qthai_drt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học nghệ thuật, nhân loại đã chứng kiến bao sự vận
động phát triển, từ manh nha đến lúc cực thịnh rồi thoái trào của chủ nghĩa
lãng mạn (romanticism) chủ nghĩa cổ điển (classicism)… Chủ nghĩa hiện
đại (modernism) rồi đến hậu hiện đại (postmodernism) vẫn đang tiếp tục là
những giai điệu mạnh mẽ trong bản giao hưởng văn học thế kỉ XX và đầu
thế kỉ XXI. Không chỉ đặt vấn đề xem lại quan niệm về hiện thực đời sống,
quan niệm về con người hậu hiện đại còn góp phần tạo ra những lý thuyết
mới, những hệ thống thi pháp mới, những cách đọc mới. Một trong số đó
chính là Liên văn bản (intertextuality).
Không phải đến hậu hiện đại, khái niệm liên văn bản mới xuất hiện,
nhưng ở hậu hiện đại liên văn bản đã mang diện mạo và nội hàm mới. Nó
trở thành một cách đọc, một phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương
về cả nội dung lẫn nghệ thuật, sâu xa hơn nữa là về lịch sử, thời đại, xã
hội, phông văn hóa của tác giả cũng như vùng miền nơi tác phẩm thuộc về.
Thậm chí, khái niệm liên văn bản còn làm thay đổi cả nội hàm của khái
niệm văn bản: không có một văn bản nào không phải là một liên văn bản
và ngược lại, liên văn bản nào cũng tồn tại như một văn bản.
1.2 Cuộc chiến tranh với quân đội Mỹ đã lùi xa gần bốn mươi năm,
nhưng nỗi đau để lại cho người dân ở cả hai bờ chiến tuyến vẫn hiện hữu
như nó chỉ mới rời đi ngày hôm qua. Những câu chuyện từ “phía bên kia”
kể những truyện chân thực về chiến tranh, về những nỗi ám ảnh, hối hận,
sợ hãi… của người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã không còn hiếm
hoi. Trong số đó, The things they carried – Những thứ họ mang của Tim
O‟Brien được đánh giá là một trong những tác phẩm văn chương hậu hiện
đại hay nhất về chiến tranh Việt Nam, được coi là Nỗi buồn chiến tranh
phiên bản Mỹ. Tác giả là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và
như lời Thống tướng Douglas Mac Arthur của quân đội Hoa Kỳ: “The
soldier above all other prays for peace, for it is the soldier who must suffer
and bear the deepest wounds and scar of war” – “Người lính là người cầu
nguyện cho hòa bình nhiều hơn bất cứ ai, bởi chính người lính là người
phải chịu đựng và mang những vết thương và sẹo chiến tranh nặng nề
nhất”. Được in hoàn chỉnh năm 1990, nhưng trong số hai mươi hai tác
phẩm của toàn tập truyện, có mười truyện được in rải rác từ năm 1977 đến
năm 1986 và đã đem lại cho Tim O‟Brien rất nhiều giải thưởng quan trọng
về truyện ngắn.
Không đơn giản tái hiện lại không gian cuộc chiến với bao góc khuất,
tường thuật lại những sự thật xảy ra trong chiến tranh, Những thứ họ mang
đưa tới sự mới mẻ với những sáng tạo bút pháp mang tính thẩm mỹ hậu
hiện đại. Văn bản dường như được dệt nên bằng những tấm mạng chằng
chịt, chồng chéo của sự thật, hư cấu, tưởng tượng, đan cài nhiều thể loại.
Người đọc muốn thưởng thức chúng cần có cách đọc hợp lý, và một trong
số đó là áp dụng cách tiếp cận liên văn bản.
Bởi những lý do trên, chúng tui chọn vấn đề “Liên văn bản trong
Những thứ họ mang của Tim O’Brien” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ
của mình. Trên cơ sở lý luận về liên văn bản, chúng tui mong muốn đóng
góp một cách tiếp cận mới với câu chuyện “đầy sức mạnh, một chứng nhân
gây xúc động về các trải nghiệm của một đại đội bộ binh tại Việt Nam đầy
khơi gợi và ám ảnh”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Theo Rjanskaya trong Liên văn bản – sự xuất hiện của lịch sử và
lý thuyết của vấn đề (Ngân Xuyên dịch) thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên
xuất hiện trong một tham luận của Kristeva nói về sáng tác của Bakhtin,
đọc tại hội thảo do R.Barthes chủ trì năm 1966. Mùa xuân năm 1967, tham
luận được công bố dưới dạng một bài báo đăng trên tạp chí Critique (Phê
bình) với nhan đề: Bakhtin, le mot, le dialogue et le roman – Bakhtin, lời
nói, đối thoại và tiểu thuyết.
Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm này có thể hiểu là “sự tương tác của
các văn bản”, nhưng tùy vào lập trường nghiên cứu của các nhà khoa học
mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi, cách hiểu về thuật ngữ này có
thể phân thành ba cách:
Thứ nhất, Liên văn bản như một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn,
ám chỉ, bình giải, nhại, vay mượn), cách hiểu này đòi hỏi sự hiện diện của
văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó.
Nếu hiểu liên văn bản theo cách này, thì liên văn bản đã tồn tại trong văn
học Việt Nam từ thời trung đại, với việc trích dẫn các điển cố, điển tích
trong các tác phẩm, ý nghĩa của các điển cố điển tích này thường không
thay đổi.
Thứ hai, liên văn bản được hiểu như một thuộc tính bản thể của văn
bản. theo Barthes thì mọi văn bản đều là một liên văn bản với một văn bản
khác. Điều đó nghĩa là liên văn bản được nhận định như là sự xóa nhòa
ranh giới giữa các văn bản của tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn học cá
nhân và văn bản vĩ mô truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và
loại hình khác nhau, giữa văn bản và độc giả, giữa văn bản và hiện thực.
Với ý nghĩa này, liên văn bản phản ánh một quy luật khách quan trong sự

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top