Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………… 2
3. Mục đích nghiên cứu………………………………............................ 12
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………..……………….…... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………...…... 12
6. Cấu trúc luận văn…………………………………………………..... 13
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ HẬU HIỆN ĐẠI – DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG VĂN CHƢƠNG VIỆT NAM………………………………………...14
1.1 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại……………………………..…… 14
1.1.1 Lai lịch thuật ngữ hậu hiện đại………………………………..….. 14
1.1.2 Các tƣ tƣởng cơ bản và đặc điểm sáng tác hậu hiện đại trong văn
chƣơng……….……………………………..………………………………………...17
1.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam……………….……. 28
1.2.1 Điều kiện hậu hiện đại trong văn hóa – nghệ thuật Việt Nam……..…….. 28
1.2.2Dấu hiệu hậu hiện đại trong đời sống văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại….. 31
Chƣơng 2: TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN – SỰ THAY ĐỔI KHUNG TỰ SỰ
TRUYỀN THỐNG…………………………………………………………..… 39
2.1 Cốt truyện phân rã…….…………………………………………….. 39
2.1.1 Cốt truyện mảnh vỡ……….……………………………………….. 39
2.1.2 Cốt truyện “mất tích” ……………………………………………. 46
2.2 Nhân vật – truy tìm bản thể ý nghĩa cá nhân ………………….…...50
2.2.1 Cái tui cô đơn giữa hiện thực thậm phồn……………………………..50
2.2.2 Nhân vật – phi nhân vật…………………………………………. .56
Chƣơng 3: TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN – NHẠI VĂN VÀ PHỨC HỢP THỂ
LOẠI……………………………………………………………………………. 66
3.1 Nhại văn………………………………………………………………..66
3.1.1 Nhại tự truyện của Duras……………………………………….....66
3.1.2 Nhại tiểu thuyết trinh thám……………………………………….. 73
3.2 Phức hợp thể loại……………………………………………………..81
3.2.1 Tiểu thuyết trong tiểu thuyết………………………………………. 81
3.2.2 Báo chí trong tiểu thuyết…………………………………………..86
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism) là khái niệm đang ngày càng
phổ biến trên toàn thế giới. Như một sự phản biện chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu
hiện đại xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XX ở châu Âu với tư cách là một trào lưu văn
hóa và xác lập một hệ chuẩn tư duy mới trên nhiều lĩnh vực: triết học, văn hóa, giáo
dục, văn chương, hội họa, âm nhạc… Được sản sinh và phát triển trên mảnh đất Âu
Mĩ, chủ nghĩa hậu hiện đại đã chứng tỏ tính ưu việt của nó khi xâm nhập vào các
nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… rồi ngày càng lan rộng
khắp thế giới. Có thể nói, trong hơn 50 năm qua, chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành
“tài sản chung” của nhân loại. Nó thẩm thấu rất sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm, nếp sống
của các quốc gia, các dân tộc và vẫn đang được tái tạo liên tục, phản biện liên tục.
Trên lĩnh vực văn học, Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu phát triển
mạnh mẽ với các tên tuổi lớn như Umberto Eco, Louis Borge, Italo Calvino…, nó
đem lại hương sắc mới, sự cách tân mới mẻ trên các phương diện nội dung và hình
thức.
1.2 Trong bối cảnh hội nhập thế giới trên nhiều mặt, đặc biệt về văn hóa, văn
học Việt Nam đã và đang có những chuyển động để hòa nhập với không khí chung
này như một vận động tất yếu của sự phát triển. Hành trình này buộc văn học Việt
Nam có nhu cầu và phải học hỏi những kinh nghiệm nghệ thuật mới của nhân loại
để tồn tại và phát triển. Không khí dân chủ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học
hỏi, tìm tòi và tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó có Chủ nghĩa hậu
hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng được coi là một trong những công cụ để góp
phần giải mã những quy luật vận động của những hiện tượng văn học Việt Nam
đương đại.
1.3 Cùng với những tên tuổi khác, Thuận thuộc vào bộ phận thế hệ nhà văn
mới, giàu tiềm năng sáng tạo, dồi dào bút lực và sẵn sàng chịu mạo hiểm để cách
tân. Gây “xôn xao” bằng việc cho ra đời liên tiếp 5 cuốn tiểu thuyết: Made in Việt
Nam (2003); Chinatown (2005), Paris 11 tháng 8 (2005); T mất tích (2007) và
gần đây nhất là VânVy (2009), Thuận đã chứng minh được sức viết dồi dào của
một cây bút dũng cảm và quyết liệt trong việc làm mới văn chương cũng như làm
mới chính mình. Bằng chính những nỗ lực cách tân về kỹ thuật tự sự, quan niệm
nghệ thuật mới mẻ về con người và cuộc đời, Thuận dã dần định hình cho mình
một phong cách tiểu thuyết ấn tượng. Cho dù cô chưa bao giờ tuyên ngôn mình
viết theo trào lưu hay chủ nghĩa nào, nhưng rõ ràng, với những gì cô thể hiện trong
tác phẩm của mình, Thuận đã xuất hiện với tư cách là một nhà văn hậu hiện đại.
Xuất phát từ mong muốn bước đầu tìm hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại và
những dấu ấn của nó thể hiện qua các sáng tác của Thuận, để nhằm nhận diện một
trào lưu lớn đang góp phần làm biến đổi diện mạo Văn học Việt Nam đương đại,
chúng tui mạnh dạn chọn đề tài Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết
của nhà văn Thuận.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Về tình hình dịch thuật và nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại
Tại Việt Nam, thuật ngữ “hậu hiện đại” lần đầu tiên xuất hiện trong bản dịch
của Nguyễn Trung Đức đăng trên Tạp chí Văn học số 5, năm 1991 có tên là Vài
suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của Antonio Blach.
Sau đó, các tạp chí Văn học, Nhà văn, Văn học nước ngoài, Thông tin Khoa
học xã hội đã in một số bài giới thiệu hay dịch thuật về Chủ nghĩa hậu hiện đại.
Có thể kể đến như Sự suy tàn của phong trào tiền phong nghệ thuật hậu hiện đại
(tác giả Luc Ferry, Tạp chí khoa học xã hội, số 2/1995, dịch giả Nguyễn Văn Dân);
Về chủ nghĩa hậu hiện đại (John Verhaar, tạp chí Văn học, số 5/1997); Chủ
nghĩa hậu hiện đại cuả tác giả Phương Lựu trên tạp chí Nhà văn số 7/2000… Năm
2003, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đông Tây tập hợp và tuyển
chọn các bản dịch và bài nghiên cứu của các dịch giả và tác giả trong nước cũng
như hải ngoại để in thành cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý
thuyết (Lại Nguyên Ân, Đoàn Từ Huyến biên soạn). Cho đến nay, đây vẫn là
chuyên luận lý thuyết hậu hiện đại dày dặn nhất ở Việt Nam. Đúng như lời giới
thiệu của tác giả: Cuốn sách bước đầu giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới, tập hợp những bài viết của các tác giả
trong và ngoài nước đề cập đến các khía cạnh lý thuyết của một trào lưu rộng lớn
và có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn nghệ thế giới ngày nay” [60;5]. Nhà
xuất bản Hội nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đông Tây cũng in kèm tuyển tập
Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (Lê Huy Bắc tuyển chọn) với mục đích giới
thiệu với bạn đọc thực tiễn sáng tác để kiểm chứng lý thuyết.
Giáo trình Lý luận văn học – tập 3, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành
(2006) của tập thể tác giả Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến cũng dành
một chương để nói về chủ nghĩa hậu hiện đại. Bên cạnh việc giới thiệu sự ra đời
của chủ nghĩa hậu hiện đại, các tác giả còn tập trung làm rõ sự khác biệt của chủ
nghĩa hậu hiện đại và hiện đại, đồng thời chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của phòng
trào sáng tác hấp dẫn và mới mẻ này.
Ở hải ngoại, trên Tạp chí Thơ, có một số bản dịch của Phan Tấn Hải như
Giới thiệu thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ của Paul Hoover (số 11/1997); Chủ nghĩa
hậu hiện đại và văn chương của Steven Connor (số 12/1998); Giới thiệu tiểu
thuyết hậu hiện đại Hoa Kỳ trích từ cuốn Postmodern American Fiction: A
Norton Anthology (số 14/1998). Trên tạp chí Việt số 5 (đầu năm 2000), có bài tiểu
luận Viết, từ hiện đại đến hậu hiện đại của Hoàng Ngọc Tuấn.
Cũng ở Hoa Kỳ, cuốn Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn hiện đại (NXB Văn
nghệ, 2000) của nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc và cuốn Văn học hiện đại và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top