xinhlaem01

New Member
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU TỤC NGỮ "ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM"





Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.



Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh cùng kiệt khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.



Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.



Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.



(Sưu tầm)
 

tieududu_1612

New Member
trong gai đoạn gần đây hễ khi nói đến xã hội phong kiến là người ta hay quy chụp cho chế độ xã hội này đủ thứ xấu xa,có lẽ đây là hậu quả của nền giáo dục mang đậm màu sắc chính trị...và vì vậy. Dường như nói xấu xã hội này là câu cửa miệng hay sao ý, chẳng có xã hội nào tốt đẹp hơn xã hội nào đâu...chẳng qua cũng chỉ là giải quyết những mâu thuẫn xã hội mà thôi...nhìn vào xã hội hiện thời chúng ta đang sống thì biết....Như chúng ta đã biết mỗi một chế độ xã hôi ra đời đều dựa trên nền tảng của các mối quan hệ trong lòng xã hội đó..và để dung hoà các mối quan hệ đó thì cần có những loại hình nhà nước hay loại hình xã hội tương ứng mà thôi...chứ không hẳn cứ Phong Kiến là xấu mà XHCN như chúng ta đã là tốt...vấn đề này dài hơi dài giấy lắm viết vài dòng là không đủ..vậy mong các bạn ai quan tâm muốn làm sáng tỏ thì liên hệ với mình nha....
 

hanah_82

New Member
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện đạo lý làm người mà ông bà ta muôn nhắc nhở con cháu đời sau. Việc giữ gìn nhân cách, phẩm giá trong mọi hoàn cảnh là một đạo lí mà ông bà ta muốn nhắn gửi qua câu:



Đói cho sạch, rách cho thơm.



Ăn và mặc là hai nhu cầu căn bản và thiết yếu nhất của con người. Đồng thời đó cũng là bản năng sinh tồn của loài người. Khi đói khát, cái bản năng ấy trỗi dậy mạnh mẽ tới mức người ta không còn giữ được lí trí, cho nên mới có câu: "Đói ăn vụng, túng làm càn". Một số người trong lúc đói khát đã để bản năng chiến thắng bản thân, trở thành những kẻ xấu xa, thấp hèn. Do đó, công cha ta muốn nhắc nhở chúng ta rằng dù có bị đói ăn đến thế nào đi nữa cũng phải lựa miếng ăn cho đàng hoàng, sạch sẽ; dù cùng kiệt khổ, rách rưới thế nào cũng phải giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.



Bằng cách mượn những hình ảnh chân thực, nhưng nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống, ông cha ta muốn nói lên quan niệm làm người: hãy sống trong sạch, thanh cao, phải giữ gìn phẩm giá, danh dự của mình trong mọi hoàn cảnh.



Trở về với cuộc sống cùng kiệt khó thời phong kiến ngày xưa, người nông dân bị bọn quan lại, địa chủ đàn áp, bóc lột. Dù vậy, họ vẫn giữ được nếp sống trong sạch, lành mạnh, giữ được phẩm giá lương thiện vốn có của mình. Còn những người tri thức nho giáo như các cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát...dù làm quan to trong triều đình, hưởng bổng lộc của nhà vua, nhưng khi bất lực trước những bọn quan lại nịnh hót, họ lui về ở ẩn, chấp nhận cuộc sống thanh bần nơi điền viên. Họ lấy những thú vui dân dã làm niềm vui trong cuộc đời, không màng đến cuộc sống xa hoa, đầy đủ trước đây.



Cuộc sống ngày nay dù có khấm khá hơn trước nhưng trong xã hội vẫn không ít những gia đình cùng kiệt khổ, túng thiếu. Họ thậm chí còn không có một mái nhà lành lặn để che mưa che nắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố gắng hết sức, làm lụng vất vả để nuôi con ăn học với mong ước con cái được thành người, sống tốt đẹp. Ra ngoài đường phố, ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những em bé, những cụ già, những người tàn tật đi bán từng tờ vé số giữa cái nắng chói chang gay gắt của mùa hè hay những đêm mưa giá rét của mùa đông. Dù cùng kiệt khổ đến thế nào, họ vẫn muốn tự mình bỏ sức lao động để kiếm miếng cơm, manh áo. Những người đó thật xứng đáng để cho ta khâm phục, kính trọng.



Tuy nhiên, trong xã hội ngày xưa, bên cạnh những người nông dân sống lương thiện, trong sạch vẫn đầy rẫy những kẻ sống bất lương, độc ác. Đặc biệt là những bọn quan lại, địa chủ cường hào ức hiếp, cướp bóc dân lành. Họ làm lam đến mức vét sạch của cải, bóc lột tàn bạo sức lực của người nông dân bằng những chính sách sưu cao thuế nặng để hưởng lợi. Nói như Nguyễn Công Hoan, họ là những kẻ "ăn bẩn". Còn thời nay, xã hội vẫn còn nhửng kẻ lười biếng, không chịu lao động, lại thích ăn cắp, cướp giật của người khác. Tất cả những kẻ như trên đều đáng để ta phê phán, bài trừ.



Câu tục ngữ trên là một bài học về nhân sinh quan cần thiết và bổ ích đối với mỗi chúng ta. Đã là con người thì dù trong hoàn cảnh thế nào cũng phải giữ cho được bản chất trong sạch, lương thiện. Đây cũng là nền tảng đạo đức ngàn đời của ông cha ta.



Theo Những bài văn hay 7*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top