thuyhienzzz

New Member
(Thanh tra) - Đó là kết luận của Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Sơn La, trong biên bản làm việc ngày 7/12/2014 và ý kiến kết luận của 11 đoàn kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường trong năm 2014 tại Nhà máy Chế biến kim loại mầu (CBKLM) Sơn La, Công ty Cổ phần Khoáng sản Tây Bắc.

[​IMG]

Khu chế biến Nhà máy CBKLM Sơn La. Ảnh: Hồng Bài

Nhà máy CBKLM Sơn La được giao quyền sử dụng 113.083 m2 đất, thuộc bản Sao Tua (xã Tân Hợp, Mộc Châu).



Nhà máy có công suất từ 150 - 200 tấn quặng nguyên khai/ngày. Công nghệ chế biến: Tuyển nổi, điện tích. Hóa chất sử dụng trong tuyển quặng gồm: MnO2, H2O2, HSO4, FeO. Sản phẩm tạo ra là đồng dạng tấm. Sản phẩm chế biến có hàm lượng đạt 99,95% và tỷ lệ thu hồi đạt trên 95%. Tổng vốn đầu tư cho dự án gần 200 tỷ đồng.



Ngày 17/10/2013, UBND tỉnh Sơn La đã ra Quyết định số: 2439/QĐ-UBND "Phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy Kim loại màu Sơn La".



Ông Mai Trí Tuệ, Giám đốc Nhà máy cho biết: Sau khi được phê duyệt đề án, Nhà máy đã đầu tư trên 15 tỷ đồng, tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hạng mục bảo vệ môi trường, gồm: Hệ thống kênh dẫn nước mặt có 2 đoạn với tổng chiều dài 567,7m. Chức năng của kêng là dẫn dòng thoát toàn bộ nước mặt khu vực thượng lưu không cho chảy vào lòng hồ bãi thải, tăng cường an toàn cho đập chắn thải. Đập thải và bãi thải quặng đuôi số 1. Đập này có dung tích chứa 27.390,4m3; diện tích bãi thải 3.912,9m2. Đập thải và bãi thải quặng số 2 có dung tích chứa 44.436,9m3, diện tích bãi thải 3.864m2. Đập thải và bãi thải quặng đuôi số 3 có dung tích chứa 269.698m3; diện tích bãi thải 22.472m2. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sau đập số 3, công nghệ xử lý hóa học và lý học. Ngoài ra còn có các hệ thống xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt. Trong khu vực sản xuất, trạm nghiền sàng, được lắp đặt hệ thống phun sương khí nén; hai bên đường vận chuyển quặng được trồng cây xanh. Vì vậy hạn chế được tiếng ồn, bụi phát tán.



Đối với các loại cặn thải, bùn thải có thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải, được dùng hóa chất xử lý triệt để sau đó thu gom vận chuyển về bãi thải phủ đất hữu cơ màu 5,5m... Quy trình xử lý nước thải được khép kín, tận thu tái sản xuất trên 70%, lượng còn lại được dẫn ra đập số 2, số 3. Khi nước lắng trong, dùng máy bơm bơm nước ngược lại để tái sản xuất. Quy trình này đem lại 3 lợi ích: Không phải xả thải ra môi trường; Hạn chế cột nước bơm thấp hơn, khoảng cách bơm gần hơn rất nhiều so với bơm tại suối Sao Tua; tận thu được tài nguyên, nâng cao tỷ lệ thu hồi trong sản xuất. Có thể nói, Nhà máy CBKLM Sơn La đã xây dựng hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành khá hoàn chỉnh, đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường.



Ông Mai Trí Tuệ cho biết, trong thời gian gần đây, dư luận cho rằng nhà máy xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước sông Đà và ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân bản Sao Tua. Nhà máy cam kết, với quy trình vận hành và hệ thống xử lý nước thải, chất thải như trên, không bao giờ để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường.



Trong năm 2014, đã có 12 đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng từ cấp huyện đến cấp tỉnh, Trung ương về nhà máy kiểm tra chuyên đề về bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án khai thác, chế biến khoáng sản. Qua kiểm tra tại hiện trường, các đoàn đều có nhận xét, kết luận: Nhà máy quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mới đây, ngày 7/12/2014, đoàn kiểm tra của Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Sơn La đã kiểm tra và kết luận, nhà máy không gây ô nhiễm môi trường.



Để hiểu rõ hơn về tình hình ô nhiễm môi trường quanh khu vực Nhà máy CBKLM, chúng tui đã vào bản Sao Tua, gặp, hỏi chuyện một số hộ gia đình.



Ông Mùi Văn Thứng, Trưởng bản Sao Tua, cho biết: "Năm 2012, khi nhà máy bắt đầu sản xuất, hôm nào gió nồm không khí có mùi hơi khó chịu. Nhưng từ đầu năm ngoái (2013) đến nay không còn mùi nữa, bà con trong bản không kêu ca gì đâu. Nước sông Đà ngay dưới thân đập chứa thải không bị ô nhiễm, hàng ngày bà con vẫn đi thả lưới, thả rọ tôm bình thường".



Bà Mùi Thị Viên, nhà chỉ cách đập số 3 hơn 100m, nói: “Người ta bảo mùi hôi thối không chịu được. Nhà tui ở đây không thấy mùi gì, cũng không thấy ồn ào, bụi bặm”.



Ông Trưởng bản nói chân thành: “Môi trường bị ô nhiễm thì nhà máy làm sao sản xuất ổn định mấy năm nay được. Người bản Sao Tua coi nhà máy là một cái nóc nhà của bản, người nhà máy là anh em một nhà. Đồng bào giúp nhà máy có đất sản xuất, nhà máy giúp đồng bào xây nhà văn hóa, sân trường mầm non, làm đường ô tô, tạo việc làm cho con em trong bản. Lý do gì mà dân bản lại đi nói xấu nhà máy. Không có việc nhà máy gây ô nhiễm môi trường để người bản Tua Sao phải bức súc đâu”.



Tìm hiểu được biết, khi nhà máy bắt đầu hoạt động (12/2011), nhà máy mới xây được 2 đập chứa chất thải (đập số 1 và đập số 2), khi gió nồm, một vài hộ ở gần đập số 2 có ảnh hưởng mùi hơi khó chịu. Khi nhà máy xây đập chứa thải số 3 thì không còn mùi nữa. Con đập này được xây vững chắc với chiều dài gần 156m, chiều rộng chân đập hơn 100m, chiều rộng mặt đập 5m, chiều cao đập 26m. Trong đập được lắp đặt hệ thống máy bơm cấp nước sản xuất, sẵn sàng vận hành khi cần thiết. Mực nước trong đập số 3 luôn ở trạng thái cho phép (cách mặt đập 5 - 8m).



Căn cứ vào kết luận của các đoàn kiểm tra tại nhà máy về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác vận hành của cơ quan chức năng tỉnh Sơn La, Bộ Tài nguyên và Môi trường và những điều mắt thấy, tai nghe tại bản Tua Sao, đủ cơ sở kết luận, Nhà máy CBKLM Sơn La không gây ô nhiễm môi trường. Đập chứa chất thải không có dấu hiệu rò trỉ nước ra sông Đà.



Nói về sản xuất của nhà máy, ông Mai Trí Tuệ cho biết: Do thiếu nguyên liệu nên hiện tại nhà máy đang sản xuất cầm chừng, đạt 20 - 25% công suất, nhưng nhà máy đã sản xuất ra sản phẩm đồng Katot = 99,95%.



Đặc biệt, công ty đã hợp tác nghiên cứu khoa học với Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm Sunfat Đồng (CuSO4.5H2O). Sản phẩm này có công dụng: Chất phụ gia cho thức ăn gia súc (thức ăn vi lượng). Chất sát khuẩn, diệt ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản. CuSO4 được sử dụng trong nông nghiệp như là một thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Dùng làm chất tổng hợp hữu cơ, chất phân tích trong phòng thí nghiệm.



Đây là sự đột phá về công nghệ trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, thân thiện với môi trường, nâng cáo giá trị và hiệu quả của nguồn tài nguyên quốc gia. Thành công này sẽ mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực khai thác, chế biến kim loại mầu, khai thác tiềm năng, thế mạnh khoáng sản vùng Tây Bắc.



Như vậy, Nhà máy CBKLM Sơn La sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Ông Mai Trí Tuệ khẳng định: Trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công ty xác định đầu tư phát triển chiều sâu, bền vững là trọng tâm. Công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tiên quyết. Cả hai cùng song hành sẽ đưa công ty phát triển nhanh, mạnh, bền vững, hiệu quả.



Hồng Bài
 

Chuchip

New Member
không như những gì mấy ông này nói ....chỉ có người dân ở gần thì mới thiệt sự thấu hiểu ...buồn
 

Vinn

New Member
con này về 3.8 mới vào hàng được ...nói chung năm nay KTB bị nhiều chuyện quá
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top