deptraicuto

New Member
PHÂN TÍCH BÀI THƠ GIẢI ĐI SỚM CỦA HỒ CHÍ MINH



Nội dung



I.Xuất xứ – Hoàn cảnh sáng tác :




- Bài thứ 41 và 42 trong Nhật ký trong tù




- Bác viết vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1942 trên đường chuyển lao từ nhà lao Long An (nhà lao thứ 6) sang nhà lao Đồng Chính (nhà lao thứ 7) sau khi đã đi bộ hơn 200 km và bị bắt hơn 60 ngày.




II. Phân tích :




1/ Bài 1 : Người tù bị giải đi trong đêm khuya




a) Khung cảnh thiên nhiên




-“Đêm chửa tan”, “đường thẳm”,“trận gió hàn”




-> đêm tối, lạnh lẽo, vắng lặng, đầy những thử thách khắc nghiệt.




- “Gà gáy”,“chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” ® Cảnh thi vị, gợi chút ấm áp, vui tươi : có âm thanh, ánh sáng và sự chuyển vận của trăng sao.




® Người tù bị giải đi trong đêm khuya, nhưng qua tâm hồn người thiên nhiên trở nên sinh động, vui tươi (Người không đi một mình, dường như có cảnh thiên nhiên cùng người lên đường).




b) Hình ảnh người đi :




- “Chinh nhân” (khác tù nhân)




® gây cảm giác người ra đi một cách chủ động, người đi mang sứ mệnh lịch sử.




– “Nghênh diện - trận trận hàn” ® hình ảnh con người đối mặt với thử thách, vượt qua gian khổ với tư thế hiên ngang.




- Điệp từ “Chinh”, “trận” ® âm điệu rắn rỏi, hào hùng, tô đậm sự xông pha của người chiến sĩ




-> 4 câu thơ là cảnh chuyển lao gian khổ của người tù khi trời chưa sáng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người chiến sĩ lên đường một cách chủ động – con người tự nâng mình vượt lên hoàn cảnh, coi thường gian khổ.




2/ Bài 2 : Cảnh bình minh trên đường người tù bị giải đi




a) Khung cảnh thiên nhiên :




- Hừng đông bừng sáng




- Bóng đêm bị quét sạch




- Hơi ấm bao la, tràn ngập cả vũ trụ




® Cảnh biến chuyển rất nhanh, thiên nhiên đang vận động đi lên (từ tối đến sáng). Cảnh bình minh tươi đẹp, ấm áp.




b) Hình ảnh người đi: Câu 4




-“Hành nhân” ® người đi với tâm trạng tự do, thoải mái (khác chinh nhân)




-“Thi hứng hốt gia nồng” ® sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn người đi trước cảnh bình minh tươi đẹp, ấm lòng.




® Tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, tràn đầy lạc quan, tin tưởng, sảng khoái, hào hùng của nhà thơ. Bác đã đứng trên đau khổ mà đến với thiên nhiên, vui với cảnh thiên nhiên cũng như hòa vào thiên nhiên tâm hồn cao đẹp của mình và sưởi ấm thiên nhiên bằng nhiệt tình cách mạng rực lửa của mình.




III.Chủ đề : Bài thơ thể hiện :



- Tình yêu thiên nhiên.




- Phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, tâm hồn lạc quan, trí tuệ lỗi lạc của người chiến sĩ cách mạng.




IV. Tổng kết :




1. Nội dung : Tâm hồn cao đẹp của Bác : sự hài hòa tuyệt đẹp giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ.




2. Nghệ thuật :




- Bút pháp cổ điển và hiện đại




- Yếu tố hiện thực hài hòa với yếu tố tượng trưng.




Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket






D. Củng cố - Dặn dò :




- Yếu tố hiện thực hài hòa với yếu tố tượng trưng (Đặng Thai Mai)




- Cảm hứng về ánh hồng :ở bài thơ Chiều tối.




“Trong ngục giờ đây còn tối mịt




Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” (Buổi sớm)




® Cái nhìn, cách cảm nhận tích cực của người Cách mạng lạc quan, vững vàng.




- Chuẩn bị : “Mới ra tù tập leo núi”




- Phân tích yếu tố cổ điển và tinh thần thời đại của bài thơ.




Theo Nguyễn Mạnh Bình - GV Văn

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top