hoang_nguy

New Member
Lý do tăng :

- Chào mừng ngày thành lập ĐCS

- TT36 đi vào vận hành không làm cho dòng tiền vào Ck bị kẹt mà ngược lại các NH hiện đang dư rất nhiều tiền cho các cty Ck vay (Vấn đề chỉ là tâm lý---mà tâm lý thì qua nhanh thôi)

- Oil tăng mạnh lên 50 usd---Điều này cũng giúp CK toàn cầu tăng mạnh trong phiên hôm qua.

- Mốc hỗ trợ mạnh 565 đã được nhà cái đổ bê tông dự ứng lực.

- Dòng P đã xanh, dòng đầu cơ hết giảm...Chỉ cần dòng B khởi nghĩa là bùng nổ 2 sòng...






K/n: MÚC CẬT LỰC !

[​IMG]
 

minhngoccomic

New Member
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh, cùng với hy vọng vấn đề Hy Lạp được tháo gỡ giúp chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong phiên đầu tuần, trong khi vàng quay đầu giảm giá.

Bộ trưởng Tài chính mới của Hy Lạp nói với tờ Financial Times về một đề nghị để trao đổi dư nợ của đất nước mình đối với trái phiếu tăng trưởng liên kết mới, hy vọng kết thúc bế tắc với các chủ nợ quốc tế của Hy Lạp.



Đây thông tin tích cực với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán, giúp phố Wall hồi phục ngay trong phiên giao dịch đầu.



Ngoài ra, giá dầu tiếp tục phục hồi mạnh, hỗ trợ nhóm cổ phiếu năng lượng, qua đó góp phần giúp phố Wall tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
 

betty_nguyen

New Member
dòng dầu khí được ủng hộ , các trụ được đỡ ,mã đầu cơ vhg đã phát tín hiệu chiều tăng mạnh
 
GDP quý 1 có thể tăng 5,4%, mục tiêu tăng trưởng năm 2015 hoàn toàn khả thi

Đó là dự báo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC) trong báo cáo Triển vọng Kinh tế năm 2015 vừa được công bố ngày 2/2.







Tương tự báo cáo đưa ra hồi cuối năm 2014, UBGSTC cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đang phục hồi rõ nét. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý, sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ, vẫn duy trì xu hướng tăng kể từ quý 2/2014.



Dựa trên phân tích định lượng, UBGSTC dự báo tốc độ tăng trưởng quý 1/2015 sẽ đạt 5,4%, cao hơn so với mức đạt được trong cùng kỳ năm 2014.



[​IMG]



Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong các quý tiếp theo, và UBGSTC cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,2% của năm 2015 là hoàn toàn khả thi.



Trong báo cáo này, Ủy ban cho biết hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong tháng đầu tiên của năm 2015 tiếp tục cải thiện, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng mạnh 17,5% so với cùng kỳ, và dù một phần là do yếu tố mùa vụ nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy nền sản xuất tiếp tục phục hồi.



Tiêu dùng tăng mạnh mặc dù tháng 1/2015 không phải là tháng có yếu tố mùa vụ (Tết Nguyên đán). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 loại trừ yếu tố giá ước tăng 11,9% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước kể từ năm 2011.



Niềm tin kinh doanh và đầu tư cũng ngày một cải thiện và củng cố vững chắc, phản ánh qua việc chỉ số chứng khoán VN-Index tiếp tục phục hồi và đã tăng 6% kể từ đầu năm đến ngày 27/1.



Một trong những khuyến nghị chính sách đáng chú ý của UBGSTC trong báo cáo mới nhất này là, trong bối cảnh kinh tế thế giới duy trì mức lãi suất thấp, nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, để tiếp tục hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, việc xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay là cần thiết và nhiều ý nghĩa.

 

Aibne

New Member
TC6 có eps 4.35 giá trị sổ sách gần 30k. Doanh thu tăng trưởng...Có mỏ than lộ thiên tốt nhất đông nam á ,đoán thưởng 1:1 và cổ tức bằng tiền 15% vậy mà giá 14.x
 
Ông Vũ Bằng: Sửa Nghị định 58 sẽ thu hút mạnh hơn dòng vốn nước ngoài vào TTCK Việt Nam

Các nhóm giải pháp thúc đẩy TTCK năm 2015 đáng chú ý có việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán phái sinh, sửa Nghị định 58, thúc đẩy cổ phần hóa gắn với niêm yết, chuẩn bị điều kiện nâng hạng thị trường...





Bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2015, báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Bằng, chủ tịch UBCK Nhà nước về các nhiệm vụ triển khai hỗ trợ TTCK Việt Nam trong năm nay.



Năm 2015 UBCK đề xuất những giải pháp gì phát triển thị trường chứng khoán thưa ông?



Ông Vũ Bằng: Sang năm 2015 chúng tui tập trung một số nhóm giải pháp chính như sau:



Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy công tác tái cấu trúc TTCK trong đó tập trung tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và TTCK để hoàn thành căn bản chương trình đề án tái cấu trúc đã trình Chính phủ thông qua cách đây 2-3 năm.



Thứ hai tập trung triển khai thị trường chứng khoán phái sinh,năm 2015 là năm chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của thị trường phái sinh, đề án này đã trình Chính phủ khả năng quý 1 Nghị định này sẽ ban hành.



Năm 2015 sẽ là năm tập trung cho công tác đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, triển khai hệ thống tại các sở giao dịch và tại các CTCK, lựa chọn các CTCK để tham gia thị trường. Đây là nội dung công việc rất lớn vì làm nghị định đã khó nhưng triển khai thị trường mới đầy khó khan hơn, do đó chúng tui hạ quyết tâm cố gắng tập trung các Sở GD, các tổ chức kinh doanh Ck để hình thành thị trường này.



Nhóm giải pháp 3 thúc đẩy cổ phần hóa gắn với giao dịch và niêm yết trên TTCK, Nghị định 58 đang sửa đổi rất gấp rút để trình thủ tướng Chính phủ, trong đó thể chế hóa và tháo gỡ tiếp các vướng mắc trong việc CPH và gắn với giao dịch trên TTCK, Nghị định 58 nếu được sửa đổi sớm gắn ngay với việc đưa vào giao dịch trên thị trường, thúc đẩy hơn quản trị công ty đối với các công ty cổ phần hóa và thoái vốn, tạo ra hàng hóa quy mô lớn hơn cho TTCK.



[​IMG]



Thứ hai thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đây là nội dung lãnh đạo Bộ tài chính, UBCK và Chính phủ rất quan tân tuy nhiên năm 2014 chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ này.



Chúng tui chủ trương sửa nghị định 58 thể chế hóa thu hút dòng vốn nước ngoài theo WTO và TPP làm sao thu hút mạnh hơn dòng vốn nước ngoài vào TTCK Việt Nam một cách căn cơ và bài bản hơn và có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn.



Tiếp theo trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài là việc nâng hạng thị trường, điều này có rất nhiều điểm phải làm.



Có 3 yêu cầu đối với việc nâng hạng là cải thiện kinh tế vĩ mô, quy mô thị trường và thanh khoản thị trường CK, tăng khả năng tiếp cận của các tổ chức nước ngoài trên thị trường.



Hai yếu tố đầu cơ bản chúng ta đáp ứng được, yếu tố thứ ba phải gắn với việc nới room, gắn với các chính sách giải pháp tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận TTCK VN.



Để có sự nâng hạng không chỉ UBCK mà tất cả thành viên thị trường đều phải nỗ lực từ báo cáo tài chính bằng tiếng anh, trang web, các vấn đề khác liên quan đến đầu tư nước ngoài. Việc nâng hạng tạo áp lực rất lớn cho thị trường để duy trì các yêu cầu về thị trường mới nổi, áp lực này tui đánh giá là rất tốt để thúc đẩy cơ quan quản lý và các thành viên thị trường liên tục nỗ lực cải cách để thu hút dòng vốn tốt hơn và phát triển thị trường bền vững hơn.



Điểm tiếp theo chúng ta vẫn phải tăng cường công tác thanh tra giám sát trên TTCK, đây là vấn đề rất nhức nhối. UBCK tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường giải pháp giám sát hoạt động trên thị trường, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, tập trung nghiên cứu các kiến nghị của thành viên thị trường các để hoàn thiện chương trình hành động để năm tới triển khai căn cơ và bài bản hơn.



Về nhóm giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa gắn với niêm yết, liệu chúng ta có dễ dãi đối với các tiêu chuẩn niêm yết không thưa ông?



Trong chiến lược phát triển TTCK chúng ta vẫn phải nâng cao chất lượng phát hành, chất lượng công ty niêm yết, chúng ta không được để tổn thương định hướng này, vì vậy chúng tui xác định các yêu cầu đối với tiêu chuẩn niêm yết sẽ không có ngoại lệ với bất kỳ loại hình DN nào và các DNNN sẽ phải bình đẳng như các công ty CP khác.



Một DN muốn lên niêm yết không chỉ phải đảm bảo chất lượng quy mô doanh nghiệp, báo cáo tài chính lợi nhuận lỗ lãi mà còn là vấn đề quản trị công ty, một DNNN muốn niêm yết phải có sự thay đổi về quản trị thì khi anh niêm yết anh mới tôn trọng cổ đông, tôn trọng thành viên thị trường và minh bạch hơn nữa. Đó là lí do chúng tui sẽ không hy sinh tiêu chuẩn niêm yết.



Ngoài ra chúng tui đưa ra quy định bắt buộc các công ty đã cổ phần hóa và thoái vốn xong trong 1 tháng phải đưa vào upcom để tạo điều kiện cho NĐT giao dịch, tạo thanh khoản cho cổ phiếu đó, đồng thời khi đưa vào upcom các DN này phải chịu áp lực công bố thông tin, kiểm soát giao dịch, quản trị công ty…Sau 6 tháng giao dịch trên upcom, nếu các DN này đủ điều kiện niêm yết chúng tui sẽ ủng hộ cho lên niêm yết trên TTCK. Quá trình 6 tháng đó là qúa trình để DN nâng cao quản trị công ty, tái cấu trúc DN và chuẩn bị hồ sơ niêm yết trên TTCK.



Hiện tại một số nhóm cổ phiếu lớn trên thị trường nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí đang làm méo mó Index, vậy sắp tới UBCK có kiến nghị gì về việc sửa đổi bộ chỉ số hiện tại không thưa ông?



Trên thị trường có nhiều công ty quy mô lớn niêm yết, không chỉ có nhóm dầu khí mà có nhiều nhóm khác nhau. Chính vì cổ phiếu có khả năng giao dịch (free float) rất bé trong khi quy mô doanh nghiệp rất lớn, với cách tính chỉ số hiện nay lại dựa trên vốn điều lệ công ty làm chỉ số phản ánh không chính xác do đó cần thiết phải điều chỉnh lại điều này. Về phía Sở GDCK Hà Nội đã có sự điều chỉnh, Sở GDCK HCM vừa qua đã họp với các quỹ đầu tư để lên kế hoạch triển khai điều này, chúng tui nghĩ rằng trong bối cảnh hiện nay thì điều này cần triển khai sớm. Việc loại bỏ các yếu tố không đầy đủ làm méo mó chỉ số thì cần xây dựng bộ chỉ số chung cho cả TPHCM và Hà Nội để có tiêu chí tổng hợp lớn hơn đối với hoạt động chung của thị trường cổ phiếu.

 

Khoa_Rus

New Member
Chứng khoán sáng 3/2: Cờ đến tay cổ phiếu dầu khí

[​IMG]

(ĐTCK) Việc giá dầu thô thế giới đang trên đà hồi phục tốt là cơ hội rất lớn để nhóm cổ phiếu dầu khí bừng tỉnh, dẫn dắt thị trường trong bối cảnh đang chịu sức ép lớn từ việc Thông tư 36 có hiệu lực.

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, cũng là phiên giao dịch đầu tiên Thông tư 36 có hiệu lực, những tác động của thông tư này đã được hiện rõ trên thị trường. Thanh khoản sụt giảm, áp lực bán gia tăng, nhất là ở các mã có tính chất đầu cơ, vốn được nuôi dưỡng bằng dòng tiền margin. Áp lực bán từ nhóm cổ phiếu này đã lan tỏa ra cả thị trường, kéo hàng trăm mã giảm giá theo, bất chấp là cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, hay xấu.



Thông tư 36 đã được ban hàng gần 2 tháng rưỡi và khiến thị trường lao đao trong tháng giao dịch cuối năm ngoái. Nhiều ý kiến cho rằng, tác động của thông tư này đã được phản ánh hết và giờ là thời điểm thị trường chứng khoán sẽ đi vào thực chất hơn, chuyên nghiệp và bên vững hơn. Tuy nhiên, với thị trường chứng khoán, mà nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ chiếm số đông, đầu tư chủ yếu là ngắn hạn và sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính như thị trường chứng khoán Việt Nam, rõ ràng, Thông tư 36 đã gây ảnh hưởng lớn và dai dẳng hơn nhiều người nghĩ.



Với sự ảnh hưởng này, nhiều khả năng thị trường sẽ có cái Tết không vui như mọi năm. Tuy nhiên, thông tin tích cực đã bất ngờ đến với chứng khoán Việt Nam và thông tin này xuất phát từ bên ngoài.



Cụ thể, trên thị trường dầu thô, giá dầu thô đã sự hồi phục ấn tượng trong 2 phiên qua và cả phiên sáng nay. Nhiều nhà phân tích cho rằng, giá dầu đã chạm đáy vào cuối tuần trước và bắt đầu đi lên. Vì vậy, bất chấp thông tin không mấy tích cực là dữ liệu kinh tế không khả quan của Mỹ và Trung Quốc, cũng như cuộc đình công lớn nhất kể từ năm 1980 của công nhân các nhà máy lọc dầu của Mỹ, giá dầu cũng chỉ rung lắc nhẹ trong thời gian ngắn trong phiên giao dịch đầu tuần, trước khi lấy lại đà tăng với mức tăng 3%. Như vậy, chỉ trong 2 phiên, giá dầu thô thế giới đã có mức tăng trên 11%, trong đó, dầu thô Brent đã lên ngưỡng 55 USD/thùng và dầu thô tiêu chuẩn Mỹ cũng chạm tới mốc 50 USD/thùng.



Giá dầu tăng đã giúp nhóm cổ phiếu năng lượng trên thị trường Âu, Mỹ tăng mạnh, hỗ trợ tốt cho các thị trường này tăng điểm trong phiên đầu tuần. Và dĩ nhiên, nhóm cổ phiếu dầu khí đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng tích cực này.



Ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2), nhóm cổ phiếu dầu khí đã đồng loạt tăng giá, nhất là ở các mã lớn, giúp VN-Index có sắc xanh ngay từ đầu phiên, dù thị trường vẫn chịu áp lực bán khá lớn từ nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ, trong khi dòng tiền chảy vào thị trường vẫn nhỏ giọt.



Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 2,19 điểm (+0,38%), lên 572,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch 2,1 triệu đơn vị, giá trị 27,9 tỷ đồng.



Tuy nhiên, khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục, áp lực gia tăng đã khiến đà tăng mạnh của các mã dầu khí lớn bị hạ nhiệt. Trong đó, GAS từ mức tăng hơn 3%, hiện chỉ còn duy trì mức tăng tối thiểu 0,6%, PET, PVT, PXT… cũng chỉ còn duy trì sắc xanh nhạt, hay đảo chiều giảm trở lại, chỉ còn PVD vẫn giữ được đà tăng khá tốt, hơn 3,5%.



Trong khi nhóm dầu khí hạ nhiệt, thì nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ, vốn được sử dụng nhiều margin tiếp tục chịu áp lực bán ra, dù không còn lớn. Ngoài ra, nhóm ngân hàng cũng đang chịu áp lực chốt lời, khiến VN-Index không còn duy trì được sắc xanh lúc đầu phiên, mà quay đầu giảm điểm và đe dọa phá vỡ mốc 570 điểm.



Tương tự, với sự hỗ trợ của nhóm dầu khí, HNX-Index cũng có sắc xanh ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, nhưng trước áp lực bán lớn sau đó ở nhiều mã khác, HNX-Index cũng quay đầu giảm trở lại.



Đến 10h30, VN-Index giảm 0,67 điểm (-0,12%), xuống 569,7 điểm. VN30-Index giảm 1,62 điểm (-0,27%), xuống 596,84 điểm. Độ rộng của thị trường vẫn được mở rộng theo hướng tiêu cực khi số mã giảm gấp hơn 2 lần số mã tăng. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp khi sau 1 tiếng rưỡi mới chỉ có chưa tới 30 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị chưa tới 450 tỷ đồng.



Cùng thời điểm, HNX-Index cũng giảm 0,7 điểm (-0,83%), xuống 83,72 điểm. HNX30-Index giảm 1,51 điểm (-0,93%), xuống 161,33 điểm. Số mã giảm trên sàn này cũng gấp hơn 2 lần số mã tăng. Thanh khoản cũng đì đẹt với 15 triệu đơn vị, giá trị 189 tỷ đồng được chuyển nhượng.



Ngoài một vài mã dầu khí lớn, thì thị trường cũng ghi nhận sự tích cực lẻ loi ở một số mã khác. Trong đó, trên HOSE là BVH, REE, còn HNX là KLF.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top