Berenger

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..............................................................................9
5. Kết cấu của luận văn.......................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 10
Chương 1. Khái niệm về tư duy thơ và thơ chơi Tản Đà ........................................... 10
1.1. Khái niệm về tư duy thơ ..............................................................................10
1.1.1. Tư duy nghệ thuật ..................................................................................... 10
1.1.2. Tư duy thơ ................................................................................................. 11
1.1.3. Sự chi phối của quan niệm thơ đối với tư duy thơ .................................... 13
1.2. Thơ chơi như một “tiểu thể loại” ...............................................................15
1.2.1. Thơ chơi là sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố trào lộng ............... 15
1.2.2. Thơ chơi trong văn học dân gian và trong văn học bác học truyền
thống.................................................................................................................... 18
1.2.3. Thơ chơi và chơi thơ ................................................................................. 27
1.3. Thơ chơi của Tản Đà ..................................................................................30
1.3.1. Tản Đà – một nhà thơ lớn......................................................................... 30
1.3.2. Quan niệm thơ chơi của Tản Đà............................................................... 34
1.3.3. Vị trí của thơ chơi trong sáng tác Tản Đà................................................ 37
 Tiểu kết chương I...................................................................................................... 39
Chƣơng 2. Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong ..................................... 40
thơ chơi của Tản Đà.................................................................................................... 40
2.1. Cảm hứng chủ đạo..................................................................................... 40
2.1.1.Cảm hứng về quê hương đất nước và con người thời đại trong thơ
chơi Tản Đà...........................................................................................................40
2.1.2. Chữ tài, chữ tình và nhân tình thế thái trong thơ chơi ............................. 47
2.2. Cái tui trữ tình giang hồ, phiêu bạt và ngông nghênh ..............................53
2.2.1. Mẫu nhà Nho tài tử cuối cùng: đi nhiều, thất vọng và chán đời .............. 53
2.2.2. Chơi là một cách giải sầu, giải thoát, tận hưởng ..................................... 57
2.2.3. Tự hạ mình, giễu mình, yếu tố thị dân con buôn ...................................... 59
2.3. Những nhân vật trữ tình đặc biệt ...............................................................65
2.3.1. Nhân vật ông Trời ..................................................................................... 65
2.3.2. Nhân vật mĩ nhân tưởng tượng ................................................................. 69
 Tiểu kết chương II .................................................................................................... 74
Chƣơng 3. Thể loại, ngôn ngữ và biểu tƣợng ........................................................... 75
trong thơ chơi của Tản Đà.......................................................................................... 75
3.1. Thể loại ....................................................................................................... 75
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................... 80
3.3. Biểu tượng .................................................................................................. 90
 Tiểu kết chương III .................................................................................................. 99
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................... 100
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã viết: “Từ bao
giờ đến bây giờ, từ Hô – mê – rơ đến Kinh Thi đến ca dao, thơ vẫn là một sức
đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những buồn vui của loài người
và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” [63, 45].Thật vậy, thơ ca từ
xưa đến nay và mãi đến muôn đời sau vẫn là bạn đồng hành với những hỉ, nộ, ái, ố
của cuộc đời. Dẫu trong xã hội hiện đại ngày nay khi mà con người ta bị “cơ khí
hóa” đến cả tâm hồn – nói theo cách của Nguyễn Tuân thì nàng thơ vẫn khẳng
định một chỗ đứng cho riêng mình. Thơ - nay không chỉ dành cho các văn nhân,
tao nhân mặc khách mà thơ đã là “của chung” mọi người. Thơ không phải để
“ngôn chí” mà thơ để nói đời, nói những cái “ối a ba phèng”, người ta hay gọi là
thơ chơi. Có thể khẳng định thơ chơi là một hiện tượng trong văn học Việt Nam,
góp nên một tiếng thơ mới cho nền văn học đương đại. Nói như nhà thơ Phùng
Quán:
… Một ngày tui hết nửa ngày say
Nằm dài chiếu vầu ngắm trời mây
Hứng lên múa bút, thơ lên cót
Thơ rượu, thơ tình, thơ cỏ cây !....
(Thơ chơi, Phùng Quán)
Thơ rượu, thơ tình, thơ cỏ cây… ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc
sống. Do đó chúng ta cần xem xét thơ chơi như một hiện tượng, một thể loại văn
học không thể thiếu để từ đó thấy được đặc điểm cũng như vai trò của nó trong đời
sống và trong văn học.
Không ai có thể phủ nhận được vị trí “bản lề” của nhà thơ Tản Đà trong văn
học giao thời. Chính vì thế Hoài Thanh đã thành kính thắp nén hương chiêu hồn
anh Tản Đà trong hội tao đàn của Thơ mới và trịnh trọng gọi thi nhân là “người
của hai thế kỉ”. Không chỉ khép lại cánh cửa thơ ca của cửa Khổng sân Trình
thống trị hàng nghìn năm và đưa văn học bén duyên với cái Tây, cái mới; Mà

trong nền văn học dân tộc, Tản Đà còn được xem như là một trong những người
có công phát triển loại thơ chơi.
Là người tài hoa, có cá tính độc đáo, có một vị trí quan trọng trong đời sống
văn chương thời đó, Tản Đà đã mở ra một lối sống mới, một cách thể hiện mới
làm cho bộ mặt thơ ca có phần thay đổi. Bước vào sân khấu cuộc đời với chén
rượu khật khưỡng trong tay, với “túi thơ đeo khắp ba kì”, thi sĩ của sông Đà, núi
Tản thực sự đã để lại một dấu ấn cá nhân riêng.
Có rất nhiều ý kiÕn nghiªn cøu th¬ T¶n §µ (như TrÇn §×nh Sö, TrÇn §×nh
Hưîu, Xu©n DiÖu, Huy CËn, TrÇn Ngäc Vư¬ng…) song, từ trước tới nay chưa ai
hệ thống hóa nội dung thơ chơi trong sự nghiệp Tản Đà và đánh giá vị trí vai trò
của nó trong sự nghiệp của nhà thơ. Qua thơ chơi, người đọc được tiếp cận gần
hơn với con người đời thường của Tản Đà và ngược lại, cũng từ việc tiếp cận con
người trong thơ ông, người đọc ngày hôm nay sẽ có một cái nhìn sâu sắc và cụ thể
hơn về thơ Tản Đà trong tiến trình thơ ca Việt Nam trung đại, hiện đại và cả
đương đại. Bộ phận thơ chơi của Tản Đà là nhân tố tạo nên hồn cốt, phong cách
thơ đặc sắc của ông.
Thùc hiÖn ®Ò tµi này - mét ®Ò tµi thuéc chuyªn ngành văn học Việt Nam,
chóng t«i muốn nghiên cứu hiện tượng thơ chơi của Tản Đà và đặt nó trong văn
mạch nói chung để thấy được xu hướng thơ ca hiện đại từ góc nhìn tư duy nghệ
thuật. Gi¶i quyÕt ®Ò tµi “Thơ chơi” của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật,
chóng t«i cßn nh»m môc ®Ých gãp phÇn trang bÞ thªm lý luËn, kiến thức nh»m n©ng
cao chÊt lượng gi¶ng d¹y phÇn th¬ T¶n §µ trong c¸c cÊp häc hiÖn nay đặc biệt là
cấp phæ th«ng c¬ së.
XuÊt ph¸t tõ lý do này, luËn văn cña chóng t«i chän ®Ò tµi nghiªn cøu lµ:
“Thơ chơi” của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có một số tác giả đã đề cập đến hiện
tượng “thơ chơi” hay chữ “chơi” trong văn học một cách khái quát. “Có thể nói,
chưa bao giờ, loại thơ vui, thơ giải trí hay gọi là thơ chơi lại phát triển phong phú

và đa dạng như bây giờ. Thơ vui, thơ chơi là loại thơ mang tính dân gian, tính chất
trào lộng, tính khôi hài” [57; 584]. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam
hiện đại, tác giả Nguyễn Bá Thành đưa ra quan niệm, mà theo ông, loại thơ chơi
ông đề cập đến là những bài thơ “mang tính trào lộng, tự trào, đôi khi có ý bông
đùa, giễu nhại”. Nhà nghiên cứu khẳng định: thơ chơi không chỉ xuất hiện như
một loại sáng tác, một “tiểu thể loại”, một chủng loại mà nó như là một thứ gia vị,
một hoạt chất mới có rất nhiều trong các sáng tác thơ hiện nay. Đây là những gợi
mở vô cùng quý báu và là định hướng để chúng tui thực hiện luận văn này.
Một tài liệu khác bàn về chữ “chơi” trong văn học mà chúng tui được dịp
tiếp cận đó là bài viết của tác giả Trần Ngọc Hiếu (in lần đầu trên Tạp chí Nghiên
cứu văn học 11-2011, trang 16-27). Trong bài viết của mình, tác giả Trần Ngọc
Hiếu đã cắt nghĩa “sự chơi”, theo quan niệm của Johan Huizinga, được hiểu là
“…một hoạt động tự do, tách ra một cách tương đối khỏi cuộc đời „thường nhật‟
như là một sự „không nghiêm trọng‟ song đồng thời lại có khả năng cuốn hút
người chơi mãnh liệt và tuyệt đối. Nó là một hoạt động không gắn với một quan
tâm vật chất nào và vụ lợi nào. Nó triển diễn bên trong những giới hạn không gian
và thời gian của riêng mình, tuân theo những luật lệ cố định và theo một cách thức
mang tính mệnh lệnh”. Từ diễn giải về sự chơi như thế, có thể thấy chơi được định
nghĩa như là sự đối lập với thực tại, với cái nghiêm trọng, nghiêm túc. Sự chơi tạm
thời đưa con người bước ra khỏi quỹ đạo của cuộc đời thường nhật với những giới
hạn không-thời gian, những quy luật, tất yếu của nó, để thâm nhập vào một thế
giới khác vừa ở trong mà cũng vừa ở ngoài thực tại, mang tính tự trị tương đối (có
không gian-thời gian riêng, có những luật lệ riêng). Con người chơi để được là
mình, để không bị quy giản thành một thực thể duy lý vì “chơi là phi duy lý”. Con
người chơi như một cách để tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của chính mình, như một
cách để tạo nghĩa cho chính thế giới mà y tồn tại trong đó. Con người chơi để khai
phá sự tự do khi vượt qua những tất yếu của thực tại, để phát hiện những khả thể
của bản thân và của chính thế giới. Với tài liệu này, ý nghĩa của sự chơi trong thơ
ngày càng hiển hiện sắc nét hơn, định hướng cho vấn đề chúng tui nghiên cứu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top