tr. 472]. Có thể nói, hầu hết các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
đều được bao phủ bởi những màn sương mù huyền thoại mông lung, kì ảo đến mức
huyễn hoặc. Trong rất nhiều truyện ngắn của nhà văn chúng ta thấy đều có sự hiện
diện của huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, lịch sử,… Bên cạnh
đó, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn gợi lên trong tâm trí chúng ta những biểu
tượng sâu thẳm trong tín ngưỡng dân gian, trong “kho kí ức tập thể” với những biểu
tượng mang vẻ đẹp của “thiên tính nữ” được lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều nhân
vật, nhiều truyện ngắn của nhà văn. Tuy vậy, huyền thoại trong các sáng tác của nhà
văn chỉ xuất hiện với vai trò một kiểu tư duy len lỏi vào từng chi tiết trong tác phẩm
chứ chưa thể làm thay đổi cấu trúc thể loại.
Bởi vậy luận văn của của chúng tui sẽ đi sâu vào tìm hiểu thi pháp huyền
thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chọn đề tài này, chúng tui muốn chỉ ra
rằng khái niệm huyền thoại không chỉ đơn nghĩa là những câu chuyện kỳ quái,
hoang đường mà nó còn là một kiểu tư duy đã xâm nhập và len lỏi vào đời sống văn
học, tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong nền văn học thế kỷ XX. Đúng như nhà
văn Aitmatốp đã từng nhận định: “Có thể nói rằng khả năng tiềm tàng của huyền
thoại đã nuôi dưỡng nền văn hóa hiện đại. Đó là một thứ mật ngọt của đời sống tinh
thần, của lòng quả cảm và niềm hy vọng của con người” [xem 28].
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về thi pháp huyền thoại hay những yếu tố huyền thoại trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều bài viết rải rác khác nhau trên các báo,
tạp chí, các trang mạng xã hội nhưng tập trung nhiều nhất trong cuốn sách Đi tìm
Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên tổng hợp và biên soạn. Tuy chỉ mang
tính chất sưu tầm, tổng hợp nhưng cuốn sách được coi như chìa khóa gợi mở cho
những ai đã và đang yêu thích văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Hầu hết
những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi phân tích về thi pháp huyền
thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều tập trung vào những khía cạnh
chính như cảm hứng huyền thoại, tính chất giả truyền thuyết, giả cổ tích, giải thiêng
lịch sử và những dấu hiệu cách tân về mặt cấu trúc thể loại. Dưới đây chúng tui xin
tóm lược một số bài viết bàn về vấn đề thi pháp huyền thoại hay những yếu tố
huyền thoại dân gian trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ở những góc độ
khác nhau.
Văn Tâm trong bài Đọc Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra bốn luồng “hơi – tiếng”
cũng chính là bốn nét phong cách đặc thù trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: sắc
độ hiện đại thẫm, cảm hứng huyền thoại mạnh, tính nhiều tầng đa nghĩa cao, tính hệ
thống mở có khẩu độ lớn. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến cảm hứng huyền
thoại mạnh trong những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp: “Sương mù huyền thoại
bao phủ hầu hết những trang sách Nguyễn Huy Thiệp, không những bao phủ dày
đặc trong hai loại truyện huyền thoại (Con gái thủy thần) và cổ tích (Những ngọn
gió Hua Tát), mà còn bập bềnh mờ mịt giữa khá nhiều dòng truyện lịch sử (Kiếm
sắc, Phẩm tiết) và thế sự (Chảy đi sông ơi) [42, tr. 288]. Tác giả nhấn mạnh nhờ bút
pháp huyền thoại mà Nguyễn Huy Thiệp đã “tạo nên những “giấc mơ ban ngày”
của nghệ sĩ, mặc nhiên hỗ trợ độc giả đọc ra một số tín hiệu thuộc miền tinh thần
tiềm ẩn, siêu thức thẳm sâu. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng đã cắt nghĩa một số
huyền thoại và những yếu tố thiên nhiên: đất, nước, núi… như là một dạng của biểu
tượng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top