bebuongbinh26

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Vài nét về diện mạo truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 và sự nghiệp văn chương Tô Hoài. Đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng. Đặc điểm kết cấu và tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng. Đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng
ỤC LỤ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ................................................. 6
V. Kết cấu luận văn.................................................................................... 6
CHƯƠNG I. VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
1930-1945 VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG TÔ HOÀI ....................... 7
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 ....................................... 7
1.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương Tô Hoài............................................ 14
1.2.1. Quan niệm của Tô Hoài về văn chương nghệ thuật......................... 14
1.2.2. Những thành công trong sự nghiệp văn chương Tô Hoài................ 17
Tiểu kết .................................................................................................... 22
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG .......... 23
2.1. Khái niệm về nhân vật ....................................................................... 23
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng
tháng Tám ................................................................................................ 23
2.2.1. Nhân vật nông dân, thợ thủ công .................................................... 24
2.2.2. Nhân vật trí thức............................................................................. 30
2.2.3. Hình tượng loài vật......................................................................... 32
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài
trước Cách mạng tháng Tám .................................................................... 35
2.3.1. Nhân vật gắn với môi trường lao động, sinh hoạt ........................... 36
2.3.2. Nhân vật được chú trọng miêu tả ở ngoại hình, hành động, lời nói..... 37
2.3.3. Nhân vật được xây dựng dựa trên những chi tiết về phong tục ....... 41
2.3.4. Sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc để miêu tả nhân vật ................... 43
Tiểu kết .................................................................................................... 45
CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU, TÌNH HUỐNG
TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ......46
3.1. Kết cấu .............................................................................................. 46
3.1.1. Khái niệm kết cấu........................................................................... 46
3.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng............... 47
3.1.2.1. Kết cấu theo trình tự thời gian..................................................... 47
3.1.2.2. Kết cấu đảo lộn trình tự thời gian................................................ 49
3.1.2.3. Kết cấu với kết thúc bất ngờ và để ngỏ ........................................ 52
3.1.2.4. Kết cấu đơn giản đan xen với trữ tình ngoại đề .......................... 54
3.2. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám .......56
3.2.1. Khái niệm về tình huống................................................................. 56
3.2.2. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám......56
3.2.2.1. Tình huống đời thường ................................................................ 57
3.2.2.2. Tình huống bỏ làng ra đi ............................................................. 58
3.2.2.3. Tình huống chia li........................................................................ 59
Tiểu kết .................................................................................................... 60
CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG
TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM .. 61
4.1. Ngôn ngữ........................................................................................... 61
4.1.1. Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương............................ 61
4.1.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng
tháng Tám ................................................................................................ 61
4.1.2.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ........................................................ 63
4.1.2.2. Ngôn ngữ dân giã ........................................................................ 69
4.1.2.3. Ngôn ngữ đa thanh ...................................................................... 72
4.1.2.4. Sử dụng nhiều câu văn ngắn gây ấn tượng .................................. 74
4.2. Giọng điệu trần thuật ......................................................................... 77
4.2.1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật ................................................. 77
4.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng..... 78
4.2.2.1. Giọng điệu dí dỏm ....................................................................... 78
4.2.2.2. Giọng điệu dửng dưng ................................................................. 81
4.2.2.3. Giọng điệu trữ tình man mác ....................................................... 83
4.2.2.4. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên ..................................................... 86
Tiểu kết .................................................................................................... 88
KẾT LUẬN............................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 91
Phong Lê nhận định rằng “Trước Cách mạng, truyện của Tô Hoài in
rất đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của ông- một cây bút sung
sức, đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn đặt trưng cho trào lưu văn học hiện
thực Việt Nam những năm tiền Cách mạng” [31,tr 29].
Truyện ngắn viết về loài vật được đánh giá là sở trường của Tô Hoài.
Nhà văn có khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo, có tấm lòng thực sự yêu mến ,
thực sự sống trong thế giới nhân vật của mình. Vì thế những con vật gần gũi
thân thuộc như con mèo, con chó, con ngan, con vịt, con chuột… cũng có
tâm tình, có cá tính và có cả số phận nữa. Tô Hoài là người biết tạo yếu tố
truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật. “Đường
dây truyện không nhiều mầu vẻ phức tạp mà đôi lức đơn giản: đôi ri đá làm
tổ, chú gà trống ri đi tìm người bạn tình, một đời vênh vang và tàn phai của
Gà chọi, cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Và chính trên mạch truyện tự nhiên
ấy, ngòi bút của tác giả đã biến hoá tạo nên những lí thú cho các “nhân vật
hỗn tạp và đa dạng” của mình. Ngoài bút của Tô Hoài đã phát hiện cái ngộ
nghĩnh, lố lăng, khoe mẽ, đa điệu của một số loài vật” [31, tr 469]
Truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng là những trang viết đầy hấp
dẫn, thấm đẫm chất phong tục. Ông viết về làng quê Nghĩa Đô, một vùng
ngoại thành Hà Nội. Ở đó, người nông dân còn có nghề thủ công dệt lụa, dệt
lĩnh, ở nơi đó có những phong tục tập quán của một làng quê truyền thống.
Tô Hoài có một khả năng đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương.
Tiếng nói của trong xóm, trong làng, của anh em được đưa vào tác phẩm Tô
Hoài nhẹ nhàng đã giúp ông trở thành nhà văn có biệt tài viết về những cảnh
cùng kiệt nàn của dân quê.
Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài là nhà văn nhiệt tình tham
gia cách mạng và ông cũng viết rất sôi nổi về đời sống của người dân vùng
tạm chiến, vùng tự do, về quá trình giác ngộ cách mạng của quần chúng nhân
dân. Các truyện ngắn như Đồng chí Hùng Vương, Nà Luộc, Tào Lường, Công
tác xa… Tất cả đều hướng về mảng đề tài chung là cuộc sống của các dân tộc
ít người ở những triền núi Cứu quốc, căn cứ địa cách mạng. “Núi cứu quốc
tuy nghệ thuật còn đơn giản nhưng có thể đem lại cho ta một hình ảnh tương
đối đúng về đồng bào miền núi, khác hẳn những truyện đường rừng tượng
tượng của một số nhà văn lãng mạn hồi xưa… Tác phẩm cho ta hiểu con
người miền núi đúng với bản chất của họ là những con người thật thà, chất
phác, chung thuỷ, có một lòng tin mãnh liệt ở cách mạng. Tác giả đặc biệt
nhấn mạnh lòng trung thành với cách mạng của những con người miền núi
khi họ đã giác ngộ.” [32, tr 71]. Tập truyện Tây Bắc, nhà văn Bùi Hiển nhận
xét về nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ là “thiên về
thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc, nói
rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu
hiện các sắc thái tình cảm gần gũi, thầm kín” [32, tr 103]
Tiểu kết
Có thể nói, Tô Hoài là một cây đại thụ trong nền văn học hiện đại Việt
Nam. Ông đã dành trọn cụôc đời cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Tô
Hoài đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến người đọc vô cùng cảm
phục. Ở mảng đề tài nào, thể loại nào, nhà văn cũng có con đường đi riêng,
tạo nên được phong cách độc đáo. Trong đó, đặc biệt là thể loại truyện ngắn,
Tô Hoài đã ghi lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. So với truỵên
ngắn trước Cách mạng, truyện ngắn sau Cách mạng của Tô Hoài có mở rộng
hơn về phạm vi đề tài và nhận thức của một người cầm bút cách mạng đặc
biệt. Tuy nhiên, truỵên ngắn được viết trước Cách mạng tháng Tám cũng có
một phong vị riêng, đánh dấu những thành công trong cuộc đời sáng tác của
nhà văn Tô Hoài, giúp ông khẳng định được vị trí của mình trong nền văn
học Việt Nam, là một trong số những cây bút hàng đầu bên cạnh các tên tuổi
như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam…
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG
2.1. Khái niệm về nhân vật
“Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn
từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có đôi khi là các con vật, các loài
cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống với con
người” [2, tr 249]
Có thể nói rằng, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ
tinh thần của nhà văn. Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà
văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật
những tư tưởng mơ ước khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình.
Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng
thẩm mĩ của chính bản thân mình về con người. Bản thân Tô Hoài cũng cho
rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong
một sáng tác”[19, tr 45]. Mỗi một nhà văn tuỳ theo cảm quan hiện thực đời
sống, tuỳ theo quan niệm của mình mà có những kiểu nhân vật riêng.
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng
tháng Tám
Tô Hoài quan niệm chỉ viết về những điều mà ông nhìn thấy ở quanh
mình, ở chính mình, viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh
mình. Ngòi bút Tô Hoài hướng đến những con người, những câu chuyện của
làng quê ông.
Viết về người dân quê, nhà văn có cái nhìn giản dị và xác thực về họ.
Theo ông, con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình,
phải là mình với tất cả những gì mà tạo hoá đã sinh ra chúng ta. Có xấu, có
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top