trung_dinhle81

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về vai trò đặc biệt của loài vật trong sáng tác của Jack London. Chứng minh một thế giới nhân vật loài vật đa dạng và trình bày vị trí của hình tượng chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như cách tái hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Jack London. Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack London
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Jack London (1876 – 1916) là một trong những đại biểu xuất
sắc của nền văn học tiến bộ Hoa Kỳ vào những thập niên cuối của thế kỉ
XIX đầu XX. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng con người của hai thế kỉ
này đã trải qua nhiều biến chuyển phức tạp trong đời sống xã hội nước
Mỹ và để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ. Ông là cây bút thành công
trên nhiều thể loại với hơn 50 tập sách, bao gồm 22 tiểu thuyết, 3 vở
kịch, 153 truyện ngắn và hàng trăm bài báo. Tác phẩm của Jack London
được dịch ra nhiều thứ tiếng và có mặt ở Việt Nam vào những năm sáu
mươi của thế kỉ XX. Mặc dù được nhiều bạn đọc yêu mến nhưng cho
đến nay các công trình nghiên cứu về Jack London vẫn chưa được quan
tâm đúng mực, chỉ với một luận án, vài luận văn và một số công trình
nghiên cứu, chừng đó chưa thể khám phá hết giá trị tác phẩm của Jack
London cũng như chưa tương xứng với sự đóng góp của nhà văn cho nền
văn học thế giới.
1.2. Trong tiểu thuyết của Jack London thì Nanh trắng và Tiếng
gọi nơi hoang dã là hai tác phẩm tiểu biểu cho hình tượng loài vật. Việc
đưa các con vật vào chuyện kể không còn là mảnh đất mới mẻ đối với
nhà văn và bạn đọc. Nhưng từ khi sinh mệnh của những con chó sói
trong mỗi cuốn truyện của Jack London ra đời đã thu hút, say mê với
bất cứ ai yêu mến văn học. Và người ta không thể không tìm hiểu về
những gì đã hấp dẫn họ. Tuy nhiên việc chúng tui lựa chọn hình tượng
loài vật trong tác phẩm của Jack London làm cơ sở nghiên cứu đề tài
chủ yếu xuất phát từ những lí do sau:
Thức nhất, so sánh với các nhà văn trước đó, với những cây bút
cùng thời và tại thời điểm này thì Jack London vẫn là một nhà văn xuất
6
sắc đã xây dựng được hình tượng chó sói gắn liền với tên tuổi của
mình. Thứ hai, chúng ta không thể phủ nhận rằng đã có những quan
niệm, những cách tân mới mẻ từ các câu chuyện về loài vật của Jack
London. Nhà văn không chỉ qua những con sói để tái hiện đời sống con
người mà quan trọng hơn, ông đã hướng ngòi bút vào chiều sâu tâm lí,
để nhân vật là những con vật trở thành một thực thể sống động, biết
lắng nghe, cảm nhận cuộc đời.
Bên cạnh đó, trên văn đàn nghệ thuật thế giới những năm gần đây,
mảng đề tài về loài vật đã trở nên vắng bóng, thay vào đó là xu hướng
khai thác đời sống, chiều sâu tâm tư con người, đáp ứng thị hiếu của độc
giả. Với đề tài: “Loài vật trong tiểu thuyết Nanh trắng và Tiếng gọi nơi
hoang dã của Jack London”, chúng tui mong muốn góp tiếng nói đánh
thức mảng văn học dường như đang đi vào quên lãng.
1.3. Văn học với chức năng tái hiện hình tượng con người ở các
chiều kích đa dạng, phức tạp đã khó, xây dựng được một hình tượng loài
vật mà không sa vào mô phỏng, ngụ ngôn hóa còn là thách thức khó
nhọc hơn được đặt ra đối với mỗi nhà văn. Jack London với những con
sói lai của mình đã thể hiện sự am hiểu, óc quan sát tuyệt vời về thế giới
loài vật. Ngòi bút tài năng này một mặt mở ra những mảng kiến thức
rộng lớn về khoa học xã hội, triết học, sinh học, phân tâm học; mặt khác
lại đem đến cho độc giả những trăn trở, suy nghẫm khôn nguôi trước
hiện thực đời sống. Ngoài hai cuốn tiểu thuyết được đưa ra khảo sát
trong luận văn, loài vật còn là biểu tượng nghệ thuật trở đi trở lại trong
nhiều tác phẩm khác của Jack London như: Tình yêu cuộc sống, Bartard,
Huski, Gót sắt, Con trai của sói… Nó là kết quả của một cuộc đời nhiều
biến động, phiêu lưu, là những trải nghiệm sâu sắc và nghiệt ngã trên
những vùng đất ông đã đi qua.

1.4. Vì những con sói mang một ý nghĩa đặc biệt và xuất hiện xuyên
suốt trong nhiều sáng tác của nhà văn nên khi nghiên cứu đề tài, chúng
tui hướng tới việc làm sáng tỏ một số vấn đề có tính khoa học như: loài
vật được Jack London lựa chọn, tái hiện như thế nào? Chiều sâu tư tưởng
cũng như các đặc trưng nghệ thuật ẩn chứa trong mỗi hình tượng nhân
vật. Nhiều năm qua, tác phẩm của Jack Lonndon đã được chọn giảng ở
một số trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Nghiên cứu đề tài này sẽ
có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đối với
mỗi giáo viên.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tác phẩm của Jack London được dịch và giới thiệu vào Việt Nam từ
những thập niên sáu mươi của thế kỉ trước. Các tài liệu mà chúng tui hiện
có cho thấy sáng tác của ông được quan tâm từ rất sớm. Nhất là những năm
gần đây, các chuyên luận, luận án, luận văn thạc thạc sĩ về Jack London
xuất hiện ngày càng nhiều.
2.1. Phần tiếng Việt
Trong sáng tác của Jack London, số lượng tác phẩm sử dụng hình
tượng loài vật chiếm số lượng lớn, bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết.
Tuy nhiên, mảng tài liệu nghiên cứu về hình tượng này chưa thống nhất, có
chăng mới chỉ xuất hiện rải rác ở một số công trình nghiên cứu tổng hợp về
ông. Chúng tui điểm qua một số bài viết trong nước có liên quan đến hình
tượng loài vật trong sáng tác của Jack London.
Tác giả Đỗ Đức Dục với bài viết Giấc mơ đầu thế kỉ của Jack London,
đã trở thành người đi đầu gợi mở thế giới nghệ thuật của J. London. Tác giả
đã khẳng định J. London là Gorki của nước Mỹ và chỉ rõ đặc trưng trong
phong cách của nhà văn là luôn nhấn mạnh vào mặt tàn khốc của cuộc đời,
của xã hội con người với những quy luật của thú dữ, của rừng hoang.

Nghiên cứu về văn học Mỹ với nhiều công trình lớn phải kể đến tác
giả Lê Đình Cúc với cuốn: Tác gia văn học Mỹ thế kỉ XVIII – XX. Trong
công trình này, nhà nghiên cứu có đề cập tới mảng đề tài thiên nhiên, loài
vật ở các sáng tác của Jack London qua sự so sánh với các tác phẩm của
các nhà văn khác. Đồng thời ông cũng bàn đến nét tương đồng và sáng tạo
giữa tác phẩm của J. London với thể loại ngụ ngôn.
Xét một cách toàn diện thì các mảng tài liệu ban đầu này chỉ mới tập
trung khái quát và giới thiệu về Jack London ở cuộc đời, con người, tư
tưởng và văn nghiệp. Tuy nhiên, chúng tui vẫn cố gắng chắt lọc từ tiền đề
chung, tạo cơ sở để lí giải thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Từ các nguồn tài liệu “chìa khóa” ấy, tác giả Lê Huy Bắc đã kế tục và
cho ra đời nhiều bài viết, công trình mang tính chuyên sâu và có hệ thống
về Jack London. Trong cuốn Văn học Mỹ, ngoài phần khái quát, giới thiệu
về một số các tác gia khác, Lê Huy Bắc đã dành hơn một trăm trang sách
viết về Jack London. Tác giả không chỉ cung cấp một cái nhìn toàn diện về
con người cuộc đời văn nghiệp mà còn đi sâu phân tích các vấn đề nổi cộm
trong thế giới nghệ thuật của Jack London như: nghệ thuật xây dựng xung
đột, dấu vết ngụ ngôn trong sáng tác của London. Ngoài ra tác giả cũng đã
phân tích bình luận khá trọn vẹn về tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (The
call of the wild). Những kiến giải của Lê Huy Bắc quả thực đã gợi mở
nhiều vấn đề đối với những ai đang quan tâm tới J. London.
Liên quan đến đề tài, bài viết Nhân vật và người kể chuyện trong
“Tiếng gọi nơi hoang dã” của Đào Duy Hiệp đã hướng đến khía cạnh
trọng tâm mà chúng tui đang nghiên cứu. Bài viết gọn, cô đọng, đi thẳng
vào vấn đề đã là phong cách đặc trưng của Đào Duy Hiệp. Trong phần đầu,
tác giả hình dung về cuộc phiêu lưu của Buck song đáng kể là ở phần sau
với “người kể chuyện và vấn đề điểm nhìn”, người viết xác định ngôi kể,

sự luân chuyển linh động điểm nhìn và tác dụng của nó đối với việc tái hiện
chiều sâu tâm lí nhân vật.
Ngoài những mảng trên, loài vật trong sáng tác của J. London còn được
đề cập đến ở các luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp. Nổi bật nhất
là luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Anh với đề tài Thiên nhiên đặc
trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London. Nhìn chung, ở bài viết này,
tác giả Kim Anh đã nhóm thiên nhiên vào ba điểm: Những con chó sói, con
người hoang dã và không gian hoang sơ. Công trình có sự đầu tư công phu và
bao quát được nhiều vấn đề song tác giả chỉ mới dừng lại ở những biểu hiện
mà chưa đi vào giải mã chiều sâu nghệ thuật của các biểu hiện trên.
Tác giả Bùi Văn Thanh với luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật vùng
Klondike của Jack London đã bước đầu chỉ ra một số đặc điểm của mỗi loại
nhân vật và thoáng qua nghệ thuật mô tả tâm lí. Ngoài ra còn có khóa luận
tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Ngân Hà đề cập trực tiếp đến thế giới hình
tượng loài vật với đề tài Nhân vật loài vật trong một số tác phẩm của Jack
London. Tuy chạm đến khía cạnh hình tượng loài vật song các công trình
trên chủ yếu khảo sát ở toàn bộ các sáng tác của J. London và khai thác ở
biểu hiện bề ngoài mà chưa chú tâm đến chiều sâu tư tưởng, hiệu quả nghệ
thuật của hình tượng này trong hai cuốn tiểu thuyết lớn Tiếng gọi nơi
hoang dã và Nanh trắng.
Qua lược thuật, có thể thấy vấn đề hình tượng loài vật trong sáng tác
của Jack London được đề cập đến nhiều song những nhận định về chúng
chủ yếu được kết hợp khi bàn đến các phượng diện khác trong sáng tác của
J. London. Do đó bên cạnh những công trình cụ thể trên, chúng tui còn
tham khảo một số bài giới thiệu ngắn gọn trong các tập truyện, các tiểu
thuyết, các công trình nghiên cứu dẫn nhập lí luận, các tài liệu liên quan
đến văn học Mỹ.




Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top