Link tải miễn phí Luận văn:Người kể chuyện xưng "Tôi" trong Gatsby vĩ đại
Nhà xuất bản:ĐHKHXH & NV
Ngày:2011
Chủ đề:Fitzgerald, F. Scott, 1896- 1940
Văn học Mỹ
Tiểu thuyết
Nghiên cứu văn học
Miêu tả:103 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Người kể chuyện là một phương diện không thể thiếu trong lý thuyết tự sự, khi người kể chuyện xuất hiện thì hành vi kể mới bắt đầu. W.Kayser cho rằng: “Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể chuyện là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận”, thông qua người kể chuyện mà tác giả đưa được câu chuyện của mình đến độc giả. Song người kể chuyện không chỉ đơn thuần làm cầu nối như vậy mà còn tham gia vào kết cấu của tác phẩm, dễ nhận thấy nhất là ở cốt truyện, nên Todorov coi “người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu”. Trong thế giới hư cấu ấy, người kể chuyện mang mối liên hệ với nhân vật, sự kiện và thời gian sự kiện, thậm chí anh ta giữ vai trò “cắt nghĩa những sự việc xảy ra”. Nhằm làm rõ vai trò quan trọng của người kể chuyện, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1. Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện. Chương 2. Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm. Chương 3. Người kể chuyện xưng “tôi” và thời gian sự kiện
1. Lý do chọn đề tài
F. Scott Fitzgerald (1896- 1940) là một trong những nhà văn Mỹ lớn
nhất thế kỷ XX. Sinh thời ông viết nhiều truyện ngắn và bốn cuốn tiểu
thuyết: This Side of Paradise, The Beauty and Damned, The Great Gatsby
và Tender is the Night. The Great Gatsby sau này đã trở thành “kinh điển”
(dù không đem lại tiền bạc, danh tiếng cho nhà văn như cuốn This Side of
Paradise), nó được chuyển thể thành phim, được đưa vào giảng dạy tại các
trường phổ thông, đại học nhiều quốc gia trên thế giới.
dáng F. Scott Fitzgerald
Khi viết The Great Gatsby, Fitzgerald rất phân vân giữa hàng loạt tựa
đề: Gatsby; Among Ash-Heaps and Millionaires; Trimalchio; Trimalchio in
West Egg; On the Road to West Egg; Under the Red, White and Blue; Gold
Hatted Gatsby và The High-Bouncing Lover. Ban đầu, ông nghiêng về tựa
đề Trimalchio, vốn là tên một nô lệ trong cuốn Satyricon của tác giả La Mã
cổ đại Petronius. Song khác với nhân vật chính của Fitzgerald, sau khi phất
lên, Trimalchio tỏ ra mê say những tiệc tùng bê tha do y khởi xướng. Nhà
văn chuyển sang cái tên Gatsby nhưng không hiểu vì lẽ gì, ngày 7/11/1924,
ông gửi thư cho một người bạn là Perkins để tuyên bố: “tui vừa quyết định
đặt tên cuốn sách là Trimalchio ở West Egg”. Perkins nhận xét rằng nó quá
trừu tượng. Vợ Fitzgerald và Perkins đều ủng hộ tựa đề The Great Gatsby.
Một tháng trước ngày xuất bản, tác giả đề nghị đổi nó thành Trimalchio or
Gold-Hatted Gatsby nhưng bạn ông phản đối. Vào ngày 19/3, Fitzgerald
tiếp tục yêu cầu đặt tên sách là Under the Red, White and Blue song không
kịp. The Great Gatsby ra mắt công chúng ngày 10/4/1925 mà theo lời nhà
văn thì “cái tựa này chỉ thường thường bậc trung thôi”. Có lẽ ông cũng
không ngờ cuốn sách với “cái tựa thường thường bậc trung” đó sẽ được tôn
vinh là kiệt tác.
Mặc dù nhà xuất bản Modern Library xếp The Great Gatsby trong danh
sách 100 Tiểu Thuyết Hay Nhất Thế Kỷ XX, còn tạp chí Time đã bình chọn
nó vào 100 Tiểu Thuyết Hay Nhất bằng Tiếng Anh từ 1923 đến 2005
nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn xuất hiện khá lặng lẽ ở nước ta. Mãi tới khi một
tác phẩm best seller của Nhật là Rừng Nauy ra mắt công chúng Việt Nam,
trong đó trân trọng nhắc tới The Great Gatsby thì nó mới được quan tâm.
Nhân vật Nagasawa quan niệm không đọc một tác phẩm nếu tác giả chưa
chết ba mươi năm, song khi Toru phản bác “Fitzgerald mới chết được hai
mươi tám năm” anh ta đáp: “Thì đã sao? Hai năm ư? Với Fitzgerald tính
thêm lên thế được rồi”. Đối với Gatsby, anh ta khẳng định “bất kỳ người
bạn nào của Gatsby cũng là bạn của tôi”.
Dù tại Việt Nam, cuốn tiểu thuyết đã được đón đọc nhiều hơn song số
lượng bài giới thiệu, nghiên cứu The Great Gatsby, đặc biệt là về người kể
chuyện vẫn ít ỏi. Chính vì vậy chúng tui lựa chọn đề tài: Người kể chuyện
xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại với hi vọng tìm hiểu “niềm tự hào” của nền
văn học Mỹ nói chung và vấn đề người kể chuyện nói riêng.
Về mặt lí luận, từ việc vận dụng lí thuyết trần thuật học cùng một số
quan điểm thi pháp học và cấu trúc văn bản trong quá trình tìm hiểu The
Great Gatsby, người làm luận văn hi vọng chứng tỏ được hiệu quả của
những lí thuyết đó đối với một tác phẩm cụ thể. Về mặt thực tiễn, người
làm luận văn mong muốn góp phần nhỏ giới thiệu The Great Gatsby tới
độc giả Việt Nam cũng như đóng góp một cách đọc cuốn sách.
2. Lịch sử vấn đề
Thế giới có rất nhiều bài giới thiệu, nghiên cứu The Great Gatsby đăng
trên các tạp chí, báo, website, sách hay từ điển. Tuy nhiên, đa phần chúng
chưa được tập hợp, dịch thuật và công bố ở Việt Nam. Thêm nữa, khi tiếp
cận với những tài liệu từ internet, chúng tui đã gặp khó khăn trong việc xác
định nguồn gốc. Dưới đây là một số tài liệu liên quan tới The Great Gatsby
mà chúng tui tin tưởng vào bản quyền, nguồn gốc.
- Tom Quirk, Fitzgerald and Cather: The Great Gatsby, Duke University
Press, 1982.
- Matthew Joseph Bruccoli (editor), New Essays on The Great Gatsby,
Cambridge University Press, 1985.
- Kathleen Parkinson, The Great Gastby, Penguin Books, 1987.
- Peter Conn, Literature in America – An Illustrated History, Cambridge
University Press, 1989.
- Bryant Mangum, The Great Gatsby, Encyclopedia of the Novel, Fitzroy -
Dearborn Publisher, 1998.
- Frederick C. Millett, Analysis: The Great Gatsby, Michigan State
University‟s website, 1998.
- Jonathan Yardly, Gatsby: The Greatest of Them All, The Washington
Post, 2000.
- Ruth Prigozy (editor), The Cambridge Companion to F. Scott Fitzgerald,
Cambridge University Press, 2002.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top