daigai

Well-Known Member
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chính cụ thể là vốn. Vốn là biểu hiện vật
chất và là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như việc mở rộng quy mô cả về chiều sâu và chiều rộng của doanh nghiệp.
Do đó , mỗi doanh nghiệp đều phải đảm bảo có trong tay một lượng vốn nhất
định. Việc tổ chứ quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả hay không mang tính quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong nền kinh tế thị
trường, quản trị sử dụng vốn lưu động là một trong những nội dung quản lý rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp. Muốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
được diễn ra liên tục và thường xuyên thì doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn lưu động
cần thiết để đầu tư. Ngoài ra, vốn lưu động còn là yếu tố góp phần mang lại lợi nhuận

trong kinh doanh. Việc sử dụng vốn lưu động hợp lý hay không hợp lý của
doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả tốt hay xấu cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Có nhiều chỉ tiêu đo lường đánh giá kết quả về mặt kinh tế và hiệu quả gọi chung
là thành quả của một doanh nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Mỗi thước
đo được sử dụng đều cung cấp những thông tin trên các khía cạnh khác nhau về mức
độ đóng góp của các nguồn lực tài chính và phi tài chính vào kết quả đạt được. Đặc
biệt là các thước đo phản ánh hiệu quả đầu tư thường xuyên được sử dụng cho việc lập
dự án đầu tư, thẩm định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh
nghiệp như: ROI (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư), ROA ( tỷ suất sinh lời của tài sản), ROE (tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ) hay lợi nhuận kinh tế (economic profit) hay còn được gọi
bằng một thuật ngữ khác là giá trị kinh tế gia tăng EVA( Economic Value Aded)
Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải sử dụng vốn lưu động như thế nào để đảm
bảo cho quá trình tuần hoàn vốn và tạo hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, mục tiêu của tất
cả các doanh nghiệp chính là việc tạo ra các giá trị cho cổ đông. Thế nhưng giá trị ấy
được đo lường như thế nào lại là một câu hỏi được đặt ra? Bởi nếu không thể đo lường
giá trị ấy một cách định lượng cụ thể thì làm sao các cổ đông cũng như nhà đầu tư có
thể nhận biết tốt nhất giá trị mà doanh nghiệp thật sự đang tạo ra là bao nhiêu? Do vậy
việc tìm kiếm một cách thức vừa đơn giản vừa đáp ứng được mục tiêu đặt ra đó thật sự
là một việc làm đáng được quan tâm.
Nhân thức được tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động vào việc nâng cao hiệu
quả vốn lưu động dựa trên cơ sở vận dụng kiến thức trong môn “Quản Trị tài Chính”
nhóm chúng tui đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài “thực trạng quản trị vốn lưu động
tại công ty cổ phần Fischer Spots (FISCHER)” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
Chương 1. LÝ THUYẾT
1.1. Giá trị kinh tế tăng thêm EVA ( Economic Value Added)
• Khái niệm:
2


Quản trị tài chính

EVA là thước đo hoạt động của doanh nghiệp. EVA cũng là một thước đo hữu ích
đối với nhà đầu tư khi muốn xem xét một cách định lượng giá trị mà doanh nghiệp có
thể tạo ra cho nhà đầu tư. EVA xác định mức lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ
đi chi phí sử dụng vốn. EVA đã tính cả vào chi phí cơ hội khi mà nhà đầu tư bỏ vốn
vào hoạt động kinh doanh. Do vậy mà nó phản ánh chính xác hơn chi phí sử dụng vốn
của doanh nghiệp mà các cách truyền thống hình như đã bỏ quên.


Công thức tính:

EVA = EBIT * (1- t) – WACC* tổng vốn đầu tư

Tầm quan trong:
Có thể xác định được mức độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trong
một khoảng thời gian nào đó một cách chính xác . nếu EVA dương, giá trị của doanh
nghiệp tăng. Nếu EVA âm công ty sẽ không trang tair được chi phí vốn và giá trị công
ty giảm.
- EVA giúp nhà đầu tư xác định được các doanh nghiệp có khả năng tạo ra giá trị hoạt
động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu các yếu tố khác đều tương tự nhau,
doanh nghiệp nào có EVA cao hơn thường là sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp có
EVA thấp hơn, hay tệ hơn là EVA âm.
1.2. Một số tỷ số tài chính
• Tỷ số thanh toán hiện hành:

-

Tỷ số thanh toán hiện hành =
Ý nghĩa: Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn
như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn
hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn
trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty
đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ
khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất
nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là
một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu
quả.


Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh =
Ý nghĩa:
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho
các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này
phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán
nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được
xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện

3


Quản trị tài chính

hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều
vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.


Hệ số nợ :
Hệ số nợ =
Ý nghĩa:



Phản ánh tỷ trọng nợ vay trong vốn kinh doanh
Hệ số nợ cao : tỷ suất lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao
Vòng quay tiền mặt và chứng khoán
Kỳ chuyển đổi tiền mặt = Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho + Kỳ phải thu khách
hàng - Kỳ phải trả khách hàng
Trong đó:



Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho =
Hay =



Kỳ phải thu khách hàng (DSO) =
Hay =



Kỳ phải trả khách hàng (DPO) =
Hay =



Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Ý nghĩa: phản ánh số ngày cần thiết cho một vòng quay KPT
Được so sánh với thời hạn quy định bán chịu cho KH
Chỉ số càng lớn thì thu tiền càng chậm so với kế hoạch



Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
Ý nghĩa : Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một
đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.



Vòng quay tài sản cố định:
4


Quản trị tài chính

Vòng quay tài sản cố định =
Ý nghĩa: Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định(TSCĐ) của
doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao
và ngược lại.
TSCĐ trong công thức là số bình quân, tức lấy tổng số dư đầu kỳ cộng với số dư
cuối kỳ sau đó chia 2.


Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản =
Ý nghĩa: Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng
tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.



Lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận trên doanh thu =



Thu nhập trên vốn chủ sở hữu:
ROE=
Ý nghĩa: Cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô
và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một
công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hay với tỷ số của công ty tương
đương trong cùng ngành.

1.3. Tín dụng thương mại:
• Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh

nhân cấp cho nhau không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng. Hình thức phổ biến
nhất của tín dụng thương mại là mua chịu hàng hóa..
Tín dụng thương mại là một hình thức nợ ngắn hạn, phát sinh từ doanh thu tín
dụng và được coi là một khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người
mua. Thực chất của tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay
mượn, là nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

5


Quản trị tài chính

Tín dụng thương mại là do một nhà sản xuất cấp cho một hãng buôn, hãng phân
phối, hay bán lẻ. hay do hãng bán buôn cấp cho người bán lẻ hay do nhà sản xuất
hay hãng phân phối cấp cho một hãng tiêu dùng công nghiệp...
Tín dụng thương mại là phương tiện đơn giản hóa việc thanh toán nhiều hơn làm
công cụ cho vay. Khách hàng thường thấy các thuận lợi khi được trì hoãn việc thanh
toán cho đến khi các khoản mua bán hay giao hàng đã được thực hiện.


Chi phí tín dụng thương mại:
Là những chi phí, phí tổn khi thực hiện chính sách tín dụng và chấp nhận tín dụng.
Chi phí của tín dụng thương mại được xác định bằng công thức:

6


Quản trị tài chính

Chương 2.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Câu 1


Chính sách hạn chế: Để tiến tới đạt được lợi nhuận mục tiêu người ta tính toán cẩn
thận tài sản lưu động mà không tính đến những sự việc ngẫu nhiên hay các điều khoản
cho những sự biến không sự đoán trước được. Chính sách này đạt được mức lợi nhuận
tương đương mà tiêu tốn ít tài sản lưu động nhất.
Áp dụng chính sách này sẽ mang lại lợi thế như yêu cầu lượng vốn thấp hơn do sử
dụng lượng tài sản lưu động ít hơn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho công ty và nhờ
đó sẽ tạo ra năng suất cao hơn. Mặt khác, vẫn tồn tại bất lợi như tính rủi ro cao



Chính sách thả lỏng: Chính sách thả lỏng có tính chất ngược lại với chính sách hạn
chế.
Trong chính sách này, ngoài việc tính toán tài sản hiện thời còn suy xét kĩ càng
các sự biến không chắc chắn như những dao động theo mùa, thay đổi đột ngột trong
hoạt động bán hàng v.v.. Người ta sẽ chuẩn bị bước đệm để quản trị rủi ro cho bất kì
tình huống nào không lường trước. Sử dụng mức tài sản lưu động cao nhất để đạt được
mức sale tương đương.
Các công ty sử dụng chính sách vốn lưu động thả lỏng sẽ gần như không gặp rủi
ro hay nếu có chỉ ở mức rủi ro thấp. Chính sách này đảm bảo cho các doanh nghiệp
có vòng quay vốn hoạt động nhịp nhàng. Mặt khác, có một bất lợi đối với những
khoản đầu tư có mức rủi ro thấp bởi vì mức đầu tư vào tài sản lưu động càng cao thu
hút chi phí lãi suất càng lớn do đó giảm năng suất.



Chính sách ôn hòa: Chính sách ôn hòa là sự cân bằng giữa hai chính sách trên.
Chính sách này mang đặc điểm của cả hai. Để đạt cân bằng, chính sách ôn hòa có
mức rủi ro thấp hơn chính sách hạn chế và cao hơn chính sách bảo thủ. Điểm lợi nhất
của chính này chính là nó có sự đảm bảo hợp lý về hoạt động nhịp nhàng quay vòng
vốn lưu động với năng suất vừa phải.
Từ bảng 1 chính sách vốn lưu động của FISHER so với trung bình ngành được thể
hiện như sau:
Chính sách vốn lưu động được phản ánh trong tỷ số thanh toán hiện hành, vòng
quay tiền mặt, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân. Những tỷ số này cho
thấy một lượng lớn vốn lưu động tương đương với mức doanh thu hiện tại… Kỳ thu
tiền bình quân của FISCHER (45.63 ngày) cao hơn nhiều so với trung bình ngành (32
ngày). Vòng quay vốn lưu động nhanh hơn trung bình ngành, kỳ luân chuyển vốn
được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả. FISCHER có kỳ
thu tiền bình quân dài có nghĩa là công ty đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng.
7


Quản trị tài chính

Việc nới lỏng chính sách tín dụng giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng
vì họ có thời gian dài hơn để trả nợ. Chính sách này có thể phù hợp nếu nó dẫn đến
tăng doanh thu với mức lợi nhuận lớn hơn, góp phần làm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên FISCHER không có nhiều lợi nhuận bằng các công ty khác trong ngành,
việc kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng dẫn đến thời hạn của các khoản phải thu
tăng lên, nói cách khác là thời gian chiếm dụng vốn của công ty tăng lên, gây ảnh
hưởng không tốt đến dòng tiền của doanh nghiệp. FISCHER sử dụng nợ hiệu quả tuy
nhiên nó lại nằm ngoài phạm vi chấp nhận được, tỷ suất lợi nhuận cao, rủi ro cao,
giảm khả năng thanh toán của công ty…FISCHER sẽ đối mặt với những rủi ro đối với
khoản pải thu bao gồm: rủi ro do không thu hồi được nợ, nợ xấu gia tăng, rủi ro tín
dụng, rủi ro tác động của sự thay đổi giá lãi suất, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh
doanh tăng, chi phí sản xuất kinh doanh tăng nếu không chuyển được vào giá bán
doanh nghiệp có thể thua lỗ, giảm quy mô kinh doanh, trở ngại cho thu hút vốn gián
tiếp…
Câu 2


Trong bản dự báo ngân sách tiền mặt của Bill, ông có giả định rằng tất cả tiền bán
hàng đều thu được, vì thế FISCHER không có nợ xấu. Theo nhóm em, điều này là
không thực tế.
Vì:
Trước hết ta phải hiểu thế nào là nợ xấu?
Nợ xấu theo khái niệm cơ bản là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới
tiêu chuẩn ), nhóm 4 ( nghi ngờ ) và nhóm 5 ( khả năng mất vốn cao ).
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả
nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã
tuyên bố phá sản hay đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi
và/hay gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hang để
hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Trên thực tế, với tâm lý chung của doanh nghiệp là sợ bị phiền hà, rắc rối; sợ tốn
kém chi phí và thậm chí sợ mất uy tín với bạn hàng, đối tác; nên chỉ khi nào công nợ
thực sự khó khăn, các doanh nghiệp mới nhờ đơn vị thứ ba can thiệp. Khi đó, sự việc
đã trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Nguy cơ khả năng không thu hồi được vốn là
rất cao vì khách nợ đã không còn tài sản.
Ở các ngân hàng thương mại còn có cách bắt khách hàng thế chấp bằng tài sản,
nếu không trả được nợ thì tài sản đó sẽ bị thu hồi. Còn với các doanh nghiệp kinh
doanh thì không có chính sách này, không có sự ràng buộc lớn giữa khách hàng với
doanh nghiệp. Ngoài việc bị khách hàng nợ xấu, thì các công ty kinh doanh cũng có
thể bị các nhà cung cấp nợ xấu bằng việc không trả đủ nguyên vật liệu đầu vào cho
doanh nghiệp theo đúng hạn hợp đồng, thậm chí còn bị bùng hàng vì phá sản. Vì vậy
mà việc bị nợ xấu là điều không tránh khỏi ở các doanh nghiệp kinh doanh lớn. Và
8


Quản trị tài chính

FISCHER cũng không ngoại lệ. Hơn nữa nhìn vào Bảng các tỷ số tài chính của công
ty ta thấy Tỷ số tanh toán hiện hành, Tỷ số thanh toán nhanh, Vòng quay tiền mặt và
chứng khoán, Vòng quay hang tồn kho, Vòng quay tài sản cố định, Vòng quay tổng tài
sản, Lợi nhuận trên doanh thu và ROE là thấp hơn so với trung bình ngành; trong khi
đó những khoản cần thấp thì lại cao như Hệ số nợ trên tài sản và Kỳ thu tiền bình
quân.
Ta có bảng dự báo Ngân sách tiền mặt tháng 1 và tháng 2 cho FISCHER
Tháng
11

12

1

2

3

7121
8

68212

65213

52475

42909 30524

2. Thu trong tháng

12781.7
5

10285.1

3. Thu sau một tháng

47748.4

45649.1

4. Thu sau hai tháng

7121.8

6821.2

5. Tổng thu

67651.9
5

62755.
4

1. Tổng doanh thu

4

Nhìn vào bảng dự báo ngân sách tiền mặt của công ty ta thấy, việc thu tiền của
doanh nghiệp là không triệt để theo các tháng mà tháng sau vẫn phải thu khoản nợ từ
các tháng trước. Nên việc nợ xấu có khả năng xảy ra là khá cao.
Giả định của ông Bill là không thực tế.
• Trong ngân sách tiền mặt, gồm có khoản tiền mặt thực tế là khoản tiền mặt hiện có
trong doanh nghiệp và khoản tiền mặt phải thu từ các khách hàng và từ các nhà cung
cấp. Nhìn vào ngân sách tiền mặt ta biết được ai là khách hàng nợ xấu, doanh nghiệp
nào đang nợ hàng của công ty và khoản nợ đó là bao nhiêu. Và nếu như nợ xấu ở một
con số cao, thì sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng vốn lưu động và dòng tiền mặt của doanh
nghiệp; làm mất cân bằng trong bảng cân đối tiền mặt.
• Và nếu như khoản nợ xấu ấy bị thất thoát thì khoản tiền thu vào sẽ bị giảm Doanh
nghiệp bị thiếu vốn huy động, sẽ không có tiền để trả cho người lao động, thiếu tiền để
đầu tư nguyên vật liệu đầu vào, máy móc trang thiết bị; làm chậm hoạt động sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp. Không cung cấp đủ lượng sản phẩm cho thị trường,
làm giảm sức cạnh tranh trong ngành, nguy cơ thua lỗ, phá sản cao.
• Thu vào thấp hơn sẽ dẫn đến nhu cầu vay mượn nhiều hơn. Khi đi vay nợ thì công ty
ngoài việc trả số tiền vay gốc, công ty sẽ phải chịu lãi suất của các bên cho vay. Vay
nợ càng nhiều thì số tiền trả lãi suất càng lớn. Và đôi khi, công ty còn đánh mất đi cơ
hội sinh lời cao vì không có khoản tiền lớn để đầu tư ngay lúc đó. Khi mà công ty vay


9


Quản trị tài chính

nợ nhiều dẫn đến tình trạng trở thành con nợ, phá sản, sẽ lại là đối tượng nợ xấu của
nền kinh tế.
 Vì thế để tránh được tình trạng này, các nhà quản trị phải sớm nhận ra và có
những phương pháp quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý, hiệu quả.
Câu 3
 Chu kì luân chuyển tiền mặt của công ty

Doanh thu=$660000; Giá vốn hàng bán=$594000
CCC=ACP+AAI-APP
Trong đó:
+CCC: Chu kì luân chuyển tiền
+ACP: kỳ thu tiền bình quân
+AAI: Số ngày tồn kho bình quân
+APP: số ngày phải trả bình quân
CCC= 45,63 + 365/6 – 30 = 76, 46 (ngày)
 Liệu FISCHER có dự trữ tiền mặt nhiều quá không ?

Tồn quỹ mục tiêu của công ty là $1500. Trong khi tồn quỹ đầu tháng 1 là $3000,
tồn quỹ đầu tháng 2 là $16857,64.
=>FISCHER đang dự trữ nhiều tiền mặt
Việc để tiền mặt trong doanh nghiệp quá nhiều luôn có chi phí cơ hội.Chi phí cơ
hội của tiền mặt trong trường hợp này được hiểu là sự khác nhau giữa nhau giữa lãi
suất có được khi nắm giữ tiền mặt (tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng cũng được xem
như là tiền mặt) và cái giá phải trả để có tiền mặt. Cái giá phải trả để nắm giữ tiền mặt,
đó chính là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp WACC. Nếu một doanh
nghiệp khi đầu tư vào một dự án mới hay mở rộng sản xuất có khả năng tạo ra tỷ suất
sinh lợi trên vốn cổ phần là khoảng20%, thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ nhiều tiền
mặt thật sự là đắt. Bởi lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn khó lòng đạt tới khoảng 10%.
Trong trường hợp tỷ suất sinh lợi của dự án thấp hơn mức chi phí sử dụng vốn trung
bình WACC thì tiền mặt cũng không nên giữ lại tại doanh nghiệp, mà nên phân phối
chúng lại cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức hay mua lại cổ phần của doanh
nghiệp.
 Để giảm lượng tiền mặt và chứng khoán mà không ảnh hưởng đến hoạt động của công

ty, công ty có thể:
+ Tiền mặt

10


Quản trị tài chính


Chia cổ tức bằng tiền mặt: Về mặt ngắn hạn sẽ có tác động tiêu cực đến công ty do
tiền chia cổ tức sẽ bị đánh thuế, vốn tiền mặt công ty bị giảm, vốn hóa thị trường của
công ty bị giảm. Nhưng về mặt dài hạn, giá trị vốn hóa của công ty sẽ tăng lên và có
ích cho việc huy động vốn sau này.



Mua nhiều tài sản về để giảm tiền mặt tại quỹ.



Để giảm lượng tiền mặt ta có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách mua cổ
phiếu. Tuy nhiên, không giống như các khoản tiết kiệm bảo đảm trong một ngân hàng,
đầu tư chứng khoán có một số rủi ro, bởi vì nếu giá cổ phiếu của một công ty giảm, thì
giá trị đầu tư của bạn cũng sẽ giảm.
+Chứng khoán: Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu
phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước...) và các chứng
khoán phái sinh (như các quyền chọn, quy đổi hay tương lai...).
=>Cổ phiếu: Để giảm lượng cổ phiếu ta có thể:
Chia cổ tức bằng cổ phiếu: Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là các hình thức công ty
phát hành thêm những cổ phiếu của chính công ty đó tương ứng với phần lợi nhuận
sau thuế dành trả cổ tức và phân phối cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phần mà họ đang nắm
giữ. Số tiền chia cổ tức sẽ không bị đánh thuế và hoàn toàn được tái đầu tư vào lại
công ty. Nên về mặt ngắn hạn công ty sẽ có lợi. Thông thường các công ty sẽ kết hợp
vừa chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành tăng vốn nên công ty sẽ thu được 1 lượng
vốn mới để đầu tư ngay lập tức.
Câu 4



Có thể nói FISCHER đang dự trữ quá nhiều hàng tồn kho là do:
- Số vòng quay hàng tồn kho ít: số vòng quay hàng tồn kho của FISCHER là 6 còn
số vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành là 8. Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh
nghiệp không bán được hàng và bị tồn kho quá nhiều.



Dự trữ hàng tồn kho quá nhiều ảnh hưởng đến EVA và ROE:
- Dự trữ hàng tồn kho nhiều ( cả về nguyên vật liệu lẫn sản phẩm đã hoàn thành )
=> doanh thu thu về sẽ chậm hơn bình thường. Chưa kể còn nhiều chi phí liên quan
đến hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí nguyên vật liệu, dự trữ hàng tồn kho
nhiều cũng gây nên chi phí cho việc đáp ứng khách hàng do lượng bán thành phẩm tồn
kho quá lớn ảnh hưởng đến việc sản xuất… Điều này sẽ khiến cho doanh thu ít => lợi
nhuận trên doanh thu giảm
- Dự trữ hàng tồn kho sẽ tốn rất nhiều vốn do doanh nghiệp phải lưu trữ hàng hóa,
bỏ ra chi phí nguyên vật liệu, nhân công,… Nên vốn cũng sẽ thu về chậm và lợi nhuận
trên vốn sẽ giảm xuống

11


Quản trị tài chính

- Khi dự trữ hàng tồn kho nhiều thì EVA sẽ giảm do có ít lợi nhuận về kinh tế. Bời
hàng tồn kho sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí. Lợi nhuận thu được từ việc bán
hàng vì thế cũng giảm
 Việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều có ảnh hưởng rất quan trọng đến EVA và ROE.

Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và vốn do bị mất chi phí do gián đoạn sản xuất,
chi phí giảm doanh thu.
• Nếu công ty giảm hàng tồn kho mà không làm sụt giảm doanh số:
-Trong hoạt động ngắn hạn: giúp công ty nhanh thu hồi lại tiền để bù đắp cho
những chi phí đã phát sinh liên quan đến việc dự trữ cho hàng tồn kho
-Trong hoạt động dài hạn: hàng tồn kho ít. Không đủ hàng để bán sẽ ảnh hưởng
đến doanh thu bán hàng cũng như các khoản khác. Về dài hạn sẽ khiến công ty không
đủ vốn để đầu tư các hoạt động khác.
Câu 5
Ta có thể nhìn rất rõ ở đây FISCHER mặc dù có vòng quay tiền mặt và chứng
khoán thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác nhưng khoản phải thu của họ là
45.63 ngày cao hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác chỉ có 32 ngày. Tuy
nhiên vòng quay tiền mặt của FISCHER chỉ là 16.67 ngày so với 22 ngày so với đối
thủ cạnh tranh, điều đó có nghĩa là họ được khách hàng thanh toán cho sau 16.67 ngày
sau khi FISCHER trả tiền cho nhà cung ứng so với 22 ngày so với các đối thủ cạnh
tranh khác. Như vậy mặc dù có kì thu tiền bình quân dài hơn đối thủ nhưng FISCHER
có vẻ như có khách hàng thanh toán ngay nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Em có đề nghị FISCHER nên thắt chặt lại chính sách tín dụng vì kì thu tiền bình
quân của công ty dài hơn của các đối thủ khác khá nhiều, và công ty phải sử dụng
nguồn lực để thu khoản phải thu một cách hợp lý hơn trước.
Bốn yếu tố tạo nên chính sách tín dụng của công ty là :
a, Thời hạn tín dụng: là một quy định về thời gian tín dụng và mức chiết khấu áp dụng.
Thời hạn tín dụng chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố:


Tính chất kinh tế của sản phẩm



Tình trạng của người bán



Tình trạng của người mua



Giảm giá bán hàng

b, Định chuẩn tín dụng:
Đây là bước xác định đối tượng khách hàng được hưởng tín dụng. Để thực hiện
bước này đầu tiên doanh nghiệp cần xây dựng một hệ tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu
dùng làm thang đo để đánh giá khách hàng. Sau khi xây dựng xong thang đo, doanh
nghiệp tiến hành phân tích vị thế tín dụng của từng đối tượng khách hàng. Thông
12


Quản trị tài chính

thường, để phân tích vị thế tín dụng, phương pháp thường được sử dụng là phương
pháp 5C.
Character: đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng thông qua lịch sử tín dụng.
Capital: đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp qua đó xem xét các tỷ số thanh
toán của khách hàng có đủ an toàn.
Capacity: đanh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua xem xét các
dòng tiền hiện tại và tương lai.
Collateral: đánh giá tài sản thế chấp của doanh nghiệp trên cả 3 phương diện: tính
pháp lý, giá trị và tính thanh khoản của tài sản.
Conditions: điều kiện và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thông qua địa
vị cạnh tranh của doanh nghiệp, các tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp thống kê: thường được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá chất
lượng tín dụng của khách hàng. Phương pháp này dựa trên số liệu thống kê về từng
thanh toán của cá nhân khách hàng để đsanh giá phân tích từng khách hàng
Phương pháp lấy nguồn tin thông dụng: thông tin từ các hiệp hội tín dụng, thông
tin được lấy từ các báo cáo tín dụng của chi nhánh về các thông tin thu hồi tín dụng và
chúng được bán để lấy tiền hoa hồng.
c, Chính sách thu nợ:
Chính sách tín dụng liên quan đến việc thu những khoản phải thu đáo hạn của
doanh nghiệp. Chính sách thu nợ có mục đích sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp thực hiện việc thu tiền với nguồn thu đáo hạn. Nó cũng liên quan đến định chi
tiêu cho các nguồn lực đó.
d, Chiết khấu bán hàng:
Tại đây, doanh nghiệp xác định chi phí tín dụng thương mại trong hàng trả chậm.
Việc sử dụng tốt chính sách chiết khấu sẽ giúp cho doanh nghiệp lôi kéo thêm nhiều
khách hàng mới và khuyến khích khách hàng trả sớm, giảm được kì thu tiền bình
quân.
FISCHER nên thay đổi lại chính sách chiết khấu trong bán hàng. Nhìn trên bảng
ta có thể thấy rõ kì thu tiền bình quân của FISCHER cao hơn khá nhiều so với các đối
thủ cạnh tranh trong ngành khi ở cùng điều khoản tín dụng. FISCHER nên áp dụng
chính sách chiết khấu bán hàng nới lỏng hơn, áp dụng mức chiết khấu cao hơn cho
khách hàng trả sớm vừa có thẻ thu hút được nhiều khách hàng mới đến với doanh
nghiệp nhiều hơn. Áp dụng chính sách thu nợ một cách hợp lý, hiệu quả hơn trước,
giải quyết vấn đề kì thu tiền bình quân quá dài và phải định mức lại thời hạn tín dụng
một cách hợp lý hơn so với thực trạng của doanh nghiệp.

13


Quản trị tài chính

Câu 6
 Nếu công ty giảm DSO của mình thì dẫn đến số ngày công ty thu hồi các khoản phải

thu giảm và làm tăng lượng tiền mặt của công ty
Ngắn hạn:Khi mà tình hình tiền mặt của công ty tăng lên,công ty có thể
- Thanh toán các khoản thấu chi.(tiền mua hàng,thanh toán tiền lương,tiền nghĩa
vụ cho nhà nước…)
- Sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt
- Đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính
phủ)
- Đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.
Dài hạn: Khi mà tình hình tiền mặt của công ty tăng lên,công ty có thể
- Đầu tư vào các dự án mới
- Tăng tỷ lệ cổ tức
- Mua lại cổ phiếu
- Thanh toán các khoản vay dài hạn
- Mua lại công ty khác.
Trong thực tế nếu lượng tiền mặt của công ty tăng lên cũng sẽ làm phát sinh
những chi phí nhất định như là chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội bao gồm : chi phí của vốn đầu tư bỏ vào dự trữ và các chi phí khác.
 Nếu công ty giảm DSO thì sẽ ảnh hưởng tới EVA trong dài hạn

- DSO giảm cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng,lợi
nhuận tăng.
- DSO giảm công ty sẽ tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn ,tối thiểu hóa rủi
ro,tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Trong dài hạn khi mà lợi nhuận tăng lên đồng thời chi phí sử dụng vốn được giảm
thiểu sẽ dẫn đến EVA tăng.
Câu 7
 Giá chưa chiết khấu =
 Nếu giá trị hóa đơn mua hàng là $3.030303 triệu thì với những điều kiện như trên,

FISHER sẽ chỉ phải trả $3 triệu trong thời gian 10 ngày đầu và trả $3.030303 triệu nếu
trả trong 30 ngày tiếp theo.
 Khoản tín dụng thương mại công ty có thể nhân được bình quân là bao

nhiêu trong trường hợp hưởng chiết khấu và không hưởng chiết khấu?

14


Quản trị tài chính

Trường hợp hưởng chiết khấu:
-

Tỷ lệ lãi nhận được từ khoản chiết khấu:

-

Khoản tín dụng mà công ty có thể nhận được bình quân trong trường hợp hưởng chiết
khấu là: 1.0101% x 3 = 0.030303 (triệu $)
Trường hợp không hưởng chiết khấu:
Với “1/10 net 30” trả tiền sớm (trong 10 ngày đầu) sẽ được giảm giá 1% , từ bỏ chiết
khấu tín dụng chỉ còn 30-10 = 20 ngày.
*Công ty có thể thanh toán trong vòng 40 ngày nếu bỏ qua khoản chiết khấu

Với chính sách “1/10 net 40” trả tiền sớm (trong 10 ngày đầu) sẽ được giảm giá 1% ,
nếu thanh toán từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 40 tức từ bỏ chiết khấu tín dụng chỉ còn
40-10 = 30 ngày.
-

Giá chiết khấu $3 triệu
Trả $3 triệu sau 10 ngày và đợi thêm 30 ngày công ty phải trả $3.030303 triệu
Thực chất là vay $3 triệu trong 30 ngày và trả lãi $ 0.030303 triệu trên khoản
vay.

-

Mức lãi suất mà công ty phải trả cho nhà cung cấp trong 30 ngày là:
Lãi suất = /30 ngày

-

Trong 1 năm có
Ta tính được chi phí hiệu lực tín dụng thương mại là:
Khoản tín dụng mà công ty có thể nhận được bình quân: 13, 01 * 3, 030303 =
0,3942 ( triệu $)

Như vậy, khoản tín dụng mà công ty có thể nhận được bình quân trong trường hợp
không hưởng chiết khấu là:

 Chi phí tín dụng thương mại do bỏ qua khoản chiết khấu:

-

-

Tỷ

15


Quản trị tài chính
 FISCHER có nên nhận chiết khấu không? Vì sao?

Ở phần trên, ta tính được chi phí tín dụng hiệu lực thương mại là 13.01%
Mặt khác, ta có chi phí tín dụng thương mại khi công ty bỏ qua khoản chiết khấu là
12.29%
1/10 không đủ khuyến khích để công ty nhận chiết khấu.
Kết luận: FISCHER không nên nhận chiết khấu.

16


Quản trị tài chính

Chương 3.

CÂU HỎI CHO TÌNH HUỐNG KHÁC

Tình huống 1
1. Việc sản xuất kinh doanh của IMEX trong nhiều lĩnh vực: Kinh doanh xuất nhập khẩu,

2.
3.
4.

5.
6.

7.

8.

9.
10.

sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng, nhiều lĩnh vực như vậy thì có gây khó khăn trong
hoạt động quản trị tài chính của công ty hay không? Khó khăn như thế nào?
Theo bạn khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ, IMEX quyết định đa dạng hóa hoạt
động là phù hợp hay không? Vì sao?
Theo bạn, công ty IMEX có nên loại bỏ lĩnh vực sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉ
tập trung vào thế mạnh là kinh doanh xuất nhập khẩu hay không? Vì sao?
Giả sử là một chuyên gia tài chính hợp tác cùng ông an trong việc xây dựng đề án tái
cấu trúc IMEX, Bạn hãy đưa ra những nhược điểm trong lĩnh vực sản xuất của IMEX.
Từ đó chứng minh việc tập trung sắp xếp lại bộ phận tài chính kế toán theo mô hình
công ty cổ phần của ông An là hợp lý với hoàn cảnh hiện tại của công ty?
Hãy chỉ ra những lợi ích khi công ty IMEX chuyển sang cổ phần hóa năm 2003?
Khi ông An lên làm tổng giám đốc và muốn tái cấu trúc nhưng bị phản đối từ những
người trong hội đồng quản trị. Theo các bạn ông An cần làm gì để thuyết phục họ tái
cấu trúc công ty?
Nhà máy sản xuất xi măng không đem lại lợi nhuận nhiều cho công ty nhưng IMEX
vẫn cho hoạt động. Vậy việc hoạt động của nhà máy sản xuất xi măng có ảnh hưởng
tới hoạt động của công ty không? Có thể nói ảnh hưởng những gì đến tài chính của
công ty?
Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của cty khiến cho nguồn tài chính có biến
động như thế nào? Nếu bạn là ông An bạn sẽ giải quyết ra sao? Hoạch định chiến lược
tài chính cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể?
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp đã gặp phải những khó khăn gì và ông An đã giải quyết
những khó khăn đó như thế nào?
So sánh đề án tái cấu mới của công ty với cấu trúc ban đầu?
Tình huống 2

1. Tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn phát hành trái phiếu khi chi phí lãi suất phát

hành có thể cao hơn (phí bảo lãnh và phát hành, bảo hiểm rủi ro, lệ phí nộp cho tổ
chức xếp hạng, in ấn, niêm yết, phí ủy thác và phí giám sát) thay vì đi vay ngân hàng
hay phát hành cổ phiếu ?
2. Hãy chỉ ra những ưu điểm của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu, ưu điểm nào
mang tính quyết định để các nhà đầu tư đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi?
3. Tại thời điểm thực hiện chuyển đổi trái phiếu, giá cổ phiếu biến động vượt quá biên độ
biến động giá cổ phiếu được công bố khi phát hành trái phiếu, chủ sở hữu doanh
nghiệp nên làm gì ?
4. Lạm phát và thiểu phát ảnh hưởng như thế nào trong việc phát hành Trái phiếu?
17


Quản trị tài chính
5. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn phương án tài trợ thông qua phát hành trái

6.
7.
8.

9.
10.

phiếu. vậy nó có ảnh hưởng đến lãi suất vay ngân hàng và giá cổ phiếu không? Và ảnh
hưởng như thế nào?
Hãy nêu sự khác nhau cơ bản của các loại trái phiếu? Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Các công ty sẽ gặp phải rủi ro gì khi phát hành trái phiếu?
Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi của TMS với mức lãi suất 1,5% sẽ tạo ra những
lợi thế và bất lợi gì trong việc huy động nguồn vốn ? Công ty chọn phương án phát
hành TP này liệu có phải là phương án hiệu quả nhất không trong khi rủi ro chiếm tỷ
lệ cao hơn?
Khi phát hành trái phiếu như vậy thì tình hình tài chính trong công ty có biến động
không? Vì sao?
Nhân tố tác động trực tiếp lên quyết định hình thứ huy động vốn của doanh nghiệp?
Tình huống 4

1.
2.

3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.

Khi 3 chỉ số NPV, PI, IRR không cho ra một kết quả xếp hạng thì Harding nên giải
quyết như thế nào?
Theo bạn trong tình huống này doanh nghiệp xếp hạng và lựa chọn dự án đầu tư theo
những tiêu chí nào? Và các dự án được xem xét có vòng đời khác nhau thì có ảnh
hưởng gì đến các quyết định trên không?
Trong các dự án đưa ra thì công ty nên lựa chọn dự án nào để mang lại hiệu quả cao
nhất dựa vào các tiêu chí NPV, PI và IRR?
Dựa trên những kết quả phân tích cụ thể của các dự án có thể đưa ra cơ sở để lựa chọn
một dự án hiệu quả nếu chỉ thông qua NPV, PI hay IRR hay không?
Jorgensen ủng hộ phương pháp chỉ số khả năng sinh lời, còn Woelk đề xuất sử dụng tỷ
lệ hoàn vốn nội bộ.Hãy chỉ ra những ưu điểm của 2 đề xuất này, theo bạn đề xuất nào
tối ưu hơn?
So sánh thu nhập sau thuế của dự án với tiền vốn đầu tư trong 1 khoảng thời gian xác
định là thể hiện lựa chọn dự án theo phương pháp nào ?
HPMC có đưa ra khá nhiều dự án. Việc đưa ra nhiều dự án như vậy có gây khó khăn
gì đến sự lựa chọn dự án hiệu quả của công ty?
Trong 3 chỉ số NPV, PI và IRR chỉ số nào phù hợp nhất khi đánh giá xếp hạng các dự
án. Giải thích tại sao bạn lại chọn chỉ số đó? Nêu điểm hạn chế của hai chỉ số còn lại?
Năm 1996, khi mở rộng sản xuất, chi phí vốn đầu tư tăng lên thì liệu PI có tăng lên
luôn trong năm đó hay không?
Tại sao lãi suất chiết khấu sự dụng trong các phương pháp NPV và IRR để lựa chọn dự
án đầu tư là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp?

18


Quản trị tài chính

KẾT LUẬN
Qua tình huống phân tích trên nhóm nhận thấy: thay đổi trong lượng vốn lưu
động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền (hay người ta hay nói
là lưu chuyển tiền tệ) của doanh nghiệp. Tăng vốn lưu động đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đã sử dụng tiền để thanh toán, chẳng hạn cho việc mua hay chuyển đổi hàng
trong kho, thanh toán nợ, Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm lượng tiền mặt
doanh nghiệp đang nắm. Tuy nhiên, nếu vốn lưu động giảm, điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này
có thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận hành trong tương lai của
doanh nghiệp. Vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn
hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động giảm có thể được dịch ra thành nhiều nguyên
nhân. Có thể là doanh nghiệp tập trung bán hàng tốt, nhưng họ phải chấp nhận bán
chịu, chấp nhận khách hàng trả chậm quá nhiều
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top