Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, nghề nghiệp được coi như là một phương tiện để đảm bảo
sự phát triển bền vững và hạnh phúc của con người. Sự nghiệp của một cá nhân có
thể thành đạt hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách cá nhân đó có chọn được
một nghề phù hợp với bản thân hay không. Thành đạt ở đây không chỉ được đo đếm
vào địa vị xã hội, danh tiếng, tiền bạc mà cá nhân đạt được mà đó còn là sự thỏa
mãn, niềm hạnh phúc của cá nhân khi nghĩ về kết quả mình đã làm cho bản thân,
cộng đồng và xã hội.
Với thế hệ trẻ hiện nay, trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì
việc trang bị cho mình một nghề với chuyên môn vững vàng lại càng quan trọng bởi
điều đó giúp họ tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành
kinh tế, CNH – HĐH hiện nay, để lựa chọn cho mình có một nghề nghiệp ổn định
và phù hợp là một việc không hề dễ dàng. Trên thực tế số người thất nghiệp hay
phải làm việc không đúng với chuyên môn, sở thích, tính cách khá phổ biến. Trong
công việc, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của nghề.
Nghề nghiệp không làm họ có hứng thú, thiếu hẳn động cơ gắn bó với nghề… và hệ
quả của nó đó là năng suất lao động giảm sút, sự thỏa mãn lao động thấp, tỷ lệ tai
nạn lao động tăng lên, lãng phí thời gian và kinh phí để đào tạo và đào tạo lại. Để
hạn chế được những hệ quả không mong muốn trên, giáo dục nhà trường phải tập
trung hình thành động cơ chọn nghề đúng đắn cho các em học sinh, đặc biệt là các
em học sinh lớp 12 trước khi tốt nghiệp ra trường. Chúng tui cho rằng nếu các em
học sinh có động cơ lựa chọn nghề dựa trên năng lực, sở trường và hứng thú của cá
nhân, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội sẽ giúp các em có được định hướng
đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu động
cơ chọn nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh
THPT là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu động cơ
chọn nghề của các em học sinh sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo, gia
đình có biện pháp hỗ trợ phù hợp để từ đó các em lựa chọn được cho bản thân mình
một nghề nghiệp để lao động và đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng
tui lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12
trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” với mong muốn kết quả nghiên cứu
góp phần giúp đỡ các em học sinh, gia đình và các thầy cô giáo có biện pháp trong
định hướng nghề nghiệp phù hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng những động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu
hiện của những động cơ này ở học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở
đó, đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp giúp học sinh hình thành được
động cơ chọn nghề đúng đắn qua đó giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp với
bản thân và nhu cầu xã hội.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu hiện động cơ lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh lớp 12.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên,
bao gồm: 300 học sinh lớp 12 chia đều cho 03 trường là THPT Việt Yên 1, THPT
Việt Yên 2 và trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Khách thể nghiên cứu bổ sung: Giáo viên lớp 12 trên địa bàn huyện Việt
Yên, bao gồm: 45 giáo viên chia đều cho 03 trường.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều động cơ thúc đẩy tới hành vi chọn nghề của học sinh lớp 12 trong
đó động cơ kinh tế là động cơ thúc đẩy lớn nhất tới hành vi chọn nghề của các em
học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài như vấn đề động cơ, biểu hiện
của động cơ chọn nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng, xác định các loại động cơ thúc đẩy và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu
hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh có được động cơ lựa chọn
nghề đúng đắn.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về đối tượng
Trong nghiên cứu này, chúng tui chỉ tập trung tìm hiểu một số loại động cơ
thúc đẩy nhiều tới việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và những yếu tố ảnh
hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12. Trong đó, chúng tui tập trung
vào 5 động cơ chính: động cơ kinh tế, động cơ tự khẳng định, động cơ trách nhiệm
xã hội, Động cơ phát triển năng lực, động cơ thụ động.
7.2. Giới hạn về khách thể
Học sinh THPT đang theo học lớp 12 và 45 giáo viên THPT trên địa bàn
huyện Việt Yên.
7.3. Giới hạn về địa bàn
Số liệu được thu thập trên 300 học sinh + 45 giáo viên tại 03 trường:
- THPT Việt Yên số 1
- THPT Việt Yên số 2
- THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu.
8.1.1. Quan điểm hoạt động.
Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động
sống, học tập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Thông qua
hoạt động quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12 sẽ phản ánh một cách cụ thể và
chính xác kết quả nghiên cứu.
8.1.2. Quan điểm hệ thống - cấu trúc.
Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt,
trong nhiều mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác.
8.1.3. Quan điểm thực tiễn.
Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa
thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (trò chuyện).
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
9. Đóng góp mới của đề tài
Trong lĩnh vực tâm lý đã có những nghiên cứu nhất định về động cơ chọn
nghề của học sinh THPT nói chung và động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 nói
riêng nhưng xét một cách toàn diện, xã hội thay đổi hàng ngày và có tác động
không nhỏ đến động cơ chọn nghề của học sinh THPT. Xác định được động cơ
chọn nghề nổi bật của học sinh lớp 12 hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nói chung cả trong lý luận
và thực tiễn.
+ Nêu lên được thực trạng về động cơ lựa chọn nghề và mức độ biểu hiện,
mối tương quan của các động cơ khác nhau trong việc lựa chọn nghề của học sinh
lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
động cơ lựa chọn nghề nghiệp và thông tin nghề cho học sinh lớp 12 sống trong
những điều kiện, môi trường khác nhau trên địa bàn huyện.
+ Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động định hướng nghề, công tác
hướng nghiệp có hiệu quả.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Động cơ trong tâm lý học là một vấn đề khá phức tạp và thu hút được nhiều
sự quan tâm, nghiên cứu cả ở trên thế giới và Việt Nam. Với các cách tiếp cận khác
nhau, những đặc thù chuyên môn nên có nhiều các quan điểm khác nhau khi nghiên
cứu động cơ. Trong nghiên cứu của mình, tui xin đi sâu vào động cơ lựa chọn nghề
của học sinh THPT.
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề
nghiệp ở nƣớc ngoài.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở nước ngoài
a. Những nghiên cứu của Tâm lý học Hành vi về động cơ
Tâm ý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ do J.Watson (1878 – 1958)
khởi xướng và các nhà tâm lý B.Skiner, E.Tolmal…phát triển tư tưởng của ông. Khi
nghiên cứu hoạt động của con người, tâm lý học hành vi không đi nghiên cứu
những đặc điểm tâm lý ở những tầng bậc sâu của con người mà họ chủ trương
nghiên cứu những sự kiện có thể quan sát bằng mắt của cơ thể hiện thực, những
biểu hiện, phản ứng bên ngoài khi có kích thích tác động từ môi trường.
J.Watson cho rằng, phải lấy hành vi để đi tìm mô hình động cơ và những quy
luật của nó trong việc nghiên cứu động vật và sử dụng những kết quả thu được để
giải thích hành vi con người đã đưa đến lý giải hành vi của con người theo công
thức: S  R (Kích thích – Phản ứng). Cứ kích thích vào cơ thể thì sẽ tạo ra hành vi,
phản ứng nhất định. Theo quan điểm này thì không thể tìm thấy bản chất và động
lực của hành vi con người.
Không hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên, E.Tolman, K.Hull đưa yếu tố
tâm lý, sinh lý, động cơ vào giữa kích thích, phản ứng. Tolman coi hành vi tổng thể
có các thông số trung gian, là ý định, là nhận thức nhằm đạt tới các khách thể có lợi,
tránh khách thể bất lợi cho cơ thể.
Chủ nghĩa hành vi mới nghiên cứu yếu tố xảy ra giữa S và R khiến cho nhiều
khi kích thích và phản ứng diễn ra không tương ứng nhau. Họ cho rằng yếu tố trung
gian này bao gồm: Kỹ xảo, ý định, lý lẽ, mong muốn… Nhưng đó chỉ là yếu tố
trung gian tham gia vào quá trình tạo ra phản ứng. Còn cái quy định (động cơ) của
phản ứng vẫn là kích thích vật lý từ bên ngoài và nhu cầu của cơ thể tiếp tục nhận
kích thích đó.
Như vậy, các nhà Tâm lý học hành vi chỉ xem xét hành vi và động cơ của
con người một cách máy móc hóa, sinh vật hóa, bỏ qua yếu tố xã hội, tính đối
tượng, tính ý thức. Vì vậy, họ cũng chưa xác định cụ thể được bản chất của động
cơ, cái thúc đẩy hành vi của con người.
b. Những nghiên cứu của học thuyết Phân tâm về động cơ
Người sáng lập ra trường phái này là S.Freud (1856 – 1939) nhà Tâm lý học
người Áo. Một số tác giả tiêu biểu (S. Freud, A.Adler, K.Horney…) Trường phái
này đã tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố bản năng, sinh vật vô thức, coi đó là động lực
cơ bản của hành vi con người.
Theo Freud, xung năng tính dục (năng lượng libido) và những biến thể của
nó là cội nguồn động lực thúc đẩy mọi hành vi cá nhân xảy ra trong những hoàn
cảnh, môi trường khác nhau. Ông đã xem xét con người nói chung và vấn đề động
cơ nói riêng nhìn dưới góc độ sinh vật thuần túy mà chưa chú ý đến bản chất xã hội
của nó.
Với Adler – thay mặt của Phân tâm học mới lại khẳng định ý chí quyền lực là
động lực cho mọi hoạt động của con người. Adler đã thay yếu tố tính dục trong
quan niệm của Freud bắng ý chí quyền lực.
Còn với K.Horney, bà cho rằng con người có sức mạnh bẩm sinh, cơ sở của
nó nằm trong sự cô đơn thời kỳ thơ ấu. K.Horney đã nói nhiều đến ảnh hưởng của
văn hóa xã hội đối với sự phát triển của con người, nhưng luận điểm chủ yếu của bà
vẫn khẳng định bản năng vô thức quy định động cơ của con người trong đời sống
hiện thực.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top