Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................15
Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG NỀN
TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM ................................................15
1.1 Tổng quan về tiểu thuyết đương đại Việt Nam ...................................15
1.2 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam
đương đại ...................................................................................................18
1.3 Nhận diện tiểu thuyết có khuynh hướng tự thuật của Ma Văn Kháng
và tiểu thuyết tự thuật ................................................................................22
1.3.1 Tự thuật là gì?.............................................................................22
1.3.2 Phân biệt một số khái niệm ........................................................26
1.3.3 Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ,Một mình
một ngựa như những tiểu thuyết tự thuật ? .........................................37
Chƣơng 2. YẾU TỐ TỰ THUẬT QUA CÁC NHÂN VẬT TRUNG TÂM
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG ...................................42
2.1 Mối quan hệ giữa hồi kí với tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá
thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng .........42
2.2 Cái tui cá nhân trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật của ......................44
2.2.1 Quan niệm về cái tui trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật ..........45
2.2.2 Sự khám phá cái tui trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật ...........49
2.3 Sự thể hiện cái tui sáng tạo của nhà văn trong tiểu thuyết Đám cưới
không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa............64
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ...74
3.1 Điểm nhìn và ngôi kể...........................................................................74
3.1.1 Trần thuật từ ngôi thứ ba và sự biểu thị sắc thái đánh giá ........75
3.1.2 Trần thuật từ ngôi thứ nhất, thứ hai và sự đa dạng hóa điểm nhìn ..81
3.2 Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................85
3.2.1 Ngôn ngữ đậm chất sinh hoạt đời thường ..................................85
3.2.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ ..............................................................90
3.3 Giọng điệu trần thuật ...........................................................................93
3.3.1 Giọng điệu trữ tình, hoài niệm ...................................................94
3.3.2 Giọng điệu triết lí, suy tư............................................................98
3.3.3 Giọng điệu mỉa mai, suồng sã ..................................................107
KẾT LUẬN ...................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................117
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Ma Văn Kháng là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt
Nam đương đại. Gần tám mươi tuổi đời và trên năm mươi năm cầm bút, với
tinh thần miệt mài, cần mẫn, với niềm say mê, đau đáu với nghề, Ma Văn
Kháng thực sự “giàu có” trong khu vườn văn chương của mình: với gần hai
chục tiểu thuyết, trên hai trăm truyện ngắn, và một hồi kí văn chương đầy đặn...
đã phần nào đáp ứng lòng mong mỏi của không chỉ đồng nghiệp mà cả với
đông đảo công chúng yêu văn chương ông. Có thể nói văn chương của Ma Văn
kháng luôn thấm đẫm chất đời và mang hơi thở cuộc sống, nó không chỉ in
đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn, mà ngay từ khi ra đời nó đã dự
báo tính thời đại của đời sống văn học và tinh thần nhân văn mới mẻ.
Có được điều này là do văn chương của nhà văn được khơi từ mạch
nguồn ấm áp của chính cuộc sống. Mỗi trang viết của ông không chỉ thấm
đẫm những quan niệm nhân sinh, thế sự mà dường như soi thấu tâm can, gan
ruột con người, mỗi tác phẩm vừa là tiếng nói đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau
khổ của con người vừa đấu tranh quyết liệt cho cái đẹp, cái thiện ở cuộc đời.
Thành tựu của Ma Văn Kháng kết tinh ở hai thể loại: tiểu thuyết và
truyện ngắn. Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, từ tác phẩm đầu tiên Đồng bạc
trắng hoa xoè(1979) cho đến tác phẩm gần nhất Chuyện của Lý(6/2013), Ma
Văn Kháng luôn tỏ ra là một cây bút vững vàng, sung sức... Nhà văn cũng là
người đoạt nhiều giải thưởng có giá trị trong và ngoài nước. Những giải
thưởng ấy chính là sự ghi nhận đóng góp của Ma Văn Kháng vào văn học
Việt Nam đương đại. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được chuyển thể thành
kịch bản văn học và dựng thành phim như: Mùa lá rụng trong vườn, Đám
cưới không có giấy giá thú...
Ma Văn Kháng cũng là một trong số những nhà văn đi tiên phong trong
công cuộc đổi mới văn học. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông giống như một
nam châm có sức mạnh kì lạ thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và

độc giả. Tìm hiểu về Ma Văn Kháng, đặc biệt là qua các tác phẩm của ông -
giống như “chìa khoá” - người ta có thể hé mở cánh cửa nhỏ bé để khám phá
một thế giới sáng tạo rộng lớn, thế giới của một trong số những nhà văn đi
tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.
Văn học Việt Nam từ sau 1975 mới có những chuyển biến và thay đổi
căn bản trên nhiều phương diện. Quan sát sự vận động trong thời gian qua
chúng tui nhận thấy một khuynh hướng thể hiện khá rõ sự đổi mới trong tư
duy nghệ thuật, đó là tiểu thuyết có yếu tố tự thuật. Đây là vấn đề rất đáng lưu
ý bởi nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của cái tui chủ thể sáng tạo:
từ cái tui ẩn tàng trong văn học truyền thống đến sự trỗi dậy của “thời đại chữ
tôi” trong văn học 1930 – 1945, cái tui tự nguyện hòa vào cái ta ở văn học
kháng chiến và bây giờ là cái tui có nhu cầu tách khỏi cái ta ở văn học đương
đại. Yếu tố tự thuật đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học đương đại.
Khuynh hướng này có mối liên hệ sâu sắc với những đặc điểm chủ yếu của
quá trình đổi mới văn học sau 1986, nó thể hiện rõ nét cảm hứng tự vấn, tự
nhận thức lại đời sống, hướng đến số phận cá nhân và cái tui của nhà văn
trong hàng loạt tác phẩm. Và không nằm ngoài sự vận động đó, một số tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng cũng mang đậm dấu ấn tự thuật.
Là thể loại năng động nhất, mà nòng cốt chưa rắn lại và chưa thể dự
đoán hết được những khả năng uyển chuyển của nó, tiểu thuyết Việt Nam
đương đại luôn có những biến đổi không ngừng, đa dạng về phong cách và
khuynh hướng sáng tác. Tại đây ta bắt gặp một vấn đề có tính chất lý luận
rằng: Vì sao thể tự truyện ở nước ta ít có cơ hội phát triển trong khi tiểu
thuyết mang yếu tố tự thuật lại xuất hiện khá nhiều, nhất là từ giai đoạn sau
đổi mới? Vì sao so với tiểu thuyết tự thuật nước ngoài, các tiểu thuyết Việt
Nam khi nói về chuyện đời tư lại ít lựa chọn cách trần thuật ở ngôi thứ nhất
và thường giấu đi mối liên hệ giữa cái tui tiểu sử và tác phẩm trước sự “tò
mò” của độc giả. Hiện trạng này khiến không ít người đọc nghi ngờ: liệu cứ
khai thác mãi cái tui của mình, thế giới xung quanh mình, phải chăng nhà văn
đang dần đi vào ngõ cụt? Với các cây bút mới vào nghề, phải chăng vì họ
thiếu vốn sống và chưa đủ tầm để quan tâm đến với những vấn đề lớn của thời
đại? Những tranh luận của giới nghiên cứu phê bình xung quanh hiện tượng
tiểu thuyết mang yếu tố tự thuật gợi ra nhiều suy nghĩ về đặc trưng của văn
học đương đại nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Liệu lối viết tiểu thuyết có
bị ảnh hưởng hay không khi nhà văn sử dụng chất liệu đời tư và trải nghiệm
cá nhân vào trong tác phẩm? Chắc chắn khi nhà văn đưa yếu tố tự thuật vào
tác phẩm với dụng ý và mục đích riêng, anh ta sẽ bị chính sự lựa chọn của
mình chi phối. Nhưng vấn đề là sự chi phối ấy diễn ra như thế nào, nó sẽ làm
tăng sức hấp dẫn hay làm suy giảm chất lượng nghệ thuật của tác phẩm? Hơn
nữa, việc tìm hiểu yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua
một số tiểu thuyết tiêu biểu mà chúng tui sẽ tiến hành sau đây cũng liên quan
đến bản chất thể loại và sự mờ nhòe ranh giới thể loại đang diễn ra ngày một
mạnh mẽ; liên quan đến nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết đương đại như người
kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và diễn ngôn tiểu thuyết. Điều này đã và đang
chiếm được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu lý luận phê bình và
bạn đọc. Trong luận văn này, trên cở sở những gợi dẫn của giới nghiên cứu
văn học về tiểu thuyết tự thuật, chúng tui đi sâu vào tìm hiểu yếu tố tự thuật
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua Đám cưới không có giấy giá thú,
Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa nhằm rút ra những đặc điểm của nó,
từ đó thấy được sự phát triển về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự thuật
Khái niệm tự thuật hoàn toàn không phải là một khái niệm mới, nó đã
được nhắc tới trong các cuốn từ điển khác nhau tiêu biểu như “Từ điển tri
thức văn hoá” với định nghĩa của E.D.Hirsch: “Tự thuật là một tác phẩm văn
học viết về chính cuộc đời nhà văn”, hay một định nghĩa rộng hơn của
M.H.Abrams “tự thuật là tiểu sử được một người viết về chính bản thân anh ta
hay cô ta” (vấn đề định nghĩa này sẽ được nói rõ ở phần sau).
Dựa trên những tài liệu thu thập được từ mạng Internet, chúng tui thấy
rằng vấn đề tự thuật và các công trình nghiên cứu về nó hoàn toàn không phải
là điều “một sớm một chiều”. Chúng tui tìm thấy những tác phẩm nghiên cứu
thực sự sâu sắc và phân tích kĩ lưỡng về vấn đề này như: Giao ước tự thuật
(Philippe Lejeune), Những vấn đề tự truyện (J.Borel), Đổi mới tiểu thuyết
bằng tự truyện (P.Boisdeffre). Đây là mảng tư liệu ngoại văn quan trọng rất
có giá trị về vấn đề tự thuật. Tuy nhiên do trình độ ngoại ngữ có hạn, chúng
tui không thể tìm hiểu một cách đầy đủ về các công trình kể trên. Vì vậy, ở
phần dưới đây, chúng tui xin được đi sâu hơn để tìm hiểu mảng tư liệu tiếng
Việt về các vấn đề tự thuật liên quan trực tiếp đến đề tài.
Đầu tiên, trong cuốn sách mang tên Con đường đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã nhắc tới khái niệm “cái
tạng” (temperament - sở trường riêng, phong cách riêng mỗi nhà văn). Ông
khẳng định “nếu coi mỗi tác phẩm văn chương là một lần nhà văn tìm đường
bày tỏ mình, thì quá trình hình thành, vận động và phát triển của tư tưởng
nghệ thuật mỗi nhà văn cũng đồng thời là quá trình nhà văn tự giải đáp câu
hỏi: tui là ai?” [47; 56]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng chỉ ra các
căn cứ để khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật và con người nhà văn thể
hiện trong tác phẩm, với những luận chứng và kiến giải rất rõ ràng. Mặc dù
không trực tiếp nêu tên thuật ngữ “tự thuật” nhưng cách lí giải của tác giả đã
gián tiếp đề cập đến vấn đề nghiên cứu của chúng tôi.
Ngoài ra các bài viết của hai tác giả: Lê Hồng Sâm với bài viết “Tuổi
thơ” của Nathalie Sarraute và đổi mới thể tài tự thuật (Tạp chí Văn học, số
11/1997) và Đặng Thị Hạnh với bài Tự thuật và tiểu thuyết Pháp ở thế kỉ XX
(Tạp chí Văn học, số 5/1998) cũng rất đáng được quan tâm. Các tác giả này
đều dành phần đầu bài nghiên cứu để đi sâu hơn vào tìm hiểu vấn đề tự thuật
trong tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX. Năm 2001, với Chuyên luận Đổi mới nghệ
thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong
“Lời mở” đã có đề cập đến vấn đề tự truyện, giải thích lí do về “một thế giới
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tammiu

New Member
Re: Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua

Mod ơi, link bị die rồi, có thể cập nhật cho em xin tài liệu này được không ạ, em cảm ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực suối Luận văn Sư phạm 0
R Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Luận văn Sư phạm 0
N Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên Văn học 0
H Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN t Kinh tế quốc tế 0
C Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới Văn học 0
T Bước đầu tìm hiểu yếu tố gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt trong Đại Nam quốc âm tự vị Văn hóa, Xã hội 0
A Môi trường làm việc với vai trò là yếu tố thúc đẩy việc tự hoàn thiện tiếng Anh: trường hợp các dự á Ngoại ngữ 0
N Giá trị của một số yếu tố miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại và tiên lượng bệnh viêm khớp tự phát Tài liệu chưa phân loại 0
Z Khi xin việc: Tự tin là yếu tố của thành công Mẹo vặt cuộc sống 0
A Báo cáo Cơ sở “cảnh quan học” của khai thác các yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top