lathinga6

New Member
Chào tất cả người. tui mới tìm thấy trên mạng có cuốn sách hay nói lên mối liên hệ giữa tâm lý học hiện lớn và Phật giáo, thấy có nhiều thú vị nên muốn giới thiệu. Cuốn sách này bất dài lắm chỉ hơn 30 trang A4 và là tác phẩm dịch của Thích Viên Lý - người theo đạo Phật. Cuốn này khó thể coi là đầy đủ nhưng trong tình trạng hiếm hoi hiện nay dù sao nó cũng là một cuốn đáng lưu tâm. Cuốn có đề cập đến một số ông lớn trong tâm lý như Sigmund Freud, Carl Rogers, A. Maslow, một số nhà triết học như Soren Kierkegaard, Martin Heidegger và Jean-Paul Sartre (trùm chủ nghĩa hiện sinh). Cuốn đề cập khá sâu đến một số khái niệm tâm lý chẳng hạn như Id, ego, một số hiện tượng tâm lý như cảm giác trống rỗng, cô đơn, buồn chán...một số từ ngữ chuyên nghành dịch bất ổn lắm có lẽ bởi dịch giả bất chuyên về tâm lý, nhưng nếu xét chung thì cuốn dịch tốt thể hiện một tầm hiểu biết tương đối (nhiều) đa dạng. Cuốn sách vừa lý giải tại sao tâm lý học hiện lớn mặc dù vừa có tác dụng tích cực trong chuyện làm thuyên giảm khổ đau của con người nhưng hết gốc rễ vẫn bất loại trừ được và đưa ra những kiến giải của đạo Phật được đánh giá là có tiềm năng chấm dứt hẳn khổ đau.
MỤC LỤC

Tựa của Thích Viên Lý
Chương 1 ĐIỂM ĐẶC SẮC CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
Chương 2 TRI NHẬN TÂM LÝ HỌC, ĐỘNG CƠ VÀ TÌNH CẢM
Chương 3 NHÂN CÁCH TÂM LÝ HỌC
Chương 4 TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO VÀ TÂM LÝ HỌC TRỊ LIỆU TÂY PHƯƠNG
Chương 5 NGUYÊN LÝ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO VÀ BỆNH LÝ XÃ HỘI ĐƯƠNG TIỀN

Phần I.

Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.

Phật pháp là những phương pháp tu tập cụ thể và mầu nhiệm để giải quyết một cách rốt ráo sự khổ đau phiền não của con người. Do vì sự khổ đau của mỗi một con người cũng như trình độ hiểu biết, hoàn cảnh tiếp cận v.v.. ngàn sai muôn biệt, nên giáo pháp do Đức Phật giảng dạy cũng có vô lượng vô biên, và dù vô lượng vô biên nhưng cứu cánh vẫn quy về một mối, đó là giải thoát tận gốc sự tử sanh thống khổ của tất cả muôn loài. Đối với Phật Giáo thì phương tiện chính là cứu cánh và ngược lại. Trong phương tiện vốn có cứu cánh, trong cứu cánh vốn có phương tiện, phương tiện và cứu cánh không hai, không khác, đó chính là điểm sai biệt to tát giữa Phật Pháp và Tâm Lý Học Trị Liệu Tây Phương.

Phần II.

Điểm khác biệt to lớn khác giữa Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Tây Phương đó là, càng tu tập theo phương pháp của Phật Giáo thì bản ngã càng bị thu hẹp dần và cuối cùng bị triệt hủy toàn diện để đạt đến tâm thức giác ngộ, giải thoát tự tại tuyệt đối. Riêng Tâm Lý Trị Liệu ngày nay thì gần như chỉ xoa dịu, vuốt ve tâm lý con người để con người thỏa mãn được ngã chấp, và cuối cùng, vấn đề khổ đau trầm thống của con người vẫn không sao bứng nhổ, diệt trừ một cách tận gốc rễ dù cho có đôi nét, vài điểm gần như tương tự về cách nhìn so với Phật giáo.

Tuy bản dịch này đã được cẩn trọng xem duyệt lại, nhưng, vì dịch giả đang trong giai kỳ rất bận rộn trong việc tạo mãi cơ sở để xây dựng tu viện hầu làm nơi nương tựa, tu học cho mọi giới, do vậy, nên rất có thể bản dịch vẫn chưa được trọn vẹn như ý nguyện. Rất mong các bậc cao minh bi mẫn bổ chính và chỉ giáo để lần tái bản dịch phẩm này được hoàn hảo hơn.

Dịch giả cẩn bút,
Thích Viên Lý








CHƯƠNG I
ĐIỂM ĐẶC SẮC CƠ BẢN
CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
LUÂN LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC

Một cách rõ ràng, Phật giáo đã kết hợp hành vi tâm lý và luân lý để luận cập. Luân lý học Phật giáo đã không chỉ giới hạn ở quan niệm luân lý và phân tích lý luận, mà xa hơn, còn chỉ dạy những cách sinh hoạt và chuẩn tắc cho mọi hành vi. Luân lý học của Phật giáo đã dạy con người không làm những điều ác, bồi dưỡng thiện tâm và thanh tịnh tâm ý. Chỉ cần hành vi phù hợp với chuẩn mực, thước đo quy phạm của văn hóa xã hội thì đó là tâm lý lành mạnh.

LUÂN LÝ HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN TÍNH

Đức Phật dạy rằng, sự hài hòa của thế giới nhân loại được đặt trên nền tảng tâm lý. Vì vậy hành vi xã hội phải được nối kết với tâm lý học của Phật giáo để phân tích. Nếu vấn đề cá nhân đã được giải quyết thì sự khẩn trương và xung đột của xã hội sẽ giảm thiểu. Tạo ra những cảm tính như tham lam, kiêu mạn, sân hận v.v… đều có thể ảnh hưởng đến sự quan hệ của nhân tế. Đức Phật dạy :

“Bảo hộ chính mình là bảo hộ người khác; bảo hộ người khác cũng chính là bảo hộ tự thân.”

Đức Phật lại nhấn mạnh, bồi dưỡng tố chất tâm lý đã được nhìn nhận là có giá trị văn hóa xã hội, như tự tiết chế, tâm lý an bình thanh tịnh, tự răn buộc v.v..

Tóm lại, luân lý xã hội gồm có hai mặt tích cực và tiêu cực : Đứng trên mặt tiêu cực để nói thì sự tiết chế trên phương tiện nhân cách và thực tiễn luân lý chuẩn tắc sẽ có thể làm giảm thiểu sự xung đột của xã hội; đứng trên mặt tích cực để luận cập thì, bồi dưỡng, phát triển nhân cách lành mạnh, có thể kiến lập được một xã hội lương thiện. Đức Phật ví dụ nhân tính như một mỏ vàng, có những lúc bề ngoài tuy bị vô minh làm mê hoặc, nhưng sự huấn luyện của nội tại khả dĩ chuyển hoá và biến nó thành lương thiện.

LÝ LUẬN CỦA TRI THỨC

Ý nghĩa của tri thức, nếu nói trên một nghĩa rộng thì gồm có hai loại, đó là lý tính và kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể được chia thành kinh nghiệm cảm quan (sense experience) và kinh nghiệm trực quan (intutive experience). Thông thường thì con người biết sử dụng cả kinh nghiệm lý tính lẫn cảm quan; nhưng, chỉ có những người phát huy kỹ xảo trực quan mới có thể đạt đến phương pháp sử dụng tri thức một cách đầy đủ. Loại sử dụng phương pháp tri thức đầy đủ nầy, đã chẳng phải là một loại thần bí; trong Phật giáo, những ai có sự huấn luyện đặc biệt đều có thể đạt đến mục đích này.

Những kẻ ở cõi thế tục đều ràng buộc kinh nghiệm trên khái niệm của một loại kinh nghiệm nào đó, nhưng, Phật giáo thì vượt qua phạm vi cục hạn nầy. Lý do là vì khi chúng ta truy tầm tri thức thường bị chấp trước (craving), và vô minh (ignorance) dụ phát, còn Phật giáo khi phân tích về khái niệm đã không dừng lại ở ngôn ngữ hay trên tầng thức của luận lý học mà tiến thêm một bước, Phật giáo có thể tiềm nhận vào cảnh giới tâm lý chân thật. Đối với phương diện nầy, Phật giáo có thể tầm cầu được một loại mô thức mới của nhận thức luận (a new model of epistemology).

LÝ LUẬN THỰC TẠI (THE THEORY OF REALITY)

Khi thảo luận đến vấn đề con người và vũ trụ. Phật giáo cho rằng hành động của con người là do ý chí tự do của chúng ta đối với sự phải trái và không bị quyết định bởi bất cứ hình thức nào khác; Khi Đức Phật biện luận với sáu nhà tư tưởng nổi tiếng đương thời, Ngài đã nắm lấy chủ trương nầy.

CƠ SỞ TRỊ LIỆU CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

Mục đích chủ yếu của Tâm lý học Phật giáo là nhằm giải đáp rốt ráo nguyên nhân khổ đau mà nhân loại phải tiếp nhận, và, vấn đề là làm thế nào để giải thoát sự thống khổ đó. Triết học và Tâm lý học của Phật giáo đều có một thứ “Thủ hướng trị liệu” (Therapy oriented). Triết học Phật giáo cung cấp một loại giải trừ khốn hay của tri tánh; còn tâm lý học Phật giáo thì cung cấp phương pháp trị liệu về sự nhiễu loạn của tình cảm.

Erich Fromm bảo rằng Sigmund Freud không thể trị liệu tật bệnh tâm lý mà Sigmund Freud chỉ muốn giải trừ sự lo âu, nóng nảy không hợp lý và tánh cưỡng bức của nhân loại mà thôi. cách trị liệu của những nhà tâm lý học hiện nay đó là mô thức điều chỉnh vấn đề và bệnh lý xã hội một cách rộng rãi hơn. Trên thực tế, những quốc gia có nền công nghiệp hóa và đã đang phát triển cao độ thì những tâm trạng như hoang vắng trống rỗng, lãnh cảm, sự thiếu sót về mặt hướng đạo nhân sinh trong lòng nhân loại, đều là khái niệm và mục tiêu của tâm lý trị liệu ngày nay. Phật giáo thuyết minh rằng tâm cảnh khó khăn, xung đột, bất mãn, nóng nảy, lo lắng, tham lam, ghét hận, mê chấp v.v… của nhân sinh đều có thể đánh giá là phù hợp với thông bệnh của con người hiện đại; nhưng, Phật giáo còn có khả năng chỉ dạy cho mọi người hướng đến con đường lớn huy hoàng đại giải thoát, tối cực phúc lạc, đó là cảnh giới Niết Bàn.

LÃNH VỰC CHỦ YẾU CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

Những lãnh vực nghiên cứu của Tâm lý học Tây phương đều có chủ đề trung tâm của nó, như tâm lý học Hoàn Hình Phái (Gestlat Psychology) chủ yếu là nghiên cứu về tri giác (Perception); Phân tích tâm lý của Sigmund Freud thì nhắm vào sự nghiên cứu động cơ và nhân cách. Và tâm lý học Hành vi phái (Behaviourism) thì chủ yếu nghiên cứu về lý luận học tập (learning) v.v…

Nhưng, vấn đề quan thiết nhất của tâm lý học Phật giáo đó là căn nguyên khổ đau của nhân loại và con đường giải thoát; vì thế, động cơ thúc đẩy (motivation) và cảm xúc (emotion) chính là giáo nghĩa chủ yếu; Tri nhận (cognition) là điều kiện tiên quyết phải được nghiên cứu thêm; ngoài ra, như tính tình, nhân cách (personality) kể cả sự kết cấu trị liệu của tâm lý học Phật giáo; giảo nghiệm trên phương diện tâm lý học, như phân tích tâm lý của Sigmund Freud, tâm lý học nhân tính của Carl Rogers và A. Maslow, có thể thấy một cách thấu triệt về cách trị liệu của chủ nghĩa tồn tại và cách trị liệu của chủ nghĩa hành vi đều là lãnh vực chủ yếu của sự nghiên cứu tâm lý học Phật giáo.

NGUỒN TƯ LIỆU TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

Dùng văn Pàli để tập thành kinh điển Phật giáo nguyên thủy (đều có dịch sang Anh Văn) làm gốc, kinh điển được chia thành 3 loại : Một là lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh tạng (Sutta Pitaka), hai là những điều mục huấn luyện, răn chế của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni gọi là Luật tạng (Vinaya Pitaka) và ba là Luận tạng (abhidhamma pitaka), trong đó gồm có phân tích tâm lý của tri thức. Nhưng, Kinh tạng lại có thể được chia thành 5 loại :

Trường Bộ (The Digha Nikaya or Dialogues of the Buddha) :
Đối thoại trường thiên của đức Phật, bao gồm 34 kinh điển trường thiên, trong đó có thể trùng kiến sự tích bình sanh của đức Phật và thật sử về chánh trị, xã hội và tôn giáo Ấn Độ đương thời. Trong đó Sigalovada Sutra đã đưa ra những chỉ dẫn về quan điểm luân lý học Phật giáo thực dụng.

Trung Bộ A Hàm Kinh (The Majjhina Nikaya of Middle Langth Saying) :
Bao gồm 152 kinh. Giá trị của nó ở chỗ là có thể làm cho chúng ta biết được tình hình tiến hóa ở thời kỳ bắt đầu của Phật giáo và những giáo pháp của đức Phật cũng như tình huống khái quát của những đệ tử thân cận và những sinh hoạt của xã hội Ấn Độ đương thời. Kinh Trung A Hàm cũng chứa đựng một số tài liệu về Luật tạng.
Link tải DOC đây nhé
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

amye_lht

New Member
Sách hay-Mối quan hệ giữa tâm lý học hiện đại và Phật giáo

Cảm ơn, cuốn sách này thú vị quá
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top