Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về phụ nữ, bình đẳng giới (BĐG) trong gia đình; làm rõ các khái niệm nhận thức, giới, BĐG, gia đình. Tìm hiểu các chuẩn mực về BĐG đã được luật hóa. Khảo sát thực trạng nhận thức của phụ nữ nông thôn tỉnh Hà Tây về BĐG trong gia đình, chỉ ra các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức của người phụ nữ nông thôn Hà Tây về vấn đề này. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người phụ nữ nông thôn về BĐG trong gia đình
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BĐG là một trong những vấn đề được đặt ra từ lâu ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Đến nay, đây vẫn là vấn đề bức xúc đang cần được quan tâm
giải quyết, đặc biệt ở các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Trong quá trình phát triển của xã hội hay của bất cứ một cộng đồng
nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải giải quyết các mối quan hệ xã hội mang
tính chất giới. Và để phụ nữ và nam giới thực sự bình đẳng với nhau không
chỉ cần có những điều kiện bình đẳng về kinh tế hay các cơ may xã hội mà
còn cần có sự bình đẳng trong nhận thức của chính bản thân họ và của toàn
xã hội về địa vị và vai trò của họ ở trong và ngoài gia đình.
Ở Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, các vấn đề về
giới và BĐG đã và đang được đề cập đến ở nhiều góc độ của xã hội. Do
nước ta duy trì thể chế chính trị phong kiến quá lâu và chịu ảnh hưởng khá
nhiều tư tưởng của Nho giáo, cho nên tư tưởng trọng nam khinh nữ đến nay
vẫn còn in đậm trong đời sống tâm lý của người dân. Mặc dù xã hội Việt Nam
đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vị trí
vai trò của người phụ nữ trong xã hội, trong gia đình đã được coi trọng hơn, tuy
nhiên, trong nhận thức của mỗi người, vấn đề BĐG vẫn chưa thực sự được rõ
ràng. Không ít người trong xã hội ta hiện nay, đặc biệt là người nông dân, nhận
thức của họ về vấn đề này vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả về các vấn đề
liên quan đến phụ nữ và BĐG. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều
vào thực trạng vấn đề bất BĐG, bạo lực gia đình…. Trong khi đó, các
nghiên cứu về nhận thức của người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn về
BĐG trong gia đình thì chưa có nhiều. Phụ nữ chiếm 1/2 dân số, cùng với người đàn ông, họ có vai trò chính
yếu trong gia đình trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái,
làm ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và xã hội. Sự hạn chế trong nhận
thức của họ về vấn đề BĐG trong gia đình càng khiến cho tình trạng bất
BĐG diễn ra ở mức độ cao hơn. Hệ luỵ là làm giảm khả năng sáng tạo, lao
động tạo ra của cải vật chất, gây nên những bất công trong xã hội. Để xã hội
phát triển hài hoà, tốt đẹp và toàn diện thì việc đảm bảo bình đẳng cho cả hai
giới về mọi mặt của cuộc sống là việc tất yếu phải làm.
Hà Tây là một tỉnh có nhiều truyền thống văn hóa lâu đời. Toàn tỉnh có 12
huyện, 2 thành phố, và 14 thị trấn. Mặc dù kinh tế ở Hà Tây đã có nhiều chuyển
biến theo cơ chế thị trường, song các làng quê vẫn còn lưu giữ được rất nhiều nét
văn hóa truyền thống, phong tục tập quán địa phương. Cùng với đó, kiểu quan
hệ, ứng xử trong các gia đình vẫn mang đậm nét truyền thống. Bên cạnh những
giá trị văn hóa tích cực, mối quan hệ giới trong các gia đình vẫn còn tồn tại rất
nhiều bất cập. Ở nhiều thôn, xã có chuyện đàn ông ở nhà ngồi chơi xơi nước, vợ
ra đồng làm hết các công việc nặng nhọc, về nhà vẫn phải làm tiếp các việc nhà,
từ nấu cơm rửa bát, cho lợn gà ăn… Nhiều gia đình vẫn ép gả con gái theo kiểu
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, tư tưởng coi trọng con trai, không coi trọng con
gái vẫn còn rất nhiều.
Tìm hiểu được nhận thức của họ về vấn đề BĐG trong gia đình sẽ góp
một phần lý giải được nguyên nhân của những bất hợp lý trong quan hệ giới
nói trên, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thực trạng
nhận thức hạn chế về vấn đề giới.
Để góp một tiếng nói vào quá trình thực hiện mục tiêu của sự nghiệp
giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình,
chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của ngƣời phụ nữ nông
thôn tỉnh Hà Tây về BĐG trong gia đình hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng nhận thức về vấn đề BĐG của người phụ nữ nông
thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng
này, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người phụ nữ
nông thôn về thực hiện bình đẳng nam - nữ trong cuộc sống gia đình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề về phụ nữ và BĐG trong gia đình.
- Làm rõ các khái niệm
+ Khái niệm nhận thức
+ Khái niệm giới, BĐG
+ Khái niệm gia đình
- Khảo sát thực trạng nhận thức của phụ nữ nông thôn tỉnh Hà Tây về
BĐG trong gia đình, chỉ ra các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức của
người phụ nữ nông thôn Hà Tây về vấn đề này.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức cho người phụ
nữ nông thôn về BĐG trong gia đình.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây về
BĐG trong gia đình hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 300 phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây
- 10 cán bộ hội phụ nữ xã, huyện/thị xã, tỉnh
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu nhận thức của phụ
nữ nông thôn về BĐG trong gia đình thông qua: phân công lao động trong
gia đình; giao tiếp gia đình; sinh con và nuôi dạy con cái; tình dục; ra các
quyết định giải quyết các công việc gia đình, bạo lực gia đình...
- Về địa bàn: Hai huyện thay mặt cho nông thôn thuần nông Hà Tây là
Mỹ Đức và Đan Phượng.
- Về khách thể: Những phụ nữ nông thôn làm nông nghiệp, đã lập gia đình.
6. Giả thuyết khoa học
Đa số phụ nữ nông thôn Hà Tây nhận thức về BĐG trong gia đình vẫn
còn rất nhiều hạn chế. Người phụ nữ vẫn áp dụng khuôn mẫu giới và phân
công lao động theo giới vào đánh giá vai trò, vị trí của mỗi giới trong gia
đình. Họ chưa nhận thức đúng và đầy đủ được mục tiêu cuối cùng của BĐG,
chưa nhận ra được sự bất bình đẳng giới còn tồn tại trong nhiều gia đình.
Mặc dù có một bộ phận lớn phụ nữ biết được những biểu hiện của sự bất
BĐG trong gia đình nhưng họ lại chấp nhận thực tế đó.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp quan sát
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Thuy9999

New Member
cho mình xin link bài ni với "Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay"
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo Thực tập nhận thức tại công ty cổ phần hàng hải Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
D NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12 Luận văn Sư phạm 0
D Nhận thức của người dân về sử dụng túi nilon Văn hóa, Xã hội 0
D Vận tải đa phương thức trong giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn Y dược 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-bu Y dược 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top