nguythu

New Member
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn “ghi điểm”:
Bạn có thể nói cho tui biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ:
Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “tui là người yêu thích văn học, mặc dù tui tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tui cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. tui tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tui lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới”.

Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn. Ví dụ: “tui có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng”., muc luong cua toi se thap hon

Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “tui chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tui tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “tui nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tui sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tui sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. hay bạn có thể nói thẳng rằng: “tui không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tui sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.

Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “tui hy vọng công việc này sẽ cho tui một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”.

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “tui nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tui có là nhân viên đáng tin cậy hay không? tui nghĩ bài giới thiệu của tui là bằng chứng về khả năng làm việc của tui và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tui đã cống hiến cho công ty cũ”.

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tui không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tui biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tui được tuyển dụng thì làm sao để tui hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty. Theo tuổi trẻ online
 

thuyentruong

New Member
bổ sung thêm vài kinh nghiệm, thủ thuật về phỏng vấn và xin việc

NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÚC ĐI XIN VIỆC

Nên:
- Ngoại hình trang nhã, đầu tóc gọn gàng, áo quần lịch sự nhưng không lòe loẹt, quá sang trọng, trang điểm kín đáo vừa phải. Mặt mũi tươi, luôn mỉm cười. Nhìn thẳng vào người đối diện, dù là ai.
- Hỏi những câu cần hỏi. Cung cấp đầy đủ thông tin cho người hỏi. Xin phép ghi vào sổ tay những điều căn dặn.
- Nghe chăm chú những điều người ta đang nói. Lúc đang trao đổi, đột nhiên có điện thoại, nghe xong người ta hỏi chúng ta đang nói đến đâu rồi nhỉ, thì cần nhắc lại ngay.
- Tỏ ra có thiện chí và sẽ làm mọi việc được giao. Trình bày một số kinh nghiệm của bản thân.
Không nên:
- Bắt tay quá nồng nhiệt dễ gây khó chịu cho người tiếp xúc ban đầu.
- Nhìn đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường.
- Nói rằng đây là cuộc gặp gỡ duy nhất.
- Liếc đọc các tài liệu trên bàn.
- Nói xấu những bạn cũ.
- Nói chuyện chính trị.
- Tỏ vẻ giỏi mọi thứ hay hoài nghi mọi người.
- Tỏ vẻ làm việc không vì sinh kế mà vì ham hiểu biết.
- Nói rằng có thể nhận lượng ít cũng được, vì như vậy người ta sẽ nghi ngờ khả năng của bạn.
- Tiết lộ các thông tin mật về cơ quan cũ.
- Nói dài dòng về việc riêng.
- Luôn trả lời “vâng” hay “không ạ”.
- Nói khoác làm người ta thiếu tin tưởng.

CÁCH VIẾT MỘT LÁ THƯ XIN VIỆC
1. Trước hết, bạn nên tìm trên báo hay cac phượng tiện thông tin khác tất cả những gìn có liên quan đến công ty bạn muốn xin vào. Bạn không nên thụ động chờ cho đến khi công ty thông báo tuyển người mói nộp đơn xin việc. Bạn dễ có khả năng đạt được kết quả hơn nếu bạn trực tiếp chuyển hồ sơ xin việc của mình đến công ty mà bạn muốn xin vào.
2. Trong trường hợp bạn chủ động nộp đơn khi công ty chưa thông báo tuyển dụng, hồ sơ xin việc của bạn chỉ cần một sơ yếu lý lịch (résumé) trong đó có ghi rõ đầy đủ những thông tin cần thiết về bản thân, về trình độ của bạn. Chỉ như thế là đủ rồi. Thư này không nên dài quá 2 trang. Nếu công ty nào thật sự cần một nữ thư ký riêng, chắc chắn họ sẽ thông báo đến bạn.
3. Bạn có thể tìm biết địa chỉ của công ty bằng cách hỏi đại sứ quán của nước có công ty đó. Tại đây, có thể họ sẽ chỉ cho bạn một địa điểm khác có thông tin này.
4. Bạn nên gửi hồ sơ xin việc của mình đến các trung tâm giới thiệu việc làm. Các công ty này sẽ tiến cử bạn đến các công ty có nhu cầu.
5. Trong thư, đừng bao giờ viết “Thưa Ông” mà hãy nêu đích danh ví dụ như “Thưa Ông Trần Văn A”.
6. Ngoài bìa thư nên ghi rõ tên người nhận, ví dụ như “Kính gửi Ông Tổng Giám đốc Trần Văn A” chẳng hạn. Có như vậy thư của bạn mới không bị đưa vào phòng thư ký.
7. Đừng để sai lỗi chính tả vì thường 75% thư phạm lỗi sẽ bị ném đi.
8. Bạn nên viết sơ yếu lý lịch bằng máy vi tính, còn đơn xin việc nên viết tay, dù bạn có phải viết cho bao nhiêu công ty đi nữa.
9. Bạn không nên dùng những mẫu đơn xin việc chung chung vì chúng không nhấn mạnh được nhũng đặc điểm nổi bật riêng của bạn.
10. Bạn hãy tự sáng tác một lá thư cho riêng mình, trong đó có đề cập đến khả năng cũng như tất cả những gì bạn cho rằng có lợi cho mình.
11. Nên gửi kèm theo một tấm ảnh chứng minh thư (cỡ 3×4cm).
12. Bạn không nên than phiền về sếp cũ của bạn, nhất là trong trường hợp công ty cũ và công ty mới mà bạn đang xin vào thuộc cùng một quốc gia. Các sếp thường có mối quan hệ với nhau và họ sẽ trao đổi thông tin về bạn.
13. Nếu bạn học được chỉ vài câu tiếng Pháp, đừng ghi trong đơn là bạn biết tiếng Pháp. Nếu không họ sẽ hỏi bạn vài câu tiếng Pháp khi phỏng vấn.
14. Về nhà, bạn có thể nhận được điện thoại gọi phỏng vấn bất cứ lúc nào. Do đó, nếu không có điện thoại, bạn có thể sử dụng điện thoại của người quen. Bạn cũng nên hướng dẫn người torng gia đình cách ứng xử khi nhận được điện thoại của bạn.
15. Cơ may sẽ dễ đến với bạn nếu bạn biết cách tạo ấn tượng tốt qua lá thư xin việc của mình. Ví dụ như, bạn có thể sử dụng loại giấy đẹp để viết đơn xin việc. Những công ty quảng cáo hay thiết kế thường đòi hỏi nhân viên có khả năng sáng tạo cao. Để chứng tỏ khả năng này của bản thân, bạn có thể cho lá đơn vào cái chai và viết lên vỏ chai tên người bạn muốn gửi tới, Nhưng tuyệt đối không bao giờ áp dụng phương pháp này khi xin việc ở ngân hàng.
MỘT SỐ SAI LẦM NÊN TRÁNH LÚC ĐI XIN VIỆC
1. Nộp đơn chậm trễ:
Kể từ khi có quảng cáo, hãy cố gắng nộp đơn càng sớm càng tốt. Khi đến để phỏng vấn, không được đến muộn. Trong trường hợp công ty khó tìm thì cần tìm đến công ty trước một ngày phỏng vấn tránh tình trạng nói là mình bị lạc đường hay nhầm địa chỉ.
2. An mặc và trang điểm không phù hợp:
Đây là vấn đề tế nhị. Đối với phụ nữ, đừng nên quá cẩn thận hay cầu kỳ. Hãy ăn mặc lịch sự. Đàn ông thì dễ dàng hơn, luôn luôn phải mặc quần tây, áo sơ mi, cà vạt, giày cũng phải tươm tất.
3. Đề cao bản thân hay quá khiêm tốn:
Đừng nói quá sự thật vì sẽ dễ làm cho họ cảm giác bạn tự cao hay không thành thật. Còn nếu quà khiêm tốn sẽ làm người phỏng vấn hiểu sai về năng lực thật sự của bạn.
4. Tập trung quá nhiều về vấn đề tài chính:
Không nên đòi hỏi ngay những vấn đề tài chính khi bạn chỉ là người đến xin việc.
Lần đầu đi xin việc bao giờ cũng có nhiều ngỡ ngàng và mắc rất nhiều lỗi lầm ngớ ngẩn. Những người muốn có được công việc tốt cần làm quen với một số tình huống hay gặp phải sai lầm.
5. cần chủ động đến xin việc:
Bạn không nên cứ nhờ người quen giúp hay nhờ các quảng cáo mà hãy tiếp xúc hay gọi điện thoại đến phòng quản lý nhân sự của công ty muốn xin việc để biết đường gửi những lá đơn hay hỏi về các cơ hội có việc làm.
6. Thiếu hiểu biết về công ty và nghề muốn xin:
Đây là lỗi lầm đáng trách. Muốn hiểu rõ, bạn nên làm quen với những người trong công ty để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu công việc. Ngoài ra cần điều tra kỹ lưỡng những hoạt động của công ty từ những báo cáo hàng năm hay trên báo chí.
7. Không để ý đến các yêu cầu của công việc:
Trước khi xin việc, bạn cần đọc kỹ các yêu cầu của công việc và chỉ nộp đơn khi cảm giác mình có đủ và thừa khả năng làm việc đó.
8. Lý lịch cùng đơn xin việc viết không đầy đủ, không hợp lý:
Khi làm đơn cần tránh lỗi chính tả, lỗi hành văn thiếu tế nhị, quên ký tên, quên viết số điện thoại để liên hệ… Nếu chữ bạn không gọn gàng, khó đọc thì nên đánh máy.
9. Thông tin không thích hợp:
Những giấy chứng chỉ, bằng của nhà trường cấp qua công việc bạn làm. Nếu bạn làm tốt, công ty sẽ chẳng để bạn thiệt thòi đâu.
10. Đi quá xa vấn đề:
Ở nhà, cần biết liệt kê những câu hỏi và phải xem những câu hỏi đó có phù hợp không. Điều cấm kỵ là hỏi những câu hỏi vô nghĩa hay nói huyên thuyên quá.
 

tctuvan

New Member
Trong thời buổi kinh thế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, chất lượng nhân sự được coi là yếu tố quyết định tương lai của các công ty.

Trước mỗi cuộc phỏng vấn các ứng viên luôn dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị từ kiến thức, kỹ năng cho đến diện mạo bên ngoài. Không ít người cảm thầy căng thẳng vì không biết sẽ phải trả lời những câu hỏi nào của nhà tuyển dụng.

Trong thực thế, quá trình tuyển dụng nhân viên có tác động không nhỏ đến tương lai của công ty vì thế các nhà quản lý dành nhất nhiều sự quan tâm cho những buổi phỏng vấn. Việc tìm kiếm và giữ chân những nhân viên có năng lực trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu ở bất kỳ công ty nào. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, chất lượng nhân sự chính là yếu tố quyết định đến số phận của công ty.

Để đánh giá năng lực ứng viên, trong đầu nhà tuyển dụng luôn thường trực 5 câu hỏi dưới đây:

Bạn có những kỹ năng chúng tui cần không?

Mối quan tâm lớn nhất của nhà tuyển dụng ở mỗi ứng viên là kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết để xử lý tốt công việc. Phần lớn các công ty không muốn mất nhiều thời gian cũng như chi phí để đào tạo nhân viên mới vì vậy các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những người đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan. Trong buổi phỏng vấn, bạn hãy khéo léo chứng tỏ năng lực của mình trước hội đồng tuyển dụng.

Bạn có phải là người đồng hành đáng tin cậy?

Người sử dụng lao động luôn mong muốn có được những nhân viên năng động, nhiệt tình, cẩn thận, trung thực, cầu toàn trong công việc. Do vậy trong mỗi buổi phỏng vấn họ luôn muốn khám phá tính cách của bạn.

Rất nhiều ứng viên đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nhưng vô tình để lộ một tính xấu nho nhỏ thì cũng sẽ dễ dàng thất bại. Nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến những người có ý chí tiến thủ và chịu được áp lực trong công việc bởi khi họ muốn phát triển chính bản thân mình đương nhiên sẽ có những đóng góp tích cực mang đến thành công cho công ty.

Những câu hỏi trong đầu nhà tuyển dụng - 1

Trong buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng luôn muốn biết mong muốn của bạn để đưa ra quyết định cuối cùng (Ảnh minh họa)

Bạn sẽ nhanh chóng nhập cuộc với những nhân viên hiện tại?

Liệu bạn có thích nghi nhanh chóng với guồng quay, với phong cách làm việc, với các đồng nghiệp trong công ty chúng tui không? Đây là điều mà nhà quản lý nào cũng quan tâm bởi chỉ một mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân viên sẽ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công việc.

Các nhà tuyển dụng cũng sẽ căn cứ vào những gì bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn để xem bạn có phù hợp với văn hóa công sở của công ty không. Vì vậy, tìm hiểu kỹ về môi trường làm việc, văn hóa công sở nơi bạn ứng tuyển sẽ giúp bạn ghi điểm trong buổi phỏng vấn.

Bạn có năng lực quản lý hay không?

Khi tuyển dụng, những ông chủ luôn nghĩ tới tương lai của công ty và đánh giá cao ứng viên có khả năng quản lý. Không bàn đến bảng thành tích, kinh nghiệm trong CV, trong chính buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ dựa vào phong cách giao tiếp tự tin, cởi mở, sự nhanh nhạy, thông minh của ứng viên khi trả lời các câu hỏi để đánh gia năng lực này.

Liệu công ty có thể đáp ứng những mong muốn của bạn?

Rất nhiều ứng viên có năng lực, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có tư chất của một nhà quản lý lại không trúng tuyển. Lý do ở đây là mong muốn của họ về mức lương cũng như chế độ đãi ngộ quá cao so với khả năng của công ty. Do vậy, trong buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng luôn muốn biết mong muốn của bạn để đưa ra quyết định cuối cùng.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top