Trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một sơ yếu lí lịch hoàn hảo cùng với kĩ năng phỏng vấn tốt chưa chắc đảm bảo bạn sẽ đạt được công việc. Bạn cần thêm một chút khéo léo để thuyết phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một số “mẹo” thuyết phục bạn có thể áp dụng: 1. Thể hiện sự quan tâm tới người phỏng vấn Ai cũng muốn được mọi người yêu mến và nhà tuyển dụng cũng vậy. Chris St.Hilaire, tác giả cuốn sách “ 27 lợi ích của thuyết phục: Những chiến lược cơ bản để lôi cuốn đồng minh và chiến thắng đối thủ”, chia sẻ: “ tui đã nhận ra rằng chỉ cần nghĩ “ tui thích những người này” sẽ khiến bản thân thay đổi cách cảm nhận về họ. Nụ cười trên mặt cùng vẻ háo hức, mọi người cảm nhận được sự thân thiện của bạn và sẽ có thiện cảm với bạn hơn.” Bạn nên tìm hiểu một chút về người bạn sẽ phỏng vấn bạn – liệu gần đây cô/ anh ấy ( hay công ty ) đạt được thành công nào đó? Và bạn có thể ca ngợi nó như sự mở đầu cuộc nói chuyện với người phỏng vấn. 2. “Bắt chước” người phỏng vấn Hãy chú ý tới cách nhà tuyển dụng nói và hành động – ví dụ, nếu anh ấy nói chậm, hãy điều chỉnh với tốc độ của anh/ cô ấy. Bạn cũng nên cố gắng ngồi ở vị trí, tư thế tương tự. Những hành động tinh tế này có thể khiến anh/ cô ấy cảm giác thoải mái hơn với bạn. Tuy nhiên, lưu ý rằng hãy hành động một cách chậm rãi và tinh tế. Đừng chăm chăm xem người đó hành động ra sao và bắt chước y hệt. Điều đó có thể được xem là sự chế nhạo hay phiền toái với nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên áp dụng “mẹo” này trong sơ yếu lí lịch của mình – sử dụng ngôn từ tương tự trong bản mô tả công việc của công ty. 3. Bắt tay một cách điêu luyện Trong cuốn sách của mình “ 10 khoảnh khắc tạo dựng hay phá vỡ sự nghiệp”, Casey Hawley cho biết một cái bắt tay hoàn hảo gồm 4 bước: chạm, nắm, lắc và trao đổi qua ánh mắt. Khi bắt tay, phần giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn phải vừa khớp với phần đó của người kia. Bạn nên nắm chắc tay, lắc khoảng 2 – 3 lần và nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện. Hãy luyện tập cách bắt tay với bạn, người thân của mình cho tới khi bạn tự tin về nó. 4. Sử dụng ngôn ngữ sâu sắc, sinh động Thay vì sử dụng những cách nói quen thuộc như “ tui đã đạt được giải thưởng A, thành công B”, hãy mô tả ngắn gọn cách bạn đạt được chúng. Nhà tuyển dụng sẽ thấy thuyết phục khi biết được quá trình hơn là chỉ nghe thấy những con số, chức danh chung chung. 5. Chọn nước lọc Một trong những lời khuyên thú vị trong cuốn sách của St. Hilarie là hãy uống nước lọc. Ông giải thích: “ Nhiều nhà tuyển dụng muốn thể hiện sự thân thiện với ứng viên bằng cách hỏi họ muốn uống gì. Khi đó, hãy lịch sự chọn nước lọc và cám ơn. Nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng về bạn là người chuyên nghiệp.” Nếu chọn cà phê hay nước uống có ga, bạn sẽ bị đánh giá là người yêu sách, hay đòi hỏi. 6. Cung cấp những thông tin ấn tượng Đó là những số liệu, thành tựu ngắn gọn nhưng dễ dàng để lại dấu ấn trong tâm trí của người phỏng vấn. Ví dụ như “ tui làm tăng năng suất của văn phòng lên 20% trong vòng 3 tuần” hay “ tui là nhân viên bán hàng đứng đầu công ty trong 7 tháng năm 2009”. Hãy cố tạo ra 3 – 4 thông tin như vậy trong cuộc nói chuyện với người phỏng vấn. 7. Im lặng khi cần thiết Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng sự im lặng như một sức mạnh: khi bạn kết thúc trả lời một câu hỏi, họ chờ một vài giây trước khi nói để chắc chắn bạn đã kết thúc. hay khi một ứng viên quá căng thẳng, sự im lặng của nhà tuyển dụng thể hiện anh/ chị ấy không để ý tới chi tiết đó để ứng viên nhanh chóng lấy lại tự tin. Bạn cũng có thể áp dụng “ chiêu” này của nhà tuyển dụng. Nhớ rằng sự im lặng tốt hơn là những câu ậm ừ “ Hmm, À, Um…”. St. Hilarie bố sung thêm lời khuyên: “ Nếu bạn cần suy nghĩ về một câu hỏi, hãy nhìn xuống dưới. Nhìn xuống thể hiện bạn đang suy nghĩ thực sự còn nhìn lên khiến bạn có vẻ như đang tìm kiếm và mơ hồ về câu hỏi.”
 

mr.sun_shock

New Member
Nhiều thống kê cho thấy bạn chỉ có 6 – 20 giây ngắn ngủi để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng vào CV của mình. Tương tự như vậy với cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bạn không có nhiều hơn 5 – 10 phút để tạo ấn tượng ban đầu tích cực. Vậy trong 10 phút đó, bạn nên làm gì để “chinh phục” người phỏng vấn? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Gây ấn tượng ban đầu thật tốt Chúng ta đều biết ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng. Một cái bắt tay thật chắc, một nụ cười lạc quan và một phong thái chuyên nghiệp giúp bạn có một khởi đầu trọn vẹn trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn không thấy thoải mái và hạnh phúc khi gặp nhà tuyển dụng, chắc chắc họ cũng không muốn mời bạn quay lại. Đi thẳng vào vấn đề Nếu câu hỏi đầu tiên là “ Hãy nói cho chúng tui về bạn” và bạn bắt đầu câu chuyện cuộc đời từ nơi bạn sinh ra, có thể bạn đã làm mất khán giả của mình lúc nào không hay. Thay vào đó, bạn nên trả lời một cách ngắn gọn và trực tiếp. Bạn không nên nói những thông tin nhà tuyển dụng không cần thiết phải biết. Lắng nghe chăm chú và trả lời các câu hỏi Có thể bạn tin rằng với khả năng của mình bạn có thể lái các câu hỏi của nhà tuyển dụng sang những điều mà bạn muốn. Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho bạn là không nên làm vầy vì nhà tuyển dụng không hể ấn tượng nếu bạn không trả lời cụ thể các câu hỏi của họ. Hãy đảm bảo chú ý đến các câu hỏi và trả lời chi tiết thể hiện chuyên môn của bạn Bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng chiến thuật “STAR” để có một câu trả lời trọn vẹn. STAR là cách viết tắt của Situation ( tình huống), Task (nhiệm vụ), Action (hành động) và Results (kết quả). Bạn nêu ra một tình huống, mô tả nhiệm vụ bạn cần làm, bạn đã có những hoạt động gì để hoàn thành và cuối cùng mô tả kết quả bạn đã đạt được. Nên có những dẫn chứng cụ thể cho những điều bạn nói Bạn nên chuẩn bị các câu chuyện cụ thể mô tả thành quả công việc đặc biệt liên quan đến những mong đợi của nhà tuyển dụng cần cho vị trí này. Nếu bạn biết công việc này cần kiến thức quản lý, hãy chuẩn bị mô tả những thành công của bạn trong việc quản lý tổ chức và con người. Không nên nói quá nhiều Bạn nên ghi nhớ chiến thuật “STAR”. Chiến thuật này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn tốt hơn cũng như những điều bạn có thể đóng góp cho công ty họ. Tuy nhiên, việc nói quá nhiều, quá chi tiết lại khiến họ không tập trung và giảm hứng thú với những điều bạn nói. Nhấn mạnh những điều bạn học được Các nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu bạn có thể mô tả những điều bạn học được kinh nghiệm trong quá khứ và cách bạn vận dụng những bài học đó để làm tốt công việc hiện tại. Bạn sẽ có cơ hội nói về điều này khi nhà tuyển dụng hỏi “ Điểm yếu của bạn là gì?”. Nếu bạn có thể trả lời nhanh chóng điểm yếu và việc bạn cải thiếu điểm yếu đó và hoàn thiện bản thân, bạn sẽ còn tiến xa.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top