Murdoc

New Member
Mượn bài viết trên Vịt sớ tóc!



"Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tui không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?

Trước hết tui xin giới thiệu với các bạn, tui là một nhà đầu tư chứng khoán đã được trang bị cả kiến thức phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, “ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán” được 5 năm nay. tui đầu tư bằng số vốn tích lũy sau hơn 10 năm lăn lộn với công việc bán hàng, quản lý cấp trung tại công ty nước ngoài, và cả tiền vay mượn của người thân. Nhưng tui đang thực sự thất bại và tuyệt vọng với nghề đầu tư chứng khoán!



Mùa thu năm 2009, trong một lần cafe với đối tác, tui được kể rằng thị trường chứng khoán (TTCK) đang tăng rất mạnh. Theo các chuyên gia chứng khoán thì sau sóng điều chỉnh năm 2008, từ cuối tháng 2 năm 2009 thị trường trở lại chu kỳ tăng giá và được chờ đợi sóng bứt phá không thua kém giai đoạn 2006-2007. Với chút kiến thức về tài chính của một cử nhân tốt nghiệp từ một trường kinh tế lớn ở Hà Nội cùng niềm tin rằng các doanh nghiệp đang hoạt động rất ổn, những biến động về lạm phát, tỷ giá năm 2008 chỉ là nhất thời, tui không khó bị thuyết phục bởi những dự báo như nói trên về xu hướng của TTCK Việt Nam.



tui đã dứt bỏ công việc quản lý cấp trung tại một doanh nghiệp nước ngoài và hăm hở bước vào thị trường chứng khoán. Với kinh nghiệm của một quản trị cấp trung, ban đầu tui chỉ đầu tư thăm dò với phần nhỏ vốn của mình. Và như một số người hay đùa “cờ bạc đãi tay mới”, tui đã có khoản lợi nhuận rất tốt, một bằng chứng rất thuyết phục cho quyết định tham gia thị trường.



Sau thành công ban đầu với lượng vốn nhỏ chỉ là đầu tư thăm dò, tui đã quyết chí gắn bó với nghề và dồn toàn bộ vốn tích lũy để đầu tư. Với bản tính ham học hỏi, hàng ngày xách laptop lên sàn “ngồi đồng” để vừa theo dõi bảng điện, vừa học hỏi từ các nhà đầu tư (NĐT) đàn anh, các bạn môi giới, lướt tin tức trong nước, quốc tế, tìm kiếm tài liệu về phân tích kỹ thuật để nghiền ngẫm. Sau bữa cơm tối lại “ngồi đồng” với cái laptop để đọc tin tức, lướt các diễn đàn mạng về chứng khoán, theo dõi diễn biến của các chỉ số Dow Jones, S&P500, Nasdaq...



Suốt cả năm 2010, chỉ số VN-Index có dao động nhưng không lớn, trào lưu đầu tư theo “đội lái” rất thịnh hành. Dù với bản tính rất bảo thủ, thận trọng, tui cũng không đứng ngoài trào lưu đó và cũng có lúc lãi lúc lỗ. Nhưng chốt lại năm 2010 lãi cũng chỉ ngang mức gửi tiết kiệm.



Năm 2011 thực sự là một năm khó khăn và khốc liệt. tui không thể nhớ đã bao nhiêu lần mua rồi cắt lỗ. Và tổng kết thành quả năm 2011, tui đã thua lỗ 60% số vốn đầu tư ban đầu.



Khởi đầu năm 2012, thị trường đã có sự khởi sắc, giá tăng và thanh khoản cũng tăng mạnh. Với tâm lý gỡ gạc, tui đã quyết định thử với vay ký quỹ. Đồng hành với sự lên xuống của chỉ số VN-Index, tại con sóng đầu năm 2012 thì tui đã lấy lại gần như toàn bộ thua lỗ của năm 2011 nhưng nửa cuối 2012 lại lỗ tiếp. Chốt năm 2012, lượng vốn của tui chỉ còn khoảng gần 20% so với vốn đầu tư ban đầu. Một nỗi xót xa khôn tả!



Rút kinh nghiệm từ thất bại những năm 2011-2012, tui xác định nói không với tin đồn, nói không với "đội lái" và nói không với vay ký quỹ. tui tự phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tự phân tích biểu đồ kỹ thuật các mã cổ phiếu, theo dõi diễn biến giao dịch các mã đó một thời gian rồi mới mua và nắm giữ. Với lượng vốn còn lại ít ỏi, để trở về vốn đầu tư ban đầu sẽ là một quá trình rất rất lâu. Vì vậy, tui đã vay mượn thêm ít vốn của người thân để tránh bị áp lực như vay ký quỹ hay cầm cố. Và năm 2013 đã cho tui một chút thành quả theo chiến lược này. Tuy nhiên, chút thành quả đó cũng chỉ là “bắt cua trong hang” vì chưa hiện thực hóa lợi nhuận hay nói nôm na là chưa “chốt lãi”.



Niềm vui ngắn chẳng tày gang - Một chút vui mừng trong năm 2013 được duy trì thêm đến đầu 2014 để sau đó lại là những nỗi thất vọng. Nào là khủng hoảng địa chính trị ở Ukraina, nào là sự kiện biển Đông, sự kiện bắt chủ tịch Tập đoàn Đại dương (OGC), giá dầu thế giới giảm sốc và cuối cùng là Thông tư 36. May mắn là không hề vướng víu tới “đòn gánh, đòn bẩy”, xác định mua và nắm giữ. Nhưng nhìn lại gần 1 năm rưỡi qua theo đuổi chiến lược đầu tư này, giá cổ phiếu không nhích lên được “line” nào, có mã cổ phiếu giá còn giảm về đáy từ khi niêm yết dù doanh thu năm 2014 đã tăng gấp 4 lần năm 2013, lợi nhuận năm 2014 tăng gấp đôi năm 2013 và 4 năm qua doanh nghiệp chưa từng có năm nào kinh doanh bị thua lỗ. Thế là lại thất bại với chiến lược mua - nắm giữ!



Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tui không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?



5 năm trôi qua, tui cũng đã phải trả cái giá quá đắt: suốt ngày chỉ ngồi đồng với cái laptop, ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán, cuộc sống tằn tiện, thua lỗ nặng đến mức đi đâu không dám giới thiệu làm nghề gì nên cũng không dám đi ra ngoài. Thân phận NĐT chứng khoán sao mà tủi! Mà tui có làm gì xấu đâu? tui đầu tư bằng tiền mồ hôi nước mắt của bản thân và của người thân tui đấy chứ? Thế mà lúc mới tham gia, tui đã tự huyễn hay rằng TTCK là một thị trường bậc cao nên NĐT chắc hẳn cũng được ngẩng cao đầu!



Đã từng nghĩ đến chuyện tìm công việc khác để làm, nhưng ở cái tuổi trung niên, đã 5 năm ẩn mình vì chứng khoán giờ biết làm sao đây?



Thế là lại một cái Tết ảm đạm nữa sắp đến. Biết trách ai, trách mình hay trách cái nghề bạc bẽo này đây!"



Thớt tui mạo muội chém thế này:



- Chơi chứng ai cũng có lúc được lúc thua, cái thói lên chậm xuống nhanh của TTCK Vịt thì chắc chắn không dưới 1 lần NĐT rút không kịp!



- Ai bảo lúc này không có margin? Thực tế giai đoạn này những con "CÁO" là những tên full margin, khi hầu hết tài khoản NĐT "mù tin" thoát hết margin hay thoát luôn vốn tự có khi bị bán ép (bán ép là cái chiêu nếu ai từng trãi cũng có thể nhận ra, đó là khi ta không thể TT xuống thêm thì nó xuống, khi mà những phiên ATC ép cho giá rẻ nhất trong phiên, tạo những cái nến thúi nhất làm hoang mang NĐT có trái tim thỏ) thì chúng full luôn margin, bởi chẳng bao giờ 2 cái sòng HO, HA xóa được cái nạn giao dịch nội gián cả.



- Sau một thời gian hoang mang sẽ đến thời điểm tham lam, tâm lý muốn gỡ gạc của các con bạc thì "CÁO" nắm rõ nhất, giải ngân xong vốn tự có tài khoản các con bạc tăng lên, niềm vui nhân lên, những tên media tay sai bồi thêm mấy cú "tin tốt", "CÁO" đẩy thêm mấy cú ATC kinh điển, các con bạc say máu múc thêm margin ++ và trong quá trình đẩy giá cáo ta cũng đã chuyền lửa nóng cho con bạc, khi con bạc full margin thì cáo bán cực mạnh, tạo thanh khoản siêu khủng và cứ thế cáo bán hết tài khoản khi qua sườn đồi bên kia, để cho đám con bạc thi nhau dẫm đạp cháy tài khoản.



(hết phần 1, xíu về chém luôn phần 2)
 

HD_05

New Member
Chơi ck cũng như là đánh bạc thôi vì vậy chúng ta nên chơi ơ mức 50% số tiền chúng ta có mà là tiền nhàn rỗi nhé, không đi vay thì có thể có được những cung bậc cảm xúc
 

Jamiel

New Member
Xem đi, xem lại bài viết cảm giác nhàm chán quá.

Thực tế mà nói, trên TTCK có rất nhiều nhà đâu tư bị mất tiền khi TT đi xuống, chỉ cần một sự kiện như Biển Đông, hay đợt cuối năm 2014 thì cũng đủ để nhiều người cháy TK rồi.

Đọc bài viết tui không cảm giác thương hại hay thông cảm gì về nhân vật hình tượng trong bài viết trên cho sự thất bài trên TTCK . Tác giả bài bài báo viết theo lối tự thoại, mượn một nhân vật hình tượng như nhà văn Nam Cao viết truyện ngắn Phèo. Nhân vật Chí Phèo là tổng thể những tính cách của người đàn ông trong làng Vũ Đại thời bấy giờ cộng lại, cộng với cái sự bất công xã hiện thực mới như thế.

Lối viết như tác giả bài báo nó tự tự như trong mục EVA, tâm sự nhỏ to.

Quá rẻ tiền.
 

raymous_md

New Member
bài viết quá rẻ tiền bác ah. Không đọc thì ai cũng nghiền ngãm ra vấn đề, nguyên nhân của mọi sự thất bại trên TT.

Em chưa thấy bài nhiều bài báo viết phân tích TTCK phải như thế nào để giảm tính đầu cơ, để bảo vệ nđt. Quy luật lên xuống của TT phải có chu kỳ.

kiểu giao dịch T+3, hay ATO đã hợp với xu thế hay chưa?

Làm sao để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư ?

Bề nổi của tảng băng chìm đó là trên TTCK, Nđt dùng tiền mua cp, góp vốn vào doanh nghiệp, tái SX, đầu tư làm ăn, lợi nhuận, tăng trưởng rồi khi đó NĐT có thể bán cp mình để chiết khấu lợi nhuận mà giá trị thặng dư của DN đem lại, hay là hưởng cổ tức hay là mua thêm vào. Đó mới là đâu tư tăng trưởng. Một sự hợp tác 3 bên đều có lơi ( Nđt, DN, Xã hội).

Nhưng ngược lại, mặt chìm của tảng băng trôi là: đầu năm mua một CP A, cuối năm bán đi thì lại bị lỗ, mặc dù DN, Cty đó làm ăn có KQKD lợi nhuân tăng trưởng đều đều. Vậy đó là cái gì. Nhiều người bức xúc thì cho đó là sới bạc bịp. Và khi những NĐT trên TT nghĩ mình là một tay cờ bạc thì ít bị thua lỗ hơn những người luôn nghĩ mình là nhà đầu tư chân chính.

Để giải thích cho hiện tượng đi lên đi xuống của TT không theo quy luật thì một số lờ đờ giải thích chúng ta đang quá độ, TT mang tính đầu cơ cao, cần mất vài chục năm để hoàn thiện, còn một số người chức trách thì nói " chúng tui đang quan sát, theo dõi hiện tượng bất thường trên".

Đó là cách suy nghĩ của em sau một thời gian theo dõi và tham gia TT.
 

Athemar

New Member
Chú biết anh mua bán thế nào mà, anh có nhanh nhẹn đâu mà chơi ngân hàng, với lại anh có trái tim "THỎ"



Chém tiếp thế này:

Các chiêu thức luôn thiên biến vạn hóa, cái tệ hại nhất là giới broker nhận ủy thác đầu tư, các Cty chứng khoán nhận ủy thác đầu tư, nếu như có chút gì đó nội gián móc ngoặc thì các NĐT chân chính mở tài khoản tại các Cty chứng khoán đó không thua mới lạ. Để tránh bị thua thiệt khi đầu tư bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt trên TTCK Vịt, thớt tui cho rằng cần nhất các yếu tố sau:



1. Chọn mặt gửi vàng: Chọn công ty chứng khoán minh bạch, uy tín.



2. Chỉ có lòng tham mới đẩy con người ta vào vòng xoáy chứng khoán do đó cần thiết phải xác định tâm lý đầu tư của bản thân: Chấp nhận rủi ro cao hay thấp, tiền dùng đầu tư thuộc thể loại nào, có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình hay không? để xử lý tình huống khi gặp bất trắc. Trong chủ đề này thớt chỉ nói đến giới đầu tư không nhắc đầu cơ vì thớt không phải quá tham lam.



3. Xác nhận và hiểu đúng quy tắc "không để mất tiền", thớt muốn nhấn mạnh từ hiểu cho đúng. Không phải lúc nào cắt lỗ cũng bảo là làm đúng quy tắc, nhiều khi bị lỗi mua phải giá cao cũng có thể bán được giá cao hơn hay ít nhất là chờ hồi bán lại cũng bớt lỗ phần nào bởi bản chất của TTCK là sóng.



4. Vì những người như thớt sẽ không có nhiều thông tin về doanh nghiệp cũng như vĩ mô nên nhất thiết phải bổ não ra mà chọn cổ phiếu, đoán vĩ mô, khi ta mua cổ phiếu đã xác định được sẽ tăng trưởng theo những phân tích có trách nhiệm thì trước sau dòng tiền thông minh sẽ tự tìm đến. khi ta mua có thể chẳng ai để ý đến CP giẻ rách đó.



5. Đừng bao giờ tự vẽ đồ thị và đọc ít media thôi, chúng làm NĐT sao nhãng, đoán đồ thị làm gì cho mệt óc thay vì tìm kiếm cổ phiếu giá trị.



6. Có lãi là bán đừng nghe người ta nói nắm cả năm này năm nọ, nắm dài hạn, có lãi chốt có thể gia tăng được lượng cổ phiếu, hãy làm NĐT độc lập và lặng lẽ.



7. Năm chơi 1 đến 2 sóng lớn thôi. Nếu không có tích lũy bền vững thì sóng sẽ liên tục, ngắn và dốc rất dễ cháy tài khoản. Chú ý diễn biến tích lũy. Không có tích lũy sẽ là thảm họa cho NĐT chạy theo dòng tiền và không có tích lũy cạn kiệt sẽ không có dòng tiền bổ sung.



Trên đây là những điều thớt tích lũy được từ 2012 đến nay chia sẽ với những ai có trái tim thỏ như thớt. Chúc các bạn năm mới có những chiến lược đầu tư thành công.
 

Yogi

New Member
Tuy là rẻ tiền với bạn, nhưng sẽ có tác dụng rất tốt cho những nhà đầu tư non kinh nghiệm.

Vận hạn không đến với chỉ riêng 1 người.

Bạn có vẻ thuộc tuýp người hơi tự phụ về bản thân.

Chỉ khi bạn rời bỏ chứng khoán và có tổng tài sản lớn thu lợi từ chứng khoán (ví dụ gấp 5 gấp 10 lần vốn ban đầu, và sau khi trừ mọi chi phí, cơ hội) thì bạn mới không cần nghe người khác nói. Còn không thì đừng có vội



Năm vừa rồi có rất nhiều tỉ phú thế giới mất 50% tài khoản vì tài chính - chứng khoán.

Bạn chưa là cái đinh gỉ gì đâu nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top