VÌ SAO TÔI HÚT THUỐC
(An-tốp S.) - Nguồn


Có lẽ nào một người mà biết kính trọng bản thân mình lại sẽ đi hỏi xin tiền của những người qua lại? Không bao giờ. Ngay cả nếu như không có năm kô-pếch để đi tàu điện.

Khi một người có gánh nặng trong lòng, liệu anh ta có nói về nỗi bất hạnh của mình với một người ngoài cuộc hay không? Không, sẽ không nói.

Thế có ai trong chúng ta, những người hút thuốc, lại chưa từng hỏi xin thuốc của những người hoàn toàn không quen biết?

Diêm à? Người ta hỏi xin ở khắp mọi nơi bằng tất cả các thứ tiếng: "Xin lỗi anh, anh có diêm không ạ?.." Và một người sẽ tìm được bao diêm, đánh diêm. Anh ta đưa hai tay cầm que diêm đang cháy lại gần gương mặt một người không quen biết. Trong một khoảnh khắc nào đó bàn tay họ chạm vào nhau, gìn giữ ngọn lửa nhỏ.

Rồi cả người này cũng sẽ được hỏi xin lửa châm thuốc, và anh ta chìa ra điếu thuốc đang cháy.

Và một lần nữa trong một giây bàn tay của những người không quen biết lại gặp nhau.

Sẽ tiếp tục như vậy, khi mà tất cả những người mà hút thuốc còn chưa châm xong thuốc. Và những sợi dây xích nhỏ làm bằng những ngọn lửa bé tí xíu cứ nối tiếp nhau trên khắp trái đất. Bởi vì người ta hút thuốc ở Châu Âu và Châu Á, Châu Phi và Châu Úc, Nam và Bắc Châu Mỹ.

Mà khi bàn tay mọi người còn đụng vào nhau, gìn giữ ngọn lửa nhỏ, — sẽ chẳng có điều gì tồi tệ xảy ra trên trái đất cả.

Chỉ vì vậy mà tui không bỏ hút thuốc. Nhỡ có ai đó sẽ hỏi: "Anh có lửa không?.." thì sao.
 

Number1_007

New Member
VỀ VIỆC KỲ THỊ CỬ NHÂN DÂN LẬP
(Nguồn: )

Anh em cử nhân và sinh viên dân lập yêu quý,


Non nửa thế kỷ nay, nhiều thế hệ trí thức, sinh viên quốc dân đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để xây dựng và phát triển một hệ thống tri thức thống nhất và độc lập cho tổ quốc ta. Toàn thể trí thức tiền bối, cựu sinh viên các đại học ngoài và trong nước, sinh viên du học (thanh niên xa mẹ), sinh viên công lập viet-nam, luôn luôn thương cho các anh em, vì biết rằng các anh em khốn khổ.

Khốn khổ về tinh thần — Vì cũng đầy lòng khát khao học tập mong lấy cho được tấm bằng đại học bằng anh bằng em, nhưng các anh em lại chưa có đủ điều kiện về vật chất, về trí tuệ, hay về cả hai thứ, để được chen vai thích cánh bình đẳng với toàn thể sinh viên công lập viet-nam, chưa nói sinh viên học giỏi đi du học, hay thậm chí sinh viên học dốt phải đi du học bằng tiền của bố, trong công cuộc đấu tranh giành bằng cấp để kiếm cho được công ăn việc làm xây dựng đất nước của chúng ta.

Khốn khổ về thể xác — Vì các anh em luôn luôn bị giới đào tạo viet-nam lừa gạt phỉnh phờ, treo bằng đại học bán kiến thức còn ngu hơn cả kiến thức dạy nghề, thu tiền vào cho đầy túi, bán ra loại bằng ngày càng bị xã hội bịt mũi phỉ nhổ, rồi ném các anh em ra đường mặc cho giới truyền thông bêu diếu, giới tuyển dụng giày vò, kỳ thị, hành hạ, uy hiếp, ngược đãi, bị chúng áp bức đủ mọi bề như cá nằm trên thớt.


Trí thức, sinh viên du học, và toàn thể sinh viên công lập viet-nam không bao giờ quên các anh em vì đang lúc mọi người đều được tự do học tập kiến thức, lấy bằng, xin việc, thì riêng các anh em bị lâm vào cảnh nô lệ bằng cấp dân lập.


Vì những lẽ đó mà trí thức, sinh viên du học, và toàn thể sinh viên công lập viet-nam muốn nhắn nhủ với các anh em mà đang có nguy cơ sắp bị lâm vào cảnh nô lệ dân lập đó rằng, các anh em luôn phải khắc cốt ghi tâm là:

Người khôn học tập nửa chừng,

Để cho dân lập nửa mừng, nửa lo!


Còn về phần các anh em mà đã trót ở sẵn trong vòng nô lệ dân lập mất rồi thì nên như thế nào?


Mặc dù báo chí giờ đây nó cứ bô bô công khai lên như thế, thì thân mang bằng dân lập phỏng có khác gì là bị gắn lên đầu hai cái sừng học dốt, nhưng các anh em đừng vì thế mà nản lòng, hãy luôn nhớ rằng:


(1) Dù địch có thể lừa gạt tiền bạc ta, dạy những kiến thức ba vạ làm ngu dại đầu óc ta, nhưng chúng không bao giờ ngǎn trở được lòng yêu bằng cấp, và chí dũng cảm của ta.


(2) Địch quyết không đủ người để canh gác tất cả các thành phố, các tỉnh, các quận huyện, các cơ quan, vậy ta nên tìm cho đủ mọi ngóc ngách, mọi đường lối đấu tranh du kích, dùng bằng dân lập mà quyết xin cho được việc làm công lập cho xứng mặt cử nhân đã được Bộ Giáo Dục công nhận của chúng ta.


(3) Chớ tin những lời chia rẽ, những tin nhảm nhí, do bọn địch và bọn một số địa phương quá khích như Đà Nẵng, Nam Định phao đồn.


(4) Phải luôn luôn giữ vững tinh thần, luôn luôn tin tưởng vào năng lực kỳ diệu biến kiến thức đại học thành kiến thức còn ngu hơn kiến thức dạy nghề của Bộ Giáo Dục ta, và hãy luôn tin chắc rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về ta.


Trí thức, sinh viên du học, và toàn thể sinh viên công lập viet-nam luôn có một lòng tin sắt đá rằng trải qua bước cực khổ, thì chúng ta nhất định thành công, "Công — Dân" nhất định một nhà, cũng như qua khỏi mùa đông, thì chắc chắn mùa xuân sẽ đến, chứ ai đời lại đông thêm phát nữa, dù đánh giá là môi trường bị phá hoại, khí hậu bị biến đổi, thì cũng không bao giờ mà có thể cứ đông mãi kiểu thế được!


Các anh em hãy bền chí, ngày mà toàn thể đại học công lập viet-nam cũng sẽ bắt đầu dạy những kiến thức còn ngu hơn kiến thức dạy nghề cũng chẳng còn bao xa!


"Công — Dân" một nhà!


Trường kỳ "dạy — học" kiến thức ba vạ, nhất định thắng lợi!


Cả dân tộc Việt Nam một mình một kiểu kiến thức đại học ba vạ không được ai công nhận, nhất định thành công!

Chào thân ái và quyết thắng!
 

sailor_moon

New Member
ĐỆ NHỊ NÉT VIỆT - 8 NGUYÊN TẮC ĐẼO GÁI (mạng)
(Nguồn: )


LỜI TỰA

Mặc dù theo quan điểm của đương kim Bộ Trưởng Giáo Dục nước Việt Nam 2011 thì nhân dân Việt Nam nếu có dốt lịch sử Việt Nam thì cũng là chuyện hoàn toàn bình thường, là chuyện tuyệt đối không sao, là chuyện không hề gì cả, và tuyệt nhiên chẳng có bất kỳ lý do gì để phải nâng cao quan điểm về chuyện người Việt Nam dốt sử Việt Nam hết; nhưng Phật thì từ lâu đã nói về "nhân — quả", còn mỗi một người Việt Nam, dù là có làm hay không làm ở Bộ Giáo Dục, có làm hay không làm Bộ Trưởng, chỉ cần không phải là một người quá ngu, thì đều hiểu là mọi việc xảy ra chung quanh và ở trong mỗi chúng ta, cái gì cũng có "nếu", có "thì" cả.


"Nếu" muốn có được một hình dung khả dĩ đúng về khía cạnh Internet của đời sống người Việt Nam, "thì" rất nên để ý đến hai đặc điểm của mạng TTVN-FPT ngày xưa:


Một, là, mạng TTVN-FPT chỉ là mạng thư tín điện tử e-mail, nhưng nó có tổ chức những hộp thư được gán quyền sử dụng chung cho một nhóm (có thể là tất cả mọi) người, và thực chất những thành viên của mạng này đã mê say sử dụng những hộp thư chung này để chơi hoàn toàn giống như cách chúng ta chơi diễn đàn bây giờ.


Hai, là, thành viên của mạng TTVN-FPT mặc dù có mở rộng ra, nhưng chủ yếu vẫn là thành viên FPT, khi đó mới chỉ khoảng vài trăm người, và có tỷ lệ được học hành tử tế tương đối cao, trong đó có nhiều du học sinh thời Liên Xô cũ — những người (/được) học hành tử tế nhất thời bấy giờ.


Tất cả những chuyện ấy có nhiều nét giống với Hà Nội ngõ nhỏ phố nhỏ, khăn quàng bay cuối thu, mẹ đưa em qua Phủ Tây Hồ, ngày xưa.


Lúc ấy Việt Nam còn chưa có Internet.


Rồi Việt Nam có Internet, nhưng toàn dial-up, và đắt. Lúc ấy:


Một, là, những người Việt Nam lên mạng bắt đầu mê say tham gia vào các diễn đàn giống như các diễn đàn bây giờ về phương diện hình thức, và các diễn đàn đã tạo nên phần nội dung tiếng Việt chủ yếu trên Internet. (Lưu ý là với những người chơi Internet tử tế thì nội dung các báo điện tử, dù có nhiều bao nhiêu về số lượng, cũng không phải là nội dung chủ yếu, vì những nội dung này chỉ "Internet" duy nhất ở cách phân phối, chứ không thật sự có đặc trưng gì là nội dung của môi trường trực tuyến cả).


Hai, là, vì điều kiện sử dụng Internet chậm và đắt thì không phải điều kiện phù hợp đối với đại chúng, cho nên người Việt Nam lên mạng lúc bấy chưa nhiều, và thành phần có chọn lọc hơn.


Rồi Việt Nam phổ biến Internet, băng thông rộng hơn, và ngày càng rẻ hơn. Lúc ấy:


Một, là, tây chơi gì, thì ta cũng chơi nấy, và vì ta nói chung dốt hơn tây, ta trên mạng nói chung dốt hơn tây trên mạng, nên cái gì ta cũng chơi theo kiểu dốt hơn.


Hai, là, vì điều kiện sử dụng Internet đã trở nên tương đối phù hợp đối với đại chúng, cho nên người Việt Nam bắt đầu lên mạng nhiều, và xô bồ hơn.


Tất cả những chuyện ấy có nhiều nét giống với Hà Nội cho đến trước lúc tính cả Hà Tây, Vĩnh Phúc, và Hòa Bình.


Lúc ấy Internet còn chưa có mạng xã hội.


Rồi Internet có mạng xã hội. Lúc ấy:


Tất cả những chuyện ấy có nhiều nét giống với Hà Nội kể từ sau lúc tính cả Hà Tây, Vĩnh Phúc, và Hòa Bình, bây giờ; ta có thể đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công, thênh thang Ba Đình lịch sử, tấp nập Hoàn Kiếm, Đồng Xuân, nghe chăm chú suốt cả ngày, Thủ Đô ta vẫn chỉ sục sôi toàn những người nói ngọng.


Đối với những người Việt Nam có suy nghĩ, thì Hà Nội mở rộng hôm nay, và Internet tiếng Việt bây giờ, là hai chỗ thật sự rất gợi ý, nếu như có ý định tìm hiểu để có được một hình dung cho rõ vì sao non sông Việt Nam còn không biết đến bao giờ mới trở nên vẻ vang, dân tộc Việt Nam còn không biết đến bao giờ mới được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm Châu.


Trở lại chuyện cụ thể nói ở đây, thì một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất:


Trong suốt lịch sử Internet tiếng Việt thì nội dung hay nhất là nội dung trên "Diễn đàn Thăng Long — Thanh Niên Xa Mẹ".


Trong suốt lịch sử Internet tiếng Việt thì bài viết hay nhất là bài "8 nguyên tắc đẽo gái (mạng)" do nick "Anh Vũ" viết trên "Diễn đàn Thăng Long — Thanh Niên Xa Mẹ".
 
ĐỆ NHỊ NÉT VIỆT — 8 NGUYÊN TẮC ĐẼO GÁI (mạng)
(Anh Vũ — Diễn Đàn Thăng Long — Thanh Niên Xa Mẹ)

Nguồn:

"Gái như cái đàn, chơi x hay tại người chơi dốt, đàn biết x gì?"

Nguyên tắc thứ nhất: BIỂU HIỆN CHỖ YẾU KÉM


Thực tế các đại ca lady-killer lừng lẫy như James Bond, Alain Delon, JFK (John Fitzgerald Kennedy), Cage,.. đều ít nhiều bộc lộ một chút buồn thảm. Ví dụ JFK có những bức ảnh nổi tiếng chụp hồi nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Liên Xô ở cuộc khủng hoảng Cu Ba, nhìn hết sức là thê thảm, tóc tai rối bời, mặt mũi ủ ê. Gái hết sức là mê say các tấm ảnh này.


Đại ca Sen phò Thăng Long ta cũng có những topic hết sức thê lương, tả cảnh đói khát trời Tây, x có đến cả nước mà uống, toàn phải uống bia, dưới nhà thì chúng nó nướng thịt bốc khói đến tận phòng, khổ sở không thể nào mà viết hết ra được. Quả nhiên, Sen phò nhà ta gái Thăng Long mấy năm nay theo gạt đi x hết. Đi xa bao lâu mà về đến nhà, chơi mấy tháng chưa hết gái mạng. Cũng phải nói là xưa nay hiếm hảo hán nào tài giỏi được đến như vậy.


Gái nhìn thấy những hình ảnh thê lương, đọc các bài tự cảm đói khát mềm yếu xúc động như vậy, thường tự dưng nổi lên bản năng người mẹ, chỉ muốn ôm chặt tác giả vào lòng, cho sữa, cho ăn, thương cảm không thể nào mà tả thành lời được.


Đương nhiên làm được thế mà không có chút giả dối thực là hết sức gian nan. Ranh giới giữa sự ủy mỵ em chã và sự yếu đuối đầy chất đàn ông là vô cùng mong manh. Nhiều kẻ cho rằng hành xử như vậy thật là đáng hổ thẹn, họ đánh giá là đàn ông không nên phơi bày ra công chúng những mặt yếu đuối của mình. Nhưng chính những người nghĩ như vậy là không hiểu chút nào về lòng dạ gái hết.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top