Chauncey

New Member
Phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Hà Nội vừa kết thúc với nhiều tiến bộ quan trọng, tạo đà hướng đến mục tiêu hoàn tất hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao toàn diện

Các nước tham gia phiên đàm phán gồm Australia, Brunây, Canađa, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Pêru, singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

TRong nội dung đàm phán đã đề cập đến nhiều vấn đề sản xuất, thương mại, nông nghiệp:

Một vấn đề buồn cười nhất là gần đây các bạn cứ hô hào nông nghiệp là hot nhất, cố nói lấy được tui có một vài ý như sau:

Chế Lan Viên đã từng viết về những người nông dân nước ta cơ cực và bế tắc: "Ông cha ta, từng đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời; Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa; Cả dân tộc đói cùng kiệt trong rơm rạ".

Đấy cái nông nghiệp giàu có kỳ vọng của các bạn ngày xưa đấy. Còn cái hiện nay, nước ta tự hào là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nghe sướng thật đấy, nhưng mỉa mai thật đấy, chúng ta chở hàng đoàn tàu đem đi hàng triệu tấn xuất khẩu hùng hậu quá, có hàng triệu nông dân ngày đêm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, cày sâu cuốc bẫm xuất khẩu mồ hôi. Trong khi đó DN đài loan, Nhật bản chỉ mang có một va ly con chíp điện tử thông minh hay là hàn quốc chỉ một vài công điện thoại di động chỉ vài trăm, ngàn công nhân làm việc đã có giá trị bằng cả đoàn tàu hùng hậu đó.

Nói về ngành nông nghiệp mà chúng ta quyết giảm nó trong hơn 80 năm qua để tiến lên một đất nước công nghiệp văn minh, đi đâu cũng thấy băng rôn biểu ngữ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tiến lên, tiến nhanh thành một nước công nghiệp toàn diện, vậy chỉ có công nghiệp mới làm thay đổi bộ mặt đói cùng kiệt trong rơm rạ của một dân tộc.

tui cũng đã từng kinh doanh và sản xuất nông nghiệp có dự án chăn nuôi bò thịt nhưng thú thật ngành nông nghiệp thật khó nhằn lắm, lăn qua làm xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Trung Quốc lợi nhuận so với các nghề khác chẳng thấm tháp bao nhiêu. Vậy đừng hoang tưỏng làm kinh tế nhảy vọt từ nông nghiệp các bạn nhé. Đừng cày xới trên lưng người nông dân nữa họ đã cơ cực lắm rồi.

Một vài lời về các cổ phiếu thương mại, sản xuất nông nghiệp.

Chúc mọi người vui vẻ cuối tuần.




--- Gộp bài viết, 13/09/2014 lúc 06:04, Bài cũ: 13/09/2014 lúc 05:37 ---

Bây giờ cứ cổ phiếu công nghiệp, dầu khí, cao su, may mặc, Bất động sản, chứng khoán mà táng thì có ăn.
 

suale455000

New Member
Chủ yếu là hô hào để đầu cơ thôi bạn à. Thời buổi đầu tư theo tin "giật gân" mà. Cứ tin gì mới ra, hot hot xíu là được. Bản thân người mua chứng cũng chả biết là những thứ đó mang lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp hết. Cứ hiệu ứng đám đông mà múc. Đó cũng là lý do vì sao chưng đỏ thì Tây múc, xanh tím thì toàn ta múc. Do đầu tư không vững chắc nên chỉ cần có 1 tin xấu là hàng loạt bác ào ào bán à.



Ví dụ tin này chẳng hạn . Nguy hiểm còn hơn HD981. CHÚC MỌI NGƯỜI CUỐI TUẦN VUI VẺ.



Trung Quốc mở rộng Gạc Ma: Hành vi thâm độc và nguy hiểm

Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi đá ngầm Gạc Ma của VN là một mũi tên nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm, thông báo của các chuyên gia quốc tế.

Hành động này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định trên biển Đông.



http://image.*********.vn/2014/09/12/gac-ma.jpg

Hình ảnh do Philippines chụp cho thấy hoạt động xây dựng trên đá Gạc Ma - Ảnh: Philippines Star





http://image.*********.vn/2014/09/12/gac-ma2.jpg

* Ảnh lớn: Trung Quốc đang biến đảo Gạc Ma của Việt Nam thành một đại công trường - Ảnh: BBC * Ảnh nhỏ (từ trái qua): Nhà báo Rupert Wingfield-Hayes (BBC), tác giả của loạt bài tố cáo Trung Quốc đang mở rộng quy mô đảo Gạc Ma (Trường Sa, Việt Nam) khiến thế giới ngỡ ngàng - Cận cảnh hoạt động mở rộng đảo Gạc Ma - Các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Gạc Ma chụp từ trên cao - Ảnh: BBC - Philippines Star

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, chuyên gia Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao các vấn đề châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho biết mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là “tạo thực tế mới trên biển Đông”.



Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) quy định các nước không thể đòi chủ quyền các bãi đá ngầm và “bãi đá không duy trì sự định cư của con người hay không có đời sống kinh tế sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”.



Chuyên gia Glaser cho rằng việc Trung Quốc cải tạo đất để xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư.



Khi có các hoạt động kinh tế, Bắc Kinh sẽ viện “thực tế mới” này để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp và quản lý khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý tính từ đảo nổi mới dựng ra.



Qua đó Trung Quốc sẽ có thêm cơ sở hiện thực hóa bản đồ “đường lưỡi bò” vô lý, hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế.



Mối đe dọa nghiêm trọng



Bộ Ngoại giao Việt Nam: Xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam



Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma và một số bãi đá ngầm tại Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh:



“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hành động đơn phương của nước ngoài nhằm làm thay đổi hiện trạng khu vực này đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông và khu vực”.





Mục tiêu thứ hai của Bắc Kinh, theo chuyên gia Glaser, là xây dựng trên bãi đá Gạc Ma các cơ sở quân sự như đường băng máy bay, lắp đặt hệ thống rađa để thu thập thông tin tình báo...



Trên thực tế, trước đó tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defense Review từng thông báo cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Gạc Ma sẽ có chức năng theo dõi các hoạt động của hải quân Mỹ và các nước khu vực.



Kanwa cho biết có khả năng Trung Quốc đang xây đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự.



Khi đó, Bắc Kinh sẽ đủ sức tổ chức thực hiện các chiến dịch trên không ở toàn eo biển Malacca, phục vụ chiến lược kiểm soát biển Đông và thôn tính đảo Đài Loan, điều mà trước đây quốc gia này không thể làm được.



Kanwa đánh giá đây là mối đe dọa trực tiếp tới Mỹ, Việt Nam và Đài Loan.



Đảo mới trên đá Gạc Ma và đường băng quân sự cũng sẽ giúp Trung Quốc hiện thực hóa ý đồ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.



“Với các cơ sở này, Trung Quốc cũng đang tạo ra đủ các điều kiện cần thiết nhằm thiết lập và kiểm soát một cách hiệu quả ADIZ trên biển Đông - chuyên gia Glaser thông báo - Nhìn chung, Trung Quốc quyết tâm siết chặt khả năng kiểm soát biển Đông”.



Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cũng cho rằng Trung Quốc xây đảo mới trên bãi Gạc Ma chủ yếu để hiện thực hóa giấc mơ “đường chín đoạn” và mở rộng hiện diện quân sự tại quần đảo Trường Sa.



“Theo quan điểm của tôi, đây là hành vi gây bất ổn và vi phạm trắng trợn Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002” - ông Storey nhấn mạnh.



Giấc mơ “Vạn lý trường thành” trên biển



Ngoài Trung Quốc, đến nay chưa có quốc gia nào trong khu vực xây đảo trên các bãi đá ở biển Đông.



Trả lời Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đánh giá đây là hành vi thay đổi hiện trạng trên biển Đông, nằm trong chiến lược chiếm đoạt chủ quyền của Trung Quốc.



“Hành động đó chắc chắn sẽ khiến căng thẳng trên biển Đông tiếp tục leo thang” - giáo sư Thayer nhận định.



Trên tạp chí Mỹ National Interest, chuyên gia Raul Pedrozo, cựu luật sư thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cũng thông báo việc Trung Quốc xây đảo nổi trên bãi Gạc Ma là nằm trong ý đồ xây một “Vạn lý trường thành” trên biển Đông nhằm chiếm đoạt hoàn toàn vùng biển này.



Ông khẳng định nghiên cứu kỹ lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế cho thấy Trung Quốc không có bất cứ cơ sở gì để đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



“Xung đột trong khu vực sẽ khiến cả nền kinh tế thế giới bất ổn. Mỹ phải thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ phản ứng chống lại Trung Quốc và khuyến khích các nước đồng minh hành động tương tự. Việt Nam nên tiếp bước Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế” - luật sư Pedrozo kêu gọi.



Trung Quốc tuyên bố mở rộng Gạc Ma vì mục đích quân sự



Tân Hoa xã ngày 11-9 đăng bài “Trung Quốc xây dựng mở rộng đảo Gạc Ma nhằm thay đổi thế yếu của quân đội Trung Quốc - máy bay tiêm kích J-11 có thể đến Trường Sa tác chiến”.



Bài báo viết rằng động thái này nhằm tạo điều kiện để không quân nước này kiểm soát toàn bộ quần đảo Trường Sa.



Bài báo này lý giải khi mở rộng đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn thay đổi cục diện “thế yếu” của không quân nước này. Bởi trước đây dù Trung Quốc đã trang bị máy bay chiến đấu J-10 và J-11 nhưng tầm hoạt động không vượt bán kính 2.000km.



“Mở rộng đảo Gạc Ma là bước đệm để máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể “xâm nhập” toàn bộ khu vực Trường Sa”- bài báo viết.



Tân Hoa xã cho biết từ đầu năm 2014, Trung Quốc đã bắt đầu cho xây dựng mở rộng ở đảo Gạc Ma, bãi đá Tư Nghĩa và một số bãi ngầm khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tự đánh giá là những “đảo tiền tiêu” của mình.



Mỹ Loan
 

ko_ct81

New Member
Dài quá đọc mãi k hết

Chủ tóp tóm tắt thui

Mà cái cổ cánh nn thanh khoản tí ti thì mỗi ngày làm 1 cổ biết bao giờ dc 1k nhỉ
 

hermione_1010

New Member
Bạn chịu khó đọc kỹ và phân tích sâu không những đọc một lần mà đọc đi đọc lại chục lần kiên nhẫn là đức tính không thể thiếu để thành công trên TTCK


--- Gộp bài viết, 13/09/2014 lúc 08:30, Bài cũ: 13/09/2014 lúc 08:29 ---




Thủy sản cũng chỉ là thông tin mùa vụ thôi bạn chắc gì Nga đã nhập khẩu của mình
 

hieu_bop

New Member
Nga nhập 1 lượng lớn thủy sản từ Ấn Độ vì thủy sản Ấn Độ đạt chuẩn mà giá cạnh tranh với Việt Nam nữa. Nhiều người chơi ảo tung chảo tung hô quá chừng. Nhưng nhờ vậy mà giá em nó tăng để mình có lời
 
Đất nước không thể Giàu Mạnh, không thể trở thành Cường Quốc nếu không phát triển Khoa học Công Nghệ, nhưng đó là việc làm của Leaders, ae mình chỉ lo làm sao cho cái Túi đầy Xèng về nuôi Vợ Con thôi vậy...Chấp nhận cuộc chơi !
 
TPP mở ra cơ hội là 1 nhưng thách thức cỡ 10. TPP là sân chơi chung chứ có phải của riêng Việt Nam đâu mà mấy bồ đi ca tụng. Giống như hội nhập WTO vậy. Nhiều người cứ ảo tưởng TPP sẽ mang lại 1 tương lại quá đẹp cho các Doanh nghiệp là 1 sai lầm. tui nghĩ rằng, sau khi gia nhập TPP thì ít nhất vài năm sau mới có triển vọng cho Doanh nghiệp.

Bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn chưa tươi sáng đâu nhé










DongABank: Tỷ lệ nợ xấu lên đến 11,7%?

Thứ Sáu, 12/09/2014, 15:24 RSS Gửi email In tin

[​IMG]

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2014 của Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) không công bố rõ ràng tỷ lệ nợ theo 5 nhóm, chỉ biết số nợ quá hạn thời điểm cuối kỳ của ngân hàng là 6.088 tỷ đồng, tăng 6,6% so với thời điểm đầu năm, chiếm tỷ lệ 11,7% trên tổng dư nợ.





Tính đến ngày 30/6/2014, ngân hàng cho vay 52.007 tỷ đồng, giảm 1,96% so với con số đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 68.241 tỷ đồng, tăng trưởng 4,8%.



Tổng tài sản sau 6 tháng đầu năm đạt 78.546 tỷ đồng, tăng 4,8%.



Thu nhập lãi thuần quý II đạt 460 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, thu nhập lãi thuần đạt 864,5 tỷ đồng, giảm 28,7% so với cùng kỳ năm 2013.



Trong quý II, tất cả các hoạt động kinh doanh đều đem lại lợi nhuận cho DongABank, trong đó, nổi bật là hoạt động dịch vụ đem lại khoản lãi hơn 76,2 tỷ đồng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, giảm 23%.



Hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi 31,5 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với quý II/2013.



Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đã chuyển biến tích cực, từ lỗ 13,6 tỷ đồng cùng kỳ sang lãi 21,1 tỷ đồng.



Thu nhập từ hoạt động khác lãi 9,5 tỷ đồng, gấp 2,4 kết quả quý II/2013.



Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro đạt 294 tỷ đồng, tăng 29%. Sau khi trừ đi 118,9 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, DongABank thu về 175,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm trước.



Lợi nhuận sau thuế đạt 138 tỷ đồng, hơn 103 tỷ đồng so với con số cùng kỳ.



Tuy nhiên lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 286 tỷ đồng và 225 tỷ đồng, giảm 12,5% và 7% so với 6 tháng đầu năm 2013.



[​IMG]



Trong báo cáo, ngân hàng đã không công bố rõ ràng tỷ lệ nợ theo 5 nhóm, chỉ biết số nợ quá hạn thời điểm cuối kỳ của ngân hàng là 6.088 tỷ đồng, tăng 6,6% so với thời điểm đầu năm, chiếm tỷ lệ 11,7% trên tổng dư nợ.
 
Top