rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Câu 1: Có quan điểm cho rằng: Quản trị rủi ro trong ngân hàng là công việc
của riêng khối quản lí rủi ro. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
Bộ phận quản lý rủi ro trong ngân hàng không chỉ đơn thuần là một bộ phận
theo dõi và kiểm soát rủi ro. Thực ra, việc kiểm soát rủi ro phải được triển khai ở tất
cả các bộ phận khác như bộ phận tín dụng, nguồn vốn, thanh toán quốc tế, marketing
và các bộ phận hỗ trợ của ngõn hàng như kế toán, pháp chế và đào tạo, và phải được
thực hiện ở các khâu thấp nhất trong cơ cấu tổ chức là các giao dịch viên. Bộ phận
quản lý rủi ro chỉ cú chức năng theo dõi, báo cáo và có các đề xuất để điều chỉnh.
Ví dụ, chúng ta có thể xây dựng cơ chế phòng ngừa rủi ro của ngân hàng gồm 3
phòng tuyến: phòng tuyến thứ nhất là tất cả các cán bộ kinh doanh đối diện trực tiếp
với rủi ro hàng ngày như đối diện với khách hàng…; phòng tuyến thứ hai là bộ phận
quản lý rủi ro, theo dõi tất cả các báo cáo, vấn đề rủi ro; phòng tuyến thứ ba là ban
kiểm toán nội bộ và ban kiểm soát của ngân hàng. Với 3 phòng tuyến như thế, ngân
hàng xây dựng những chốt chặn, trạm kiểm soát để sàng lọc và ngăn chặn rủi ro, phát
hiện rủi ro và kiểm soát rủi ro.
Bên cạnh xây dựng những cơ chế phòng ngừa và quản lý rủi ro, ngân hàng cũng
cần xây dựng một “văn hóa rủi ro”, có nghĩa là tất cả cán bộ, nhân viên cần

nâng cao nhận thức về rủi ro trong mọi giao dịch. Không những tín dụng chứa đựng
rủi ro, mà ngay cả huy động vốn cũng chứa đựng rủi ro. Những dòng tiền “bẩn” luôn
tìm cách len lỏi vào ngân hàng để “rửa tiền”, để hợp pháp hóa đồng tiền thu về từ
những hoạt động bất hợp pháp. Các cán bộ nhân viên ngân hàng nếu không có ý thức
rủi ro cao sẽ dễ dàng thu nhận những loại tiền này, vô hình chung tiếp tay cho các
nhóm tội phạm, các hoạt động phi pháp.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một số quy định nhưng chưa đầy đủ,
cần có sự hoàn thiện bổ sung, quy định rõ ràng về các loại rủi ro, cơ chế, quy trình
quản lý rủi ro, và nhân sự liên quan đến quản lý rủi ro Chỉ có như vậy, việc triển
khai áp dụng Basel II mới có thể thành công và có ý nghĩa trên thực tế.
2
2
Câu 3: Trình bày quan điểm cá nhân của Anh (chị) về giải pháp giảm thiểu
rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của NHTM hiện nay?
Xét về tổng thể hiện nay, hoạt động của các công ty CTTC là khá an toàn và ổn
định. Tình trạng nợ xấu là tương đối thấp, nằm trong phạm vi an toàn và không ảnh
hưởng tới hoạt động bình thường của các công ty CTTC. Tuy nhiên, do tính đặc thù
trong hoạt động của mình nên hoạt động của công ty CTTC vẫn còn tiềm ẩn những
rủi ro. Trường hợp thứ nhất, đó là rủi ro xuất phát từ việc tập trung hoạt động cho
thuê vào một số ít khách hàng hay một ít nhóm khách hàng có chung lĩnh vực kinh
doanh hay cùng ngành nghề kỹ thuật. Sự rủi ro cũng có thể xuất phát từ phạm vi và
các nghiệp vụ hoạt động của công ty CTTC chưa đa dạng. (Công ty CTTC chủ yếu
thực hiện nghiệp vụ CTTC, còn các nghiệp vụ khác như cho thuê vận hành, mua và
cho thuê lại… đang trong giai đoạn triển khai thực hiện hay chưa được phép thực
hiện). Ngoài ra còn có thể phát sinh những rủi ro khác trong hoạt động CTTC như rủi
ro về lãi suất cho thuê (do thời gian cho thuê dài), rủi ro về tỷ giá đối với các tài sản
đầu tư bằng ngoại tệ, hay rủi ro về mặt pháp lý như trường hợp các công ty CTTC
phải mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém để thu hồi lại tài sản cho thuê khi bên
thuê vi phạm hợp đồng…
Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước có một số khuyến nghị đối
với các công ty CTTC. Để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động, các công ty
CTTC cần xây dựng một chiến lược về khách hàng, về các loại tài sản cho thuê và địa
bàn hoạt động trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cho phù hợp với mô hình tổ chức,
cơ chế quản lý và điều hành của công ty CTTC và phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế đất nước. Các công ty CTTC cũng cần nhanh chóng triển khai các nghiệp vụ
mới như: cho thuê vận hành, mua và cho thuê lại… để làm đa dạng hoá nội dung hoạt
động và giảm thiểu tỷ trọng vốn kinh doanh tập trung vào nghiệp vụ đơn thuần như
hiện nay của công ty CTTC.
Câu 4: Thế nào là rủi ro tín dụng? Nhận xét của Anh chị về thực tế rủi ro tín
3

3
dụng tại các NHTM Việt Nam thời gian qua?
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường chiếm phần
lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng
như mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng
chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra biến cố từ các khoản tín dụng gây tổn thất
cho ngân hàng do khách hàng không thực hiện hay không thực hiện đầy đủ các cam
kết trong hợp đồng tín dụng.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả
gốc và lãi của khoản vay. Nói cách khác, “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra do khách
hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng”.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch
nào đó, không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện
trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính.
Rủi ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, cung bậc khác nhau,
chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên
ngoài là món vay không thu hồi được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn
Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta thường phải
xét đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ trọng nợ quá hạn, người ta lại chia
ra tỷ trọng nợ quá hạn dưới sáu tháng, nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một
năm, nợ quá hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi Các tỷ trọng này càng cao
thì khả năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng thấp.
Ngày nay, các Ngân hàng Thương mại dù đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của
4
4
ngân hàng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam, hoạt động cho
vay chiếm tới 90% hoạt động của ngân hàng, và vì thế mà rủi ro tín dụng là vấn đề
cần được quan tâm đặc biệt trong hoạt động của các ngân hàng Thương mại ở nước ta
hiện nay.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top