m_pro

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở thực tiễn và lý thuyết của luận văn: khái quát những thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ở các mặt đề tài, cách phản ánh, kỹ thuật viết và chỉ ra những thay đổi ấy đều xuất phát từ sự đổi mới quan niệm về hiện thực – một tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện yếu tố huyền ảo trong văn chương và giới thiệu về khuynh hướng hiện thực huyền ảo trên thế giới và ở Việt Nam, cùng với việc khái quát hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Nghiên cứu bút pháp hiện thực huyền ảo trong tổ chức tác phẩm của Nguyễn Bình Phương: luận văn chủ yếu khảo sát những đặc điểm của khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở cách tổ chức không - thời gian và xây dựng kết cấu tiểu thuyết với sự đan xen, hòa quyện không thể tách rời của hai yếu tố hiện thực – huyền ảo. Nghiên cứu bút pháp hiện thực huyền ảo trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tui tập trung làm rõ sự chi phối của bút pháp hiện thực huyền ảo vào việc xây dựng các dạng thức nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, để từ đó làm bật lên các vấn đề của đời sống đương đại được ngầm ẩn đằng sau những hình tượng này
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một cấu trúc tự sự lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong
việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống. (…) có
năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp
cận cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó. [41, 229] Qua tiểu thuyết, người ta tìm
thấy một đời sống xã hội được khúc xạ sinh động, toàn vẹn từ nhiều chiều
kích. Chính vì vậy, tiểu thuyết luôn được coi là thể loại chủ lực của mỗi nền
văn học với ưu thế vượt trội hơn hẳn các thể loại khác.
Trong tiến trình phát triển, tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung đã
thoát khỏi nguyên tắc tư duy hiện thực trong trạng thái tĩnh để nhận thức
toàn bộ đời sống trong trạng thái động như một dòng chảy lưu chuyển, biến
hóa chẳng bao giờ ngưng nghỉ. [80, 113] Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi
mới đứng trước những yêu cầu, thách thức và cơ hội mới của thời đại, đã thật
sự có một cuộc chuyển mình mạnh mẽ để tạo nên sự phong phú vô tận về nội
dung khám phá và đa dạng vô cùng về hình thức biểu hiện trong các sáng tác
của mình. Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết đã tạo thành một cuộc cách mạng để
tiểu thuyết thực sự trở thành một thể loại năng động, dân chủ và mang tính
đối thoại cao. Tinh thần cởi mở của thời đại cùng với tính rộng mở của thể
loại đã tạo điều kiện cho các nhà văn thỏa sức sáng tạo, cách tân và thể
nghiệm nhằm làm phong phú, hấp dẫn văn học nước nhà và tạo nên một “thời
của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp). Từ các cây bút đã khẳng định được tên
tuổi như Lê Lựu, Chu Lai, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn
Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, cho đến Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài…, ngày
càng xuất hiện trên văn đàn nhiều cây bút tiểu thuyết với những thể nghiệm
dũng cảm, những cách tân táo bạo, những tìm tòi đáng trân trọng, đó là Võ
Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận… Một trong số
những gương mặt ấy phải kể đến Nguyễn Bình Phương – người mà nói như
nhà phê bình Phạm Xuân Thạch: nếu cần lựa chọn một hiện tượng văn học
tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì “ưu tiên số một” là các sáng
tác của Nguyễn Bình Phương. Mặc dù cho đến nay Nguyễn Bình Phương không còn là cái tên xa lạ đối
với giới phê bình nhưng vẫn là một nhà văn chưa được biết đến rộng rãi đối với
độc giả bởi lẽ sáng tác của Phương có phần “khó đọc” và “kén” độc giả. Điều
đáng trân trọng ở nhà văn này là một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc
với những trăn trở, nỗ lực tìm tòi không ngừng trên cả hai cuộc hành trình: đổi
mới nghệ thuật tiểu thuyết và “tìm kiếm ý nghĩa của đời sống.”[113]. Đã có
nhiều bài viết, ý kiến bình luận đánh giá trái chiều xung quanh các sáng tác của
Nguyễn Bình Phương. Tiểu thuyết của anh có sự thể nghiệm kỹ thuật viết hiện
đại và chịu ảnh hưởng nhất định từ một số khuynh hướng sáng tác của tiểu
thuyết phương Tây, nên khi bàn về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, các nhà
nghiên cứu nói nhiều đến những dấu hiệu của tiểu thuyết hiện sinh, tiểu thuyết
mới, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại… Nhưng riêng khuynh hướng
hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì có rất ít bài viết
đề cập đến và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào.
Trong khi đây được coi là khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn
Bình Phương, không riêng gì tiểu thuyết - một khuynh hướng ghi nhận những
thành tựu đáng kể, những đóng góp không nhỏ của nhà văn vào tiến trình đổi
mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Chọn đề tài luận văn: Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tui hy vọng có điều kiện đi sâu nghiên
cứu về một trong những nét nổi bật nhất của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
mà chưa có ai nói đến một cách triệt để. Thông qua đó, chúng tui cũng hy
vọng có thể tìm hiểu khái quát về diện mạo tiểu thuyết đương đại và tìm hiểu
sâu sắc về một trong những khuynh hướng quan trọng của văn học Việt Nam
sau đổi mới: khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
2. Lịch sử vấn đề.
1. Với gần 20 năm cầm bút, Nguyễn Bình Phương đã có trong tay 7 tiểu
thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn thu hút được sự quan tâm của giới phê bình.
Thế nhưng cho đến nay, các công trình bài viết về Nguyễn Bình Phương chủ yếu
tập trung vào những khía cạnh nghệ thuật trong tiểu thuyết của anh.
Có một số lượng khá nhiều các bài viết về Nguyễn Bình Phương trên
các trang web. Trong đó, Đoàn Cầm Thi là một nhà nghiên cứu sớm có các
bài viết về Nguyễn Bình Phương. Từ góc độ tâm lý học hiện đại, tác giả đã
tiếp cận những sáng tác của Nguyễn Bình Phương dưới cái nhìn phân tâm học
và chỉ ra các yếu tố của vô thức và hữu thức, điên và mộng đan quyện trong
các tác phẩm. Ngoài ra trong các bài Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên,
Người đàn bà nằm: từ Thiếu nữ ngủ ngày đọc Người đi vắng của Nguyễn
Bình Phương (trên ) Đoàn Cầm Thi còn so sánh, liên
hệ với thơ của Hàn Mặc Tử và Hồ Xuân Hương trong việc sáng tạo hình
tượng, từ đó chỉ ra những đặc sắc trong cách khám phá hiện thực và
con người của Nguyễn Bình Phương.
Nguyễn Chí Hoan là người rất quan tâm đến kỹ thuật viết trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương. Ở các bài Cấp độ hiện thực và sự hão huyền
của ý thức trong Thoạt kỳ thủy ( ), Những hành trình
qua trống rỗng ( ), tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến
kỹ thuật kết cấu trong Thoạt kỳ thuỷ hay cấu trúc tượng trưng mang đậm yếu
tố tín ngưỡng dân gian trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương. Tác giả Trương
Thị Ngọc Hân đã đưa ra một cái nhìn khái quát đánh giá Một số điểm nổi bật
trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ( ). Tác giả chỉ ra
rằng: với tư cách là một trong những nhà văn nỗ lực “làm mới văn chương”
Việt Nam, Nguyễn Bình Phương đã tạo được “một lối viết rất riêng biệt, mới
mẻ” trong đó nổi bật ở các điểm: tiếp cận hiện thực từ những “mảnh vỡ”,
những “tiểu tự sự”, xóa sạch những “đại tự sự”; tạo ra một cấu trúc xoắn kép
nhiều mạch truyện chạy song song, hình thành kiểu đa giọng điệu độc đáo; sử
dụng yếu tố kỳ ảo mang đậm màu sắc tâm linh… Bên cạnh đó còn nhiều bài
viết, mỗi bài đóng góp một cái nhìn riêng biệt về sáng tác của Nguyễn Bình
Phương: Hoàng Ngọc An: Xác định người kể chuyện trong Trí nhớ suy tàn
của Nguyễn Bình Phương ( ), Nguyễn Mạnh Hùng với
Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết
cuối thế kỷ ( ), Tiểu Linh: Ám ảnh trăng và máu trong
Thoạt kỳ thủy ( ), Hoàng Nguyên Vũ: Một lối đi
riêng của Nguyễn Bình Phương ( )...
Song, tiêu biểu nhất phải kể đến tập hợp các bài nghiên cứu có tính chất
chuyên sâu của Thụy khuê đối với từng tác phẩm của Nguyễn Bình Phương


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top