zenki282

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận Văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thi pháp học, các phạm trù thi pháp và tình hình nghiên cứu thi pháp học hiện đại ở Việt Nam. Giới thiệu những tiền đề ảnh hưởng tới định hướng lựa chọn nghiên cứu và lý luận về thi pháp của Trần Đình Sử. Trình bày cụ thể một số đóng góp của Trần Đình Sử về lý luận thi pháp: bước đường đến với thi pháp học của tác giả Trần Đình Sử; hình thức mang tính quan niệm; quan niệm nghệ thuật về con người; thời gian và không gian nghệ thuật. Tìm hiểu những thành tựu nghiên cứu văn học của Trần Đình Sử từ hướng thi pháp học trên các khía cạnh: thi pháp tác phẩm (Thi pháp Truyện Kiều); thi pháp học tác giả (Thi pháp thơ Tố Hữu); thi pháp giai đoạn văn học (Thi pháp văn học trung đại Việt Nam)
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1. Thi pháp học xuất hiện rất sớm trong lịch sử nghiên cứu, phê
bình văn học trên thế giới với công trình "Nghệ thuật thi ca" (Poetika)
của Aristote (384 - 322 TCN). Nội dung của thi pháp học được khởi
nguồn nuôi dưỡng bằng sự cộng hưởng của tư duy khoa học thời đại mà
Aristote đề xuất: Đó là sự phát triển của tư duy khoa học duy vật biện chứng
về sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, xã hội; của lôgic học
nghiêm ngặt; của sự đăng đối hài hòa giữa nội dung - hình thức của sự vật,
hiện tượng. Mà tinh thần xuyên suốt làm nên khuôn hình của thi pháp học là
tư duy khoa học duy vật biện chứng; là khả năng mã hoá, vật chất hoá thế
giới tinh thần, thế giới nghệ thuật thông qua hệ thống công cụ, hệ thống hình
thức khách quan.
Hơn 2000 năm, hơn 20 thế kỷ từ ngày được định danh, trên trục
thời gian xuyên thiên niên kỷ và trong chiều kích không gian vũ trụ toàn
thế giới, tinh thần thi pháp học từ Aristote được tiếp thu, bổ sung trên cơ
sở những thành tựu của ngành khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là
khoa học ngôn ngữ, chủ nghĩa thực chứng, khoa học lịch sử... Do đó, thi
pháp học hiện đại, khởi nguồn từ Trường phái hình thức Nga, đã phục
hưng khoa học thi pháp trong thế kỷ XX và tiếp tục ở thế kỷ XXI. Ngày
nay, trong nghiên cứu, phê bình văn học, thi pháp học đã trở nên quen
thuộc. Trần Đình Sử gọi thi pháp là bộ môn khoa học cổ xưa nhất, đồng
thời cũng là bộ môn hiện đại nhất của khoa học nghiên cứu văn học.
Trần Đình Sử khẳng định "Thi pháp học là một danh từ mới nhưng
không xa lạ. Đó là tên gọi một bộ môn cổ xưa nhất nhưng cũng là bộ
môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học, đang đem lại cho ngành này
những luồng sinh khí mới" [77, trg 7].
1.2. Trong lịch sử nhân loại, giao lưu là một xu hướng tất yếu
trong các hoạt động của đời sống xã hội. Giao lưu văn hóa luôn đi kèm
với giao lưu kinh tế, giao lưu chính trị, con người. Hoạt động giao lưu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện sự phát triển, trình độ
phát triển xã hội của dân tộc, giữa các dân tộc và khu vực trên thế giới.
Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên.
Đặt thi pháp học trong dòng chảy của sự giao lưu văn hóa, chúng
ta có thể thấy sự xuất hiện, phát triển của bộ môn khoa học này trong
suốt mấy chục năm qua là một xu hướng tất yếu.
Hơn ba chục năm tồn tại và phát triển thi pháp học ở Việt Nam có
sự đóng góp công sức, trí tuệ của tập thể đông đảo các nhà nghiên cứu
văn học theo hướng thi pháp học [46, trg 62-64; 78, trg 13-25]. Nhưng
hầu hết các nhà nghiên cứu chọn thi pháp học, còn rất ít người vinh dự
được thi pháp học chọn. Hơn nữa, mỗi một lĩnh vực của đời sống xã hội
đều có những nguyên tắc riêng chỉ có những người nào làm cho lĩnh vực
mình chọn trở nên có hồn vía, phát triển thì mới được chính lĩnh vực ấy
vinh danh. Nhắc đến thi pháp học ở Việt Nam rất nhiều nhà nghiên cứu
nhắc ngay đến Trần Đình Sử như một nhà khoa học tiêu biểu nhất.
Để có được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thi pháp học ở Việt
Nam, Trần Đình Sử phải nỗ lực để vượt lên chính mình, vượt qua ranh
giới, giới hạn thời đại bằng sự say mê khoa học, bằng sự dũng cảm, bằng
niềm tin vào tương lai và bằng ý chí "Sinh ư nghệ, tử ư nghệ". Mà tựu
trung lại là xuất phát từ sự lặng thầm, miệt mài học tập, nghiên cứu thi
pháp học. Trong hơn nửa thế kỷ học tập, giảng dạy, nghiên cứu văn học
Trần Đình Sử ghi được nhiều dấu mốc quan trọng. Từ công việc giảng
dạy, nghiên cứu, đến những công trình nghiên cứu và những giải thưởng
cao quí [76, trg 7-8]. Riêng về các công trình nghiên cứu thi pháp học,
nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học phải kể đến: Thi pháp thơ
Tố Hữu (1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Lý luận và phê
bình văn học (1996), Dẫn luận thi pháp học (1998). Mấy vấn đề về thi
pháp văn học trung đại Việt Nam (1999). Văn học và thời gian (2001),
Thi pháp Truyện Kiều (2001)...
Đó là những căn cứ để chúng ta chờ đợi những đóng góp quan
trọng tiếp theo của Trần Đình Sử về thi pháp học. 1.3. Hiện nay, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn là vấn đề
mang tính thời sự, được đặt ra cấp thiết. Mặc dù, đã có những kết luận
mang tính pháp qui về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; tuy nhiên,
trong thực tế, việc hiểu và thực hiện của giáo viên và học sinh vẫn còn
nhiều điều chưa thống nhất [97].
Chúng tui không có tham vọng bàn sâu về lý luận hay ứng dụng
cho đổi mới phương pháp dạy học văn. Bởi nội dung này là thiết thực, cấp
bách nhưng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài. Điều mà chúng tôi
quan tâm là, thông qua tìm hiểu, nghiên cứu về thi pháp học và những đóng
góp của Trần Đình Sử về thi pháp học trên cả hai bình diện lý luận và ứng
dụng trong nghiên cứu văn học Việt Nam, sẽ góp thêm tiếng nói đổi mới
phương pháp dạy học văn, khi đưa thi pháp học hướng dẫn học sinh, giáo
viên tiếp cận giờ dạy văn. Các lý do mà chúng tui quan tâm:
1. Thi pháp học là một bộ môn khoa học. Tính khoa học của thi pháp
học đem lại tư duy khoa học cho người tiếp cận: Tư duy hệ thống cấu trúc,
tư duy lôgich, biện chứng, tư duy văn học, nghệ thuật, triết học, mỹ học.
2. Các phạm trù của thi pháp học là lựa chọn có tính chất công cụ
và phương pháp để giúp người tiếp nhận có cái nhìn khoa học, chủ động,
sáng tạo. Vì thế, sẽ khắc phục lối bình tán chủ quan thiếu căn cứ, quan
niệm tuyệt đối hóa nội dung, chỉ cần ghi nhớ nội dung văn học.
3. Việc dạy học văn theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung
của thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện thuận lợi: Đội
ngũ nhà thi pháp học hùng hậu, có nhiều chuyên luận, tiểu luận về việc
đưa thi pháp học tiếp cận giờ giảng văn [81, 40, 30], nhiều nội dung của
sách giáo khoa và đề thi coi trọng hơn tới hình thức nghệ thuật. Hơn
nữa, tinh thần thi pháp học phù hợp cho tư duy người giáo viên hiện đại.
Bởi vì: "người giảng văn phải giải mã được ngôn ngữ tác phẩm, khám
phá ra cấu trúc nội tại, tìm ra ý nghĩa của từng yếu tố hình thức, kĩ thuật
trong việc thể hiện nội dung. Nếu nhà văn đi tìm cho nội dung một hình
thức thích hợp nhất thì người giảng văn lại dựa vào hình thức để tìm đến
nội dung của tác phẩm. Như vậy, không có hình thức thuần túy mà chỉ có hình thức của một nội dung nhất định mà thôi. Tính nghệ thuật của tác
phẩm chính là sự phù hợp nhất, thống nhất cao độ giữa hình thức và nội
dung" [84, trg 118].
Dung hòa giữa những lý do khách quan và chủ quan, chúng tôi
chọn đề tài “Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học” làm
đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Sức bật của tuổi trẻ, cộng hưởng bởi niềm say mê khoa học, niềm
tin vào sức mạnh dân tộc sau ngày giải phóng thống nhất đất nước là
động lực thôi thúc Trần Đình Sử học tập, nghiên cứu thi pháp học ngay
trên quê huơng của thi pháp học hiện đại. Sau khi về nước với sự hiểu
biết sâu rộng , Trần Đình Sử chủ động, tích cực đưa thi pháp vào nghiên
cứu văn học Việt Nam. Lần lượt những tiểu luận,chuyên luận về thi pháp
học được Trần Đình Sử công bố (từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay)
đã gây được tiếng vang đặc biệt. Sự thành công bước đầu ấy được nhiều
đồng nghiệp và đông đảo giới nghiên cứu phê bình, cổ vũ, ghi nhận.
Năm 1989 (nghĩa là sau gần 10 năm, kể từ khi những tiểu luận,
chuyên luận về thi pháp học của Trần Đình Sử được công bố) trên Tạp
chí văn học số 3, Lã Nguyên "đánh" những tiếng trống cổ vũ đầu tiên.
Rất quan tâm đến sự hấp dẫn của thi pháp học ở Việt Nam, Lã Nguyên
nhận thấy: "quả là thơ Tố Hữu đã được phân tích đánh giá kĩ lưỡng ở
nhiều cấp độ khác nhau trên cả mặt nội dung và hình thức, nhưng nghiên
cứu tác phẩm của nhà thơ này từ góc độ tiếp cận của thi pháp học thì cho
đến nay vẫn còn là mảnh đất trống" [61, trg 74].
Trên tinh thần khoa học nghiêm túc, dân chủ, Lã Nguyên thấy
được thành công của Trần Đình Sử ở Thi pháp thơ Tố Hữu trên hai
phương diện ứng dụng và lý luận thi pháp học. Ứng dụng thi pháp học
vào nghiên cứu một đơn vị cụ thể, chính là đưa lý luận vào thực tiễn. Lã
Nguyên viết: "trong chuyên luận của Trần Đình Sử, mọi đơn vị nghệ
thuật, từ đơn vị vĩ mô như tác phẩm, thể tài đến đơn vị vi mô như nhịp
điệu, câu, chữ đều được quy về một kiểu tư duy nghệ thuật, một kiểu
quan hệ giữa chủ thể và khách thể phản ánh, giữa nhà thơ và phương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

doanthicamduyen

New Member
Yêu cầu link mới

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
H Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Luận án PTS Văn hóa, Xã hội 0
C Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai Văn học 0
N Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua c Kinh tế quốc tế 0
T Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam Kinh tế quốc tế 4
N Những đóng góp của Thế Lữ vào giai đoạn văn học (1930-1945) Văn học 0
M Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại Văn học 1
T Ngững đóng góp của tờ tin văn (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1966 - 1967) Văn học 0
T VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP về Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sin Tài liệu chưa phân loại 0
A Đánh giá lại cuộc đời và những đóng góp cho hát nói của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top