hoacocken83

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Khái quát những vấn đề lý luận về tự kỷ, chứng tự kỷ và lịch sử nghiên cứu vấn đề tự kỷ. Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn trên 130 người là cha, mẹ của trẻ tự kỷ ở địa bàn nội thành Hà Nội và nghiên cứu sâu 2 cặp cha mẹ của trẻ tự kỷ trong số này. Phân tích các trường hợp điển hình, rút ra kết luận về tâm lý lâm sàng cũng như nhận thức, tình cảm, hành vi của cha mẹ đối với con mắc chứng tự kỷ. Từ đó đề xuất một số giải pháp đối với cha mẹ như nâng cao trình độ hiểu biết cho bản thân qua nhiều kênh thông tin khác nhau, tham gia các câu lạc bộ liên quan đến trẻ tự kỷ để có cơ hội đóng góp, học hỏi, chia sẻ, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ tự kỷ; giải pháp đối với xã hội như khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học về trẻ tự kỷ, hoàn thiện và thực hiện hóa sâu sắc chủ trương giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, cần có chính sách hỗ trợ các gia đình có con là trẻ tự kỷ, có chương trình hướng nghiệp, dạy nghề ổn định cho trẻ tự kỷ khi những trẻ em này lớn lên
Chương1. Cơ sở lý luận
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................... 4
1.1.1 Các nghiên cứu về tự kỷ………………………………. 4
1.1.2 Các nghiên cứu về thái độ của cha mẹ đối với trẻ tự kỷ.. 5
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ………………………………. 8
1.2.1 Khái niệm thái độ ………………………………………. 8
1.2.2 Khái niệm tự kỷ ……………………………………… 11
1.2.3 Khái niệm trẻ em, trẻ tự kỷ…………………………… 13
1.3 Cấu trúc tâm lý của thái độ……………………………………... 14
1.3.1 Quan điểm 3 thành phần trong thái độ………………… 14
1.3.2 Quan điểm về các thành phần riêng biệt………………. 21
1.4 Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ……………….. 22
1.5 Các thành tố cơ bản về thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ 22
1.5.1 Nhận thức của cha mẹ mẹ về chứng tự kỷ..................... 22
1.5.1 Tình cảm của cha mẹ mẹ đối với con có chứng tự kỷ.... 22
1.5.1 Xu hướng hành vi của cha mẹ mẹ đối với con có chứng
tự kỷ.............................................................................................. 23
1.6 tiểu kết chương 1………………………………………………... 23
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 24
2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu.................................................. 24
2.2 Mẫu nghiên cứu ………………………………………………... 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………. 28
2.3.1 Phương pháp quan sát…………………………………. 28
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu……………………… 28
2.3.3 Phương pháp sử dụng thang đánh giá…………………. 28
2.3.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi………………….. 30
2.3.5 Phương pháp thống kê bằng toán học ………………… 32
2.3.6 Phương pháp phỏng vấn sâu ………………………….. 36
2.3.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp………………….. 37
2.4 Tiến trình nghiên cứu.............................................................. 37
2.5 Các biến số ............................................................................. 38
2.6 Tiểu kết chương 2……………………………………………….. 38
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
40
3.1 Nhận thức của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ................... 40
3.1.1 Nhận thức về bản chất của tự kỷ................................... 40
3.1.2 Nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ............... 50
3.2 Tình cảm của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ...................... 55
3.2.1 Sự chấp nhận của cha mẹ.............................................. 55
3.2.2 Mong muốn của cha mẹ về con.................................... 61
3.3 Hành vi của cha mẹ đối với con mang chứng tự kỷ……………. 64
3.3.1 Hành vi khắc phục bệnh cho con của cha mẹ................ 66
3.3.2 Hành vi trong sinh hoạt hàng ngày đối với con ............ 71
3.3.3 Sự phân biệt đối sử của cha mẹ ……………………….. 75
3.4. Thái độ của cha mẹ đối với cháu T.V ………………………… 82
3.5. Thái độ của cha mẹ đối với cháu H.B ………………………… 89
3.4 Tiểu kết chương 3.................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
102
1. Kết luận............................................................................ 102
2. Kiến nghị.......................................................................... 104


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gần 10 năm trở lại đây tại Việt Nam, Bệnh “tự kỷ” đƣợc nhiều
ngƣời quan tâm, nó đƣợc xem là một trong các dạng loạn tâm thần ở
trẻ em, là một sự hƣ hại trầm trọng lan tỏa đến nhiều lĩnh vực phát
triển và gây ảnh hƣởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ, nhất
là kỹ năng giao tiếp và các quan hệ xã hội, kéo theo sự thoái triển của
nhiều chức năng tâm lý khác. Điều này không những làm cho trẻ không
thích ứng đƣợc với cuộc sống bình thƣờng mà còn là một gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Tỷ lệ trẻ tự kỷ trên thế giới ngày càng gia tăng. Qua nghiên cứu
tại Mỹ năm 1970 D.A.Treffert đƣa ra tỷ lệ cứ 100.000 trẻ lại có 7 trẻ
mắc bệnh tự kỷ, trẻ trai thƣờng gấp 3 lần trẻ gái. Gần đây nhất là năm
2000 cũng tại Mỹ, Patricia M.Rodier đã thống kê có từ 16 đến 20 trẻ
trên 10.000 trẻ mắc bệnh tự kỷ, các con số ngày càng tăng. Hiện nay ở
Mỹ có khoảng 1.500.000 ngƣời tự kỷ trong đó phần lớn là trẻ em và
ƣớc tính tỷ lệ này trên thế giới là 1/500 ngƣời.
Tại phòng khám của bệnh viện Nhi Trung ƣơng cho biết, hiện
nay trung bình 1 tháng có khoảng từ 16- 19 trƣờng hợp chẩn đoán là
tự kỷ đến khám lần đầu tiên.
Trƣớc những con số báo động đó, nhiều nhà khoa học đã dày
công nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất cũng nhƣ đề ra
những biện pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ. Trong số đó phải
kể đến công lao của các tác giả nhƣ L.Kanner (1943), DeMyer.M
(1981), Anderson.GM (1987)... cùng nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc
nhƣ bác sĩ Nguyễn Văn Đoàn, PGS.TS Ninh Thị Ứng…

Nhiều bậc phụ huynh mang tâm trạng chung lo buồn, chán nản và
cảm giác bất lực vì đứa có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi,
họ nghĩ mình đã gây ra những sai lầm và trở nên mặc cảm, không tin
rằng họ có thể giúp cho con mình đƣợc nữa. Trong khi đó, các công
trình nghiên cứu gần đây cho thấy, hành vi của trẻ tự kỷ thƣờng do
những rối loạn phát triển từ khi trẻ mới ra đời hay trong những năm
đầu cuộc sống, còn sự tiến bộ của trẻ lại phần nhiều do cách nuôi dạy
của cha mẹ chúng. Liệu rằng quan điểm, thái độ buồn rầu, chán nản
và bất lực của cha mẹ nói trên có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với sự
phát triển của trẻ tự kỷ?
Thực tế cũng có quá ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này để tìm lời đáp cho câu hỏi ấy
với mong muốn góp phần vào xu thế nghiên cứu về bệnh tự kỷ nói
chung; đồng thời chia sẻ, thấu cảm nỗi đau, sự vất vả với gia đình có
con mang chứng tự kỷ. Qua đó đƣa ra những kết luận giúp các bậc
cha mẹ của trẻ có quan điểm đúng đắn hơn, kịp thời điều chỉnh cách
thức cũng nhƣ biện pháp chăm sóc con mình, nhằm tạo môi trƣờng tốt
nhất cho trẻ phát triển, hƣởng quyền lợi xứng đáng của trẻ em.
Bởi những lý do trên mà tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích thái độ của cha mẹ đối với con mang chứng tự kỷ, trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp các bậc cha mẹ chăm sóc, tạo
điều kiện để trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Khái quát những vấn đề lý luận về tự kỷ, chứng tự kỷ và lịch sử
nghiên cứu vấn đề.

- Điều tra, khảo sát thực tiễn: làm sáng tỏ thái độ của cha mẹ đối
với con mang chứng tự kỷ.
- Phân tích các trƣờng hợp điển hình và rút ra những kết luận về
tâm lý lâm sàng.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Thái độ của cha mẹ đối với con mang chứng tự kỷ.
4.2 Phạm vi và khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu rộng: 130 ngƣời là cha, mẹ của trẻ tự kỷ ở địa bàn
nội thành Hà Nội.
- Nghiên cứu sâu : 02 cặp cha mẹ của trẻ tự kỷ ở địa bàn Hà Nội.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phƣơng
pháp chính sau:
- Phƣơng pháp quan sát lâm sàng;
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phƣơng pháp sử dụng test đánh giá;
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phƣơng pháp thống kê bằng toán học;
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu;
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Phần lớn cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ có nhận thức, tình
cảm, hành vi tiêu cực với trẻ.
- Thái độ tiêu cực của cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ xuất phát
từ mặc cảm về khuyết tật của con mình.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và hàm lượng Palmatin trong cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) sinh trưởng tại vùng Bắc Trung Bộ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top