girl_ngongcuong

New Member
Download Chuyên đề Thị trường cho thuê tài chính miễn phí

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM 3
LỜI NÓI ĐẦU 4-5
Chương 1:SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 6
1. NGUỒN GỐC XUẤT HIỆN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH .6
2. CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI 6
3. CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 6
3.1 Thực trạng 6-7
3.2 Tiềm năng phát triển 8
3.3 Phương hướng phát triển 9
Chương 2: THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 12
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO THUÊ TÀI CHÍNH 12
1.1 Khái niệm 12
1.2 Đặc điểm 12-15
2. PHÂN LOẠI CHO THUÊ TÀI CHÍNH 15
2.1Cho thuê tài chính 2 bên 15
2.2Cho thuê tài chính 3 bên 16-17
2.3Tái cho thuê 17-18
2.4Cho thuê giáp lưng 18-19
2.5Cho thuê hợp tác 19-20
3. QUY TRÌNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH 21
3.1 Lập hồ sơ đề nghị tài trợ 22
3.2 Phân tích tín dụng 22-23
3.3 Đề nghị tải trợ 23
3.4 Cho thuê(giải ngân) 23
3.5 Giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản 23-24
3.6 Xử lý TS khi chấm dứt hợp đồng cho thuê 24-25
4. LỢI ÍCH CHO THUÊ TÀI CHÍNH 25
4.1 Với bên đi thuê 25
4.2 Với bên cho thuê 25-26
4.3 Đối với nền kinh tế 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

LỜI NÓI ĐẦU

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa các dây chuyền và công nghệ sản xuất. Trong một thời gian dài trước đây, các doanh nghiệp đã hưởng lợi từ việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại dẫn đến tình trạng nới lỏng cơ chế xét duyệt tín dụng và giảm tỷ lệ lợi nhuận biên tế của một số ngân hàng nhằm thu hút khách hàng và gia tăng số dư nợ vay. Trong tương lai khi các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới áp lực tuân thủ các quy định trong quản lý ngân hàng theo thông lệ quốc tế sẽ phải cẩn trọng hơn trong các quyết định cấp tín dụng của mình. Vì vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay truyền thống từ các Ngân hàng Thương mại sẽ phải tuân thủ theo các quy định thẩm định khắt khe hơn vì thế các doanh nghiệp phải tìm đến một dịch vụ mang tính đa năng hơn và có những yêu cầu ích khắc khe hơn.
Vì vậy, nhu cầu về cho thuê tài chính ngày càng tăng, khi các yêu cầu về đổi mới trang thiết bị của các DN ngày càng nhiều , đồng thời các cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện tạo ra khung pháp lý cho các công ty cho thuê tài chính phát triển an toàn, bền vững.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh đã tạo ra một cơ hội rất lớn đối với lĩnh vực cho thuê tài chính.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng hoạt động cho thuê tài chính như là một trong những cách để tồn tại và phát triển vì dù muốn hay không muốn thì doanh nghiệp cũng phải vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này, việc sử dụng cho thuê tài chính tuy chi phí cao nhưng doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề lưu động, chưa kể về lâu dài tài sản đi thuê sẽ là tài sản của doanh nghiệp.

Do thị trường Tài chính trên thế giới đã có nhiều bước phát triển mạnh mẻ nhưng thị trường Tài chính ở Việt Nam còn khá mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Để biết thêm về thị trường cho thuê Tài chính trên thế giới và ở Việt Nam đã có những bước phát triển ra sau, qui trình cho thuê Tài chính như thế nào, những thuận lợi và khó khăn mà thị trường Tài chính ở Việt Nam gặp phải để đưa ra giải pháp và phương hướng giải quyết các vấn đề gặp phải ở thị trường cho thuê Tài chính ở Việt Nam.


Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1. Nguồn gốc xuất hiện cho thuê tài chính
Cho thuê Tài chính đã có từ lâu, theo Aristole từ những năm 384-322 trước công nguyên khái niệm thuê tài sản đối với người đi thuê là sự cần thiết khách quan của nền sản xuất xã hội. Ý nghĩa của từ “tài sản” nói chung là vấn đề sử dụng nó, chứ không phải vấn đề sở hữu nó và chính việc sử dụng tài sản mới tạo ra của cả. [1, 1]

2. Cho thuê tài chính thế giới
Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Loại hình cho thuê tài chính đã được một số công ty tài chính đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ 20 với tên gọi là thuê tài chính.
Thị trường cho thuê Tài chính đã xuất hiện đầu tiên ở mỹ năm 1952 sau đó phát triển mạnh ở các nước châu âu. Thị trường này ngày càng lan rộng sang các nước châu Á và có ảnh hưởng mạnh mẻ đến Việt Nam.
Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỉ USD, ở Thái Lan 3 tỉ USD... Và tổng doanh thu hàng năm của ngành này ước tính đạt trên 500 tỉ USD với đà tăng trưởng trung bình 7% hàng năm. [1, 1]

3. Cho thuê tài chính ở Việt Nam
3.1 Thực trạng
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, hơn 10 năm có mặt. Trên thị trường Việt Nam hiện có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động. Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tài chính, quỹ đầu tư đã và đang tiếp tục được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Riêng về khía cạnh cung ứng vốn thông qua kênh cho thuê tài chính hay có thể hiểu cho thuê tài chính như một hoạt động tài trợ vốn trung và dài hạn.
Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Theo Nghị định vừa ban hành số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam; được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới 3 hình thức: công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cho thuê tài chính cổ phần.
Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng.
Tuy có nhiều cách giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 cách:
- cách giao dịch CTTC 3 bên.
- cách giao dịch CTTC 2 bên.
- cách giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê).
Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất cho thuê tài chính cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất. [3, 1]
3.2 Tiềm năng phát triển
Mặc dù cho thuê tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam trên 10 năm nhưng vẫn chưa có những văn bản luật cũng như chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích loại hình này thực sự phát huy hết hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến loại hình dịch vụ này và đã bắt đầu sử dụng cho thuê tài chính như một công cụ tài chính phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh của mình.
Đặc biệt trong vòng từ hai đến ba năm trở lại đây khi nền kinh tế Việt Nam thực sự chuyển mình và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư thì cho thuê tài chính đã có cơ hội để thể hiện hết những ưu điểm của mình. Cũng như nhiều ngành nghề khác, ngành cho thuê tài chính đang chứng kiến những cơ hội ngàn năm có một để phát triển lên một tầm cao mới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa các dây chuyền và công nghệ sản xuất sẽ làm cho thị trường cho thuê tài chính của Việt Nam phát triển nhanh trong một vài năm tới đây.
Để nâng cao tính chuyên môn hóa trong các dịch vụ của ngân hàng và giảm thiểu rủi ro thì các Ngân hàng Thương mại sẽ tiến tới việc tập trung phát triển các dịch vụ của mình và chuyển dần hoạt động cho vay đầu tư thiết bị cho các công ty cho thuê tài chính trực thuộc sẽ là động lực cho sự phát triển của ngành cho thuê tài chính của Việt Nam.
Thêm vào đó với sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam cũng như việc cải cách chu trình cấp giấy phép kinh doanh, trong vòng 5 năm tới số lượng doanh nghiệp mới thành lập sẽ ra tăng nhanh chóng và đây chính là nhân tố kích thích sự tăng trưởng của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quỹ đầu tư tín thác trong việc tạo vốn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Kế hoạch Truyền thông Marketing tích hợp cho thương hiệu mỹ phẩm Thorakao tại thị trường miền Bắc Marketing 0
D Xây dựng chiến lược Marketing cho nước mắm 584 Nha Trang tại thị trường Đà Nẵng Nông Lâm Thủy sản 0
D Các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hồ chí minh Văn hóa, Xã hội 0
E Đầu tư cho nghiên cứu thị trường tại công ty TNHH Yamagta Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Đà Nẵng cho sản phẩm uPVC tại nhà máy Nhựa và FRP (VPF) t Luận văn Kinh tế 0
W Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt N Luận văn Kinh tế 0
L Xây dựng chiến lược Marketing cho hệ thống máy bán hàng tự động của Savico tại thị trường Thành phố Cần Thơ Kiến trúc, xây dựng 3
C Những giải pháp chủ yếu cho sự phát triển thị trường bất động sản Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 2
B Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản - Thực trạng và tiềm năng ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top