fuck_me

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Đình Tú trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Khái quát chung về tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam đương đại; tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trình bày cuộc sống và con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú: những mảng sáng và những góc khuất trong cuộc sống đời thường. Giới thiệu cách biểu hiện trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú về: nghệ thuật kết cấu, các kiểu tổ chức cốt truyện, điểm nhìn trần thuật, các thủ pháp nghệ thuật
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kéo theo nhiều thay đổi
trong đời sống con người. Đó cũng là lúc người ta “không tìm được sự tĩnh lặng
của cuộc sống và tâm hồn trong mỗi âm thanh tích tắc của chiếc đồng hồ thời đại”
[28, 61]. Trước sự thay đổi ấy, văn học cũng tìm cho mình khúc ngoặt mới để có
thể bắt nhịp, chuyển tải được cái phức tạp đó. Không ít nhà văn đã lựa chọn tiểu
thuyết làm phương tiện “thám hiểm cuộc sống”. Điều này không phải ngẫu nhiên,
bởi tiểu thuyết bản thân nó đã là “hiện thân của cái phức tạp, cái đa dạng và phong
phú” [46, tr. 103].
Tiểu thuyết đương đại đánh dấu bằng một loạt các tên tuổi như: Phạm Thị
Hoài, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh
Thái, Tạ Duy Anh… Với các tiểu thuyết xuất sắc của mình, họ đã làm nên những
bước chuyển mạnh mẽ trong đời sống tiểu thuyết Việt Nam. Tiếp bước thế hệ đi
trước, các cây bút tiểu thuyết hàng ngày vẫn không ngừng thể nghiệm, khám phá,
tìm tòi những hướng đi mới cho tiểu thuyết. Và người yêu văn học không khỏi băn
khoăn: sau thế hệ “vàng” ấy là sự hiện diện của những tác gia nào? Sự xuất hiện
của họ sẽ đưa tiểu thuyết đi đến đâu?
Năm 2002, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự ra mắt của cây bút trẻ Nguyễn
Đình Tú với tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù gây được không ít tiếng vang. Lúc
đó Nguyễn Đình Tú 28 tuổi và đây mới chỉ là bước mở đầu cho sự thể nghiệm toàn
diện của anh. Những tiểu thuyết tiếp theo như Bên dòng Sầu Diện (2005), đặc biệt
là qua ba cuốn tiểu thuyết được trình làng liên tiếp trong ba năm: Nháp (2008),
Phiên bản (2009), Kín (2010), người đọc thực sự thấy được khả năng sáng tác tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú. Nhà văn trẻ dường như đang cố gắng viết tên tuổi của
mình vào làng tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sau ba cuốn tiểu thuyết, với những
tiếng vang không nhỏ, tác giả đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình.
Ma Văn Kháng- “nhà tiểu thuyết lực lưỡng” đã không kiệm lời khi nói rằng: “cây
bút Nguyễn Đình Tú, một triển vọng đầy hứa hẹn của văn xuôi hiện nay” [17, tr.9].
Có thể nói, sự xuất hiện và những đóng góp trong tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú trong thời gian qua là điều không thể phủ nhận nhưng thực tế tiểu thuyết của
nhà văn vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Xung quanh việc nghiên
cứu Nguyễn Đình Tú luôn có những dòng đánh giá trái chiều, những nhận xét khen
chê mang đậm chất cảm tính, chủ quan.
Chọn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú làm đối tượng của đề tài nghiên cứu,
trước hết xuất phát từ mối quan tâm với tiểu thuyết đương đại. Từ mối quan tâm
này, chúng tui muốn chú ý đến một đối tượng tiêu biểu với hy vọng thông qua đó
để có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung.
Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tui mong muốn tìm
ra những nét mới trong nội dung và nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết của nhà văn về
tất cả các mặt như: Từ phương diện thể hiện con người ở những mảng sáng và góc
tối của cuộc sống đời thường đến nghệ thuật kết cấu, tổ chức cốt truyện, điểm nhìn
trần thuật và các thủ pháp nghệ thuật…, để từ đó ghi nhận vị trí cũng như những
nỗ lực đóng góp của tác giả trong đời sống thể loại nói riêng và văn học đương đại
nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến tiểu thuyết là nói đến một thể loại bám sát cuộc sống ở thì hiện tại
của nó. Trong thời đại ngày nay sự nóng hổi của các sự kiện cuộc sống và tính kịp
thời của những điều được miêu tả trong tiểu thuyết là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Chính sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt qui luật phản ánh hiện thực này, các tác
phẩm của Nguyễn Đình Tú ngay từ khi ra đời đã thu hút được sự quan tâm chú ý
của bạn đọc và giới phê bình văn học.
Khuất Quang Thụy trong Một khái niệm mới về tiểu thuyết từ Hồ sơ một tử
tù đã nhận định: “Nguyễn Đình Tú đã thành công khi tạo ra được cho mình một
cách tiếp cận hiện thực khá mới mẻ và một lối kể chuyện có sức cuốn hút. Ít nhất
khi đọc cuốn sách này, chúng ta cũng bị lay động và buộc phải suy nghĩ một cách
nghiêm túc hơn, ít phiến diện hơn về một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm
nay. Đó chính là sự khởi đầu tốt đối với một nhà tiểu thuyết. Và sau 8 năm ra đời,
Hồ sơ một tử tù cũng đã khẳng định được sức sống riêng của nó với bốn lần tái
bản, một lần làm phim, hai lần vinh danh giải thưởng lớn của Bộ Công an. 8 năm
ấy Nguyễn Đình Tú cũng đã chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của mình” [36, tr. 3].
Chu Lai nói về tiểu thuyết Nháp : “Đó là một bút pháp táo tợn và dịu dàng.
Và hơi giật mình. Mới ngày nào giọng văn hơi văn còn hiền hòa, nền nã, lãng mạn
dường kia mà giờ đây đã dám phá phách, đáo để, không né tránh bất cứ thứ gì mà
cuộc sống khuất lấp và ngổn ngang đang phô bày ra kia. Nói gọn lại là một bút
pháp táo tợn và dịu dàng… Tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất như một dòng tâm
tình nhưng càng vào sâu càng xuất hiện những ngôi khác như thể không sử dụng thì
nó tràn nó ứa ra mất. Với cuốn sách, Nguyễn Đình Tú hoàn toàn đã có thể ngẩng
cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh mang nắng gió nhưng cũng quá
đỗi chông gai nhọc nhằn” [20, tr. 10].
Lê Quốc Hiếu trong bài Nguyễn Đình Tú và những ám ảnh mang tên Nháp
có viết: “Khác với những cuốn sách khai thác đề tài đồng tính xuất hiện trong thời
gian gần đây, Nguyễn Đình Tú còn cho ta một loại người dù bẩm sinh không có xu
hướng tình dục đồng tính nhưng vì những tò mò cá nhân, những suy nghĩ nông cạn
và cả những đam mê nhất thời đã tự biến mình thành một cái tui khác. Qua cuốn
sách này, chúng ta có thể hiểu hơn về thế giới thứ ba, và còn hơn tất thảy hiểu hơn
về một thế hệ không dám sống đúng với bản thân mình, không dám đối diện với
những ẩn ức khó giãi bày” [56].
Đoàn Minh Tâm trong Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp- một chặng đường tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú có nhận xét: “Đọc Nháp trong so sánh liên văn bản với hai
tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù và Bên dòng Sầu Diện chúng tui cho rằng đây là tác
phẩm đánh dấu một chặng đường sáng tác của anh. Sau Nháp, chúng ta sẽ gặp một
Nguyễn Đình Tú với phong cách sáng tác hoàn khác trước. Ngôn ngữ trong Nháp
có tiết tấu nhanh, thẳng băng, nhiều trường đoạn tạo cho người đọc “ảo giáo” tác
giả đang trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần chứ đây chưa phải là sản phẩm
hoàn chỉnh. Nhưng thực tế, đây là những ngôn từ được sử dụng đầy dụng công
nhằm hướng độc giả đến cái đích là hòa nhịp cùng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm
thông qua nhan đề có sức biểu trưng cao” [37, tr.2].
Ma Văn Kháng trong bài Phiên Bản- một mệnh đề mang tính tường luận lý
thú đã có những nhận xét: “Thế giới tội phạm, một lát cắt của đời sống hiện thực!
Xa lạ chăng chỉ là, ở nơi đây không có cái thường quy, cái phổ biến. Thống trị ở
nơi đây là cái hỗn mang chi sơ, là những bản năng kinh thiên động địa, là cái ác
độc, là thói bạo tàn thâm căn. Thế giới tội phạm! Một bước lùi của lịch sử nhân
loại! tui đã hơn một lần rất có cảm tình và thật sự khâm phục năng lực hiểu biết thấu
đáo cái lĩnh vực đời sống, cái đối tượng nghệ thuật mà cây bút Nguyễn Đình Tú, một
triển vọng đầy hứa hẹn của văn xuôi hôm nay, đã cày xới trong tiểu thuyết Hồ sơ một tử
tù và mới đây, trong cuốn sách có tên rất lạ tai là Phiên bản của anh” [43, tr.7].
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Kín- một dòng tiểu thuyết miên man đã
nhấn mạnh: “Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú phải chăng như đóa
sen đầu mùa hạ còn phong kín nhụy hương? Hay là viết về cuốn tiểu thuyết của Tú,
phải chăng đến cuốn thứ năm, vẫn là một dòng chảy mải miết miên man nhằm xâm
nhập thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy
khắc khoải đan cài vô số chuyển động ngược chiều: các nhân vật trẻ của Tú vừa tự
đập nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “ khâu vá” lại những mảnh giấy
vụn ấy cho lành lặn?” [44, tr. 427].
Thủy Ana khi đọc Kín của Nguyễn Đình Tú đã viết: “Kín hấp dẫn nhưng
không phải là cuốn sách dễ đọc, lại càng không phải là câu chuyện đọc xong sẽ có
một cảm giác nhẹ nhõm, thơi thới. Lần đầu tiên một cây bút tiểu thuyết 7X đã đề
cập đạo Mẫu như một thay mặt kết tinh của văn hóa dân gian trong tác phẩm nhưng
lại là một đạo Mẫu mang tính phản biện cho văn hóa sống của lớp trẻ hôm nay.
Tính phiêu lưu kinh dị cũng được dụng công để người đọc không dễ dàng thoát ra
khỏi những ám ảnh rợn ngợp của chi tiết. Những trang nhật ký như một ám hiện
của nam phóng viên chết trẻ là những cảm xúc tinh khôi, thuần khiết, nhân văn
nhưng thấm đẫm xa xót và phản tỉnh. Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi: Kín là gì? Đó
chính là những điều kín đáo, sâu kín không chỉ ở bản thể cá nhân mà còn ở bản thể
dân tộc. Kín là những điều sâu kín trong tâm tư tình cảm của con người, của một
cộng đồng người” [57].
Trần Tố Loan trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú có nói đại ý: “Đọc các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ Hồ sơ một tử
tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp đến Phiên bản, chúng ta nhận thấy bên cạnh việc
xây dựng một kết cấu hoàn chỉnh, sử dụng ngôn từ phù hợp, nhà văn đã dụng công
trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn” [42, tr.248].
Bên cạnh đó, còn một số bài viết như: Nguyễn Thanh Tú với Hồ sơ một tử
tù dưới góc nhìn thi pháp tiểu thuyết; Hoài Hương với Nháp hay sự yếm thế trong
tâm hồn con người; Hoàng Anh với Nháp hay là một sự xới xáo đáng ghi nhận;
Lương Nguyên với Nháp với nỗi cô đơn và sex; Phạm Thùy Linh với Phiên bản
góc tiếp cận nhân văn; Nguyễn Tuấn Anh với Phiên bản những mảng tối của cuộc
đời; Nga Sơn với Phiên bản hay một cuộc vượt thoát để tìm về với bản ngã; Hương
Giang với Phiên bản của bạo lực và tình người; Phong Lan với Nguyễn Đình Tú và
hé lộ Kín, Lãm Nguyên với Kín – cuộc tìm lối của người trẻ, Tiểu Quyên với Kín
Những vòng tròn mồ côi, Dương Tử với Kín và nỗi hoang mang thời đại…
Ngoài ra còn có một số luận văn Thạc sĩ như: Hiện thực trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú của Phạm Anh Hào đã chỉ ra một số vấn đề hiện thực được phản
ánh trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Tiếp đó còn có luận văn Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú của Nguyễn Thị Bình, Tuy nhiên luận văn mới chỉ khảo sát ba
cuốn tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản nên chưa có được cái nhìn toàn
diện hệ thống tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Với luận văn có nhan đề: Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú: sự dung hợp văn học đặc tuyển và văn học đại chúng của Tiết

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huynhan99

New Member
Anh chị có link tải bài luận văn thạc sĩ đề tài "Thi pháp thơ Nguyễn Bình Phương" của tác giả Vũ Thị Luyến- Đại học Vinh và "Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương" của Nguyễn Thị Trang- đại học khoa học XH và NV không ạ? Em tìm ở ket-noi.com mà không có ạ. E Thank :D
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top