Imanol

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986-2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy) : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Cách tân nghệ thuật
Giai đoạn 1986-2006
Truyện ngắn
Văn học Việt Nam
Miêu tả: 99 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ tiêu biểu thời kỳ đổi mới 1986-2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy). Nghiên cứu những đổi mới về cốt chuyện và kết cấu: cốt truyện được đan xen nhiều mạch, giầu chi tiết và có cấu trúc lỏng; kết cấu truyện đảo lộn thời gian sự kiện, tâm lý và kết thúc để ngỏ. Nghiên cứu đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: thế giới nhân vật có sự phong phú hơn, nghệ thuật xây dựng nhân vật: về không gian nghệ thuật trong việc khắc họa tính cách nhân vật; đối thoại và nghệ thuật miêu tả tâm lý. Nghiên cứu những cách tân trên phương diện sự đổi mới về nghệ thuật trần thuật (ngôn ngữ và giọng điệu)

MỤC LỤC ............................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI........................................................................2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.......................................................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................12
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................13
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ..........................................................................................14
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................15
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU.....................15
1.1.Cốt truyện và sự mở rộng dung lượng hiện thực..............................................15
1.1.1. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện .......................................................19
1.1.2. Cốt truyện giàu chi tiết sự kiện: ...................................................................23
1.1.3. Cốt truyện có cấu trúc lỏng:.........................................................................27
1.2. Những đổi mới trong kết cấu truyện ngắn .......................................................30
1.2.1. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện..........................................................33
1.2.2. Kết cấu tâm lí: ...............................................................................................41
1.2.3. Kết cấu mở (Kiểu kết thúc để ngỏ)...............................................................45
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT.................................................................................................................................48
2.1. Sự phong phú của thế giới nhân vật: ................................................................51
2.1.1.Nhân vật lý tưởng ..........................................................................................51
2.1.2.Nhân vật tha hóa............................................................................................56
2.1.3. Nhân vật bi kịch............................................................................................58
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...........................................................................63
2.2.1.Không gian nghệ thuật trong việc khắc họa tính cách nhân vật.................63
2.2.2. Đối thoại và độc thoại nội tâm .....................................................................67
2.2.3.Nghệ thuật miêu tả tâm lý .............................................................................72
CHƯƠNG 3: NHỮNG CÁCH TÂN TRÊN PHƯƠNG DIỆN GIỌNG ĐIỆU VÀ
NGÔN NGỮ ...................................................................................................................77
3.1. Giọng điệu: ..........................................................................................................77
3.1.1.Giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai: .........................................................78
3.1.2.Giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm ...........................................................80
3.2.Ngôn ngữ: .............................................................................................................82
3.2.1.Những đặc trưng nghệ thuật trong ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư: ........82
3.2.1.1.Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ: ..................................................................82
3.2.1.2.Tính nhip điệu trong văn Nguyễn Ngọc Tư..............................................84
3.2.2.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn
Thị Thu Huệ............................................................................................................87
3.2.2.1.Ngôn ngữ đời thường...............................................................................87
3.2.2.2. Ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ .......................................................88
3.2.3.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Đỗ Bích
Thúy.........................................................................................................................91
3.2.3.1.Ngôn ngữ mang đậm bản sắc của người dân tộc ....................................91
3.2.3.2.Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ ...................................................94
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sau năm 1986, văn học Việt Nam đã có những khởi sắc đặc biệt. Không giống
như ở thời kỳ trước, văn học thời kỳ này đã phản ánh hiện thực theo cách mới, quan
niệm mới. Không chỉ mở rộng đề tài theo hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực
đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa, quan điểm của các nhà văn về một số vấn đề
của lịch sử Việt Nam cũng mang những sắc thái thẩm mỹ mới. Cảm hứng sử thi của
giai đoạn trước được thay thế bằng cảm hứng đời tư, thế sự. Xu hướng ngợi ca được
thay thế bằng cái nhìn phê phán hiện thực. Thói quen nhìn cuộc sống ở khía cạnh
lạc quan, tươi đẹp được thay bằng sự khai thác trực diện những tồn đọng của xã hội,
những khát vọng của đời sống cá nhân con người. Văn học giai đoạn này vì thế đa
giọng điệu, đa sắc màu và gây nhiều tranh cãi hơn.
Với đặc thù là một thể loại nhỏ gọn và cơ động, truyện ngắn bắt nhịp rất
nhanh với những vấn đề của đời sống. Truyện ngắn nhanh nhạy len lỏi vào mọi ngõ
ngách của xã hội, phản chiếu mọi tâm điểm nóng bỏng của hiện thực. Nhà nghiên
cứu Nguyên Ngọc nhận xét: “Đây có thể coi là một thời kỳ có nhiều truyện ngắn
hay trong văn học Việt Nam, tiếp theo “vụ được mùa truyện ngắn” những năm
1960 và một vụ mùa khác, trong chiến tranh”. Tuy nhiên, truyện ngắn lần này có
những nét khác biệt rõ rệt. “Những năm 1960 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp như
thơ, trong veo, trữ tình. Truyện ngắn thời chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn. Đặc
điểm nổi bật lần này là cầm cái truyện ngắn trong tay có thể cảm giác cái dung
lượng của nó nặng trĩu. Có những truyện ngắn chỉ mươi, mười lăm trang thôi mà
sức nặng có vẻ còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường thiên”. [Tr7, 71]
Vì vậy, khi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật
của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 -2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc
Tư, Đỗ Bích Thúy) chúng tui muốn bước đầu nhận diện một số cách tân của thể
loại truyện ngắn, qua đó có những nhìn nhận chung về tiến trình đổi mới của văn
học nước nhà.
1.2. Lâu nay, văn học Việt Nam đa số là văn học của nam giới. Người phụ nữ
cũng xuất hiện trong lực lượng sáng tác nhưng nó còn rất mờ nhạt và chưa tạo được
dấu ấn riêng. Bước vào thời kỳ đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm
1986, các cây bút nữ ngày càng thể hiện rõ thế mạnh của mình trong lĩnh vực văn
chương. Bên cạnh các cây bút sáng tác từ trước 1975, các gương mặt nữ như Y Ban,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai,
Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy đã xuất hiện….Nhiều tác phẩm
của họ vừa ra đời đã gây được sự chú ý của dư luận, tạo được dấu ấn trong đời sống
văn học như Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y
Ban), Kịch câm, Hoa muộn (Phan Thị Vàng Anh), Cánh đồng bất tận (Nguyễn
Ngọc Tư)…Nhiều tác giả đoạt giải cao trong các cuộc thi truyện ngắn như báo Văn
nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, cùng với đó là hàng loạt những tuyển tập bước
đầu định hình những phong cách khiến độc giả không thể không ghi nhận và hi
vọng về tương lai văn học của những cây bút này. Ở góc độ của người phụ nữ sáng
tác văn học, từ quan niệm về nghề, quan niệm về thiên chức của người cầm bút các
nhà văn nữ thời kỳ này đã đem đến cho văn chương những cảm hứng và giọng điệu
mới. Trong các sáng tác của các nhà văn nữ, ta luôn tìm thấy những âm hưởng của
thời đại chúng ta đang sống. Họ tỏ ra áp sát hiện thực đời sống một cách trực diện
và thẳng thắn khi nhìn nhận mặt trái của hiện thực. Có thể nhận thấy sự sắc sảo và
sâu sắc khi khái quát và tiếp nhận đề tài thế sự đời tư với nỗi đau nhân tình thế thái
bằng lối viết “dịu dàng, bén ngọt, riết róng và đồng cảm chia sẻ với những thân
phận, những người sống quanh mình”. Tìm hiểu những cách tân nghệ thuật của một
số cây bút nữ, chúng tui muốn khẳng định giá trị của dòng văn học “tính nữ” (chữ
dùng của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng) trong sự phát triển của văn học Việt Nam
đương đại.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy chưa hẳn đã là những thay mặt tiêu biểu nhất.
Nhưng họ là những phong cách riêng rất độc đáo không thể trộn lẫn. Nguyễn Thị
Thu Huệ là nhà văn nữ với chất giọng trầm tiêu biểu cho sự đổi mới của văn xuôi
miền Bắc, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của mảnh đất phương Nam xa xôi và Đỗ
Bích Thúy là đứa con của đại ngàn Tây bắc. Mỗi nhà văn đã đóng góp cho văn học
Việt Nam một tiếng nói riêng. Chính vì thế, lựa chọn đề tài: Tìm hiểu một số cách
tân nghệ thuật của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 – 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ,
Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy), chúng tui muốn bước đầu khám phá những thể
nghiệm nghệ thuật của một số tác giả nữ để từ đó, bước đầu định hình được chỗ
đứng của văn học Việt Nam trên tiến trình vận động để hội nhập với văn chương và
rộng lớn hơn là văn hóa tiến bộ của thế giới.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1.Tình hình nghiên cứu khái quát về văn học và truyện ngắn Việt Nam
thời kỳ 1986 – 2006.
* Tình hình nghiên cứu văn học
Sự đổi mới quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học sau 1986 được
đánh giá là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng chi phối mọi thể loại,
trong đó có truyện ngắn. Các tác giả nghiên cứu về văn học thời kỳ này đã khẳng
định, văn học đương đại phát triển theo hướng dân chủ hóa, có ý nghĩa bổ sung,
hoàn thiện những quan niệm hiện thực về con người cho văn học giai đoạn trước.
Trong chuyên luận Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, tác giả
Vũ Tuấn Anh viết: “Nếu như cách nhìn sử thi là thích hợp cho việc thể hiện tầm
rộng lớn của những vấn đề lịch sử xã hội và cộng đồng thì cách nhìn tiểu thuyết là
cái nhìn tập trung, xoáy sâu vào những vấn đề của con người cá nhân cũng như mối
quan hệ cá nhân – xã hội trên hành trình tìm kiếm và khẳng định giá trị nhân văn
[tr54,4]. Nhà nghiên cứư Nguyễn Thị Bình cũng cùng chung nhận định: “Văn xuôi
sau 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển đổi kinh tế, giao lưu văn hóa
nhiều chiều. Ý thức cá nhân được sự cổ vũ của cơ chế thị trường trỗi dậy mạnh mẽ.
Nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiền ngẫm hiện thực, nhu
cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ nhập cuộc của nhà văn.
Trong bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới tại cuộc hội thảo
quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế, nhà
lí luận Lê Ngọc Trà nêu ra 3 đặc điểm của văn học sau 1986. Đặc điểm nổi bật theo
ông là tính chất phê phán. Đặc điểm thứ hai là tinh thần phân tích xã hội và sự
chiêm nghiệm lại lịch sử. Đặc điểm thứ ba là sự trở lại với đời thường, với những số
phận riêng.
Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã có sự thống nhất khá cao về những đặc
điểm nội dung của giai đoạn văn học 1986 – 2006.
Về đổi mới thi pháp. Tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách sâu rộng các
vấn đề thi pháp của văn xuôi sau 1986, song các bài nghiên cứu gần đây đã nhấn
mạnh vào một số hình thức biểu đạt của tác phẩm như: Sự suy giảm vai trò cốt
truyện, sự đa dạng trong hình thức kết cấu tác phẩm, tính chất đa thanh trong nghệ
thuật trần thuật, những khám phá về hệ thống nhân vật…Từ đó các nhà nghiên cứu
bước đầu đi đến kết luận về khả năng mở rộng, gia tăng tính đối thoại của tự sự
đương đại trước các vấn đề hiện thực và lịch sử.
* Tình hình nghiên cứu truyện ngắn 1986 – 2006
Không được coi là thể loại chủ đạo trong đời sống văn học như tiểu thuyết,
nhưng khả năng khái quát hiện thực của truyện ngắn giai đoạn 2006 không hề thua
kém cách tự sự cỡ lớn này. Trước sự chín muồi của đội ngũ các cây bút đã
có thành tựu và sự nở rộ của lớp các nhà văn mới 1986 – 2006 được coi là một
trong những giai đoạn hoàng kim của lịch sử truyện ngắn Việt Nam. Nhà nghiên
cứu Bùi Việt Thắng khẳng định: “Nhìn tổng thể, truyện ngắn 1975 – 2000 vượt trội
so với thơ và kịch vì nhiều lí do, trong đó phải kể đến sự ưu ái của đời sống là mảnh
đất màu mỡ cho các thể của văn xuôi phát triển. Nếu có so sánh thì truyện ngắn
Việt Nam trong thế kỷ 20 có hai thời hoàng kim của nó: 1930 – 1945 và 1986 –
2000 [tr113, 34]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong bài Truyện ngắn và
cuộc sống hôm nay đánh giá: “Truyện ngắn hôm nay tiếp xúc, xới lật các mảng
hiện thực ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại để mong đóng góp một tiếng nói định
vị cho người đọc, một thái độ nhìn nhận đánh giá những việc, những người của bây
giờ, nơi đây [Tr 10, 67]. Chỉ rõ sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng
của thể loại này, nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu viết: “Cùng với sự gia tăng của
những tên tuổi mới và số lượng tác phẩm, truyện ngắn thời kỳ này đã mở ra nhiều
tìm tòi cả trong tiếp nhận về sự cô đơn của thân phận con người, là sự đan cài giữa
cái ảo và cái thực, giữa chất thơ và văn xuôi [tr182, 36]. Còn trong bài viết “Từ
một góc nhìn về sự vận động của truyện ngắn chiến tranh”, tác giả Tôn Phương
Lan lý giải chi tiết hơn: “Những truyện ngắn đã khai thác yếu tố tâm linh và tạo ra
những chi tiết, cảnh huống, li kì, hấp dẫn, đem lại cho các truyện này một vóc dáng
hiện thực mới khiến người đọc không chỉ cảm mà còn thấy”.
Những đổi mới về nội dung tất yếu dẫ đén sự thay đổi về hình thức thể loại
truyện ngắn. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: “Về khía cạnh thi pháp, truyện
ngắn 1986 – 2006 đã trở nên phong phú về hình thức, phong cách và bút pháp. Đã
có thể tách bạch ra những dòng phong cách chủ yếu sau: phong cách cổ điển (ứng
với lớp nhà văn như Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Ma Văn
Kháng, Nguyễn Khải, Hồng Nhu…), phong cách trữ tình (ứng với Y Ban, Phạm
Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ…). Về hình thức, truyện ngắn giai đoạn này khá
đa dạng, có thể nói đến một kiểu truyền kỳ hiện đại (Bến trần gian của Lưu Sơn
Minh, Hai người đàn bà xóm trại của Nguyễn Quang Thiều), kiểu truyện giả cổ
tích (Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp), truyện ngắn kịch (Kịch
câm của Phan Thị Vàng Anh), truyện rất ngắn (Vùng lặng của Phạm Sông Hồng),
truyện ngắn triết luận (Tâm tưởng của Bùi Hiển, Sống mãi với cây xanh của
Nguyễn Minh Châu…). Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học nói chung và
thể loại truyện ngắn nói riêng, truyện ngắn nữ cũng có những thành tựu đáng ghi
nhận[34].
2. 2.Truyện ngắn nữ Việt Nam sau 1986
Văn học Việt Nam thời kỳ phong kiến, dường như ít thấy xuất hiện bóng dáng
của các cây bút nữ. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do điều kiện lịch
sử, dưới chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ bị bó buộc bới luật tam tòng tứ
đức, bị phụ thuộc vào gia đình. Vì vậy, người phụ nữ chủ yếu quẩn quanh với các
công việc của gia đình mà không có cơ hội được tiếp xúc và tham gia các hoạt động
xã hội. Điều đó đã hạn chế sáng tác của nữ giới và khiến họ vắng bóng trên văn đàn
dân tộc.
3.2.2.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Thị
Thu Huệ
3.2.2.1.Ngôn ngữ đời thường
Cùng với sự biến đổi của thể loại, của khả năng phản ánh hiện thực, truyện
ngắn sau 1986 đã có những biến đổi lớn về mặt ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ nhân
vật được gia tăng tính khẩu ngữ thì ngôn ngữ của người kể chuyện cũng được vận
động theo hướng ngày càng hiện thực, đời thường hóa. Dấu ấn của lối viết trữ tình,
thơ mộng vẫn xuất hiện đây đó nhưng nhìn chung, các tác giả diễn đạt lời dẫn
truyện một cách “thân mật, suồng sã”, giúp người đọc tiếp cận gần nhất với hiện
thực được nói tới. Người kể chuyện trong văn học giai đoạn này ít dùng mỹ từ
mang cảm hứng sử thi mà dung nạp cả khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói bình dân vào lời
kể. Cách lựa chọn này khiến người đọc không có cảm giác bị hướng dẫn mà như
đang được ngồi tụm năm, tụm bảy hay tụ tập cà phê để nghe chuyện. Một trật tự
ngang bằng giữa người kể và người nghe được xuất hiện.
Đọc văn Nguyễn Thị Thu Huệ, ta thấy xuất hiện một hệ thống ngôn ngữ rất
gần gũi với đời sống đời thường, đặc biệt là với đời sống của con người hiện đại.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận thấy nét khác
biệt rất độc đáo của cây bút nữ này: “Chao chát và dịu dàng, ngây thơ và từng trải,
đớn đau và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực
của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn”. Có thể nói, Thu Huệ hấp dẫn
bạn đọc bằng một giọng kể chân phương với một hệ thống ngôn ngữ có phần “xô
bồ”, nhưng lại rất giàu chất đời: “Mặt như sườn mậu dịch thời bao cấp, chàng cười,
khuôn mặt méo xệch, vẹo vọ như cái oản bẹp (Tình yêu ơi, ở đâu). Truyện của chị có
độ căng của nhịp điệu, câu thường ngắn, ít ẩn dụ, điển tích, cấu trúc đơn giản. Vì
vậy mà khiến người đọc bắt mạch vào truyện rất nhanh, như kiểu: “Mà con người là
cái quái gì nhỉ? Sinh ra trên đời hạnh phúc và khổ đau. Ăn và ngủ. Kiếm tiền và
tiêu tiền. Tất cả để làm gì?”. Thu Huệ rất có khả năng trong việc miêu tả con người
bằng những chi tiết trong cuộc sống. Cách miêu tả chàng thi sỹ cùng kiệt với những
cơn say của chị được Bùi Việt Thắng đánh giá là “chính xác một cách đáng sợ”. Và
cái cách miêu tả này dường như rất đặc trưng ở Nguyễn Thị Thu Huệ: “Biết mình
vẫn còn đẹp nhưng đã bắt đầu nhàu nhò rồi” (Hậu thiên đường). Là cây bút luôn
nhạy bén với thời cuộc, cách miêu tả của chị mang đúng hơi thở của thời buổi kinh
tế thị trường: “Thời buổi này có ai sống bằng lương đâu. Anh có lấy lương của em
cho nó thì cũng lõm hai băng nữa. Em còn ngon hơn”. Nhiều khi, trong tác phẩm,
chị có những so sánh thật bất ngờ, thú vị: “Năm bà con dâu như năm bà hoàng, năm
ông con trai như năm ông giám đốc văn phòng thay mặt của các hãng kinh doanh
nước ngoài tại Việt Nam”. (Giai nhân) hay: “Ông ta ăn như bị chết đói hàng thế
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top