vannho2610

New Member
Các cụ chắc chắn đồng tình với cá nhân em, đó là:

Đây là hướng đi đúng: chuyển dịch và cơ cấu theo hướng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với sản xuất hàng tiêu dùng. Tạo hàng hóa thương hiệu Việt, trước hết phục vụ tiêu dùng thiết yếu đ/v người dân Việt vì " Người Việt ưu tiên hàng Việt!!!" và " Tất cả vì tương lai con em chúng ta!!!" . Các cụ cùng em ủng hộ hướng đi tương lai của HAG nhé!!!



HAGL, Nutifood, Vissan bắt tay thách thức Vinamilk, TH Milk?

(Baodautu.vn) Ngày 9/6, tại TP.HCM, lần đầu tiên, 3 doanh nghiệp lớn của Việt Nam là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Nutifood và Vissan ký thỏa thuận hợp tác phát triển đàn bò thịt, bò sữa và một nhà máy chế biến sữa.



Theo thỏa thuận hợp tác, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sẽ cung cấp nguyên liệu sữa cho nhà máy của Nutifood, đồng thời HAGL cung cấp lượng bò thịt từ trang trại của mình cho Công ty Vissan chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.



[​IMG]

Ba đại gia Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood, Vissan ký thỏa thuận hợp tác phát triển đàn bò thịt, bò sữa và một nhà máy chế biến sữa

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL cho biết, HAGL hiện có 100.000 ha đất bằng phẳng tại Việt Nam (Gia Lai), Lào và Campuchia, rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt và bò sữa, cho năng suất cao.



“HAGL còn khoảng 30.000 ha đất để dành riêng cho việc trồng cỏ, trồng bắp làm thức ăn cho bò. Hiện nay, trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu, trong đó có sản phẩm từ cọ dầu từ Malaysia thì HAGL không cần mua bất kỳ nguyên liệu nào cho chăn nuôi bò nhờ Tập đoàn đang sở hữu 5.000 ha trồng bắp, 12.000 ha cọ dầu và 10.000 ha mía (ngọn mía để chăn nuôi bò), mà trước nay những phụ phẩm từ mía và cọ dầu đều bỏ đi một cách khá lãng phí”, ông Đức nói.



Trên cơ sở đó, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết, ngày 16/6/2014, đàn bò thịt đầu tiên (18 tháng tuổi) sẽ được nhập khẩu từ miền Bắc Thái Lan về Việt Nam, và 7 tháng sau sẽ được “xuất chuồng” phục vụ cho mục tiêu cung cấp nguồn bò thịt cho Vissan giết mổ chế biến. Đợt thứ hai sẽ là nhập khẩu đàn bò lấy sữa từ Úc về trang trại rộng 5.000 ha của HAGL tại Gia Lai.



Được biết, tổng số lượng đàn bò phục vụ cho dự án hợp tác này gồm: 236.000 con bò, trong đó bò thịt là 120.000 con; bò sữa là 116.000 con.



Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Nutifood cho biết, để triển khai dự án hợp tác với HAGL, Nutifood sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% với công nghệ, máy móc thiết bị nhập khẩu từ CHLB Đức, Thụy Điển, sử dụng nguyên liệu sữa bò tươi của trang trại bò sữa HAGL, với khí hậu trong lành, mát mẻ của cao nguyên sẽ cho ra dòng sữa dinh dưỡng cao.



Dự kiến, nhà máy sẽ nằm tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP. Plei ku, Gia Lai), trên diện tích 7 ha, cách trang trại bò sữa HAGL khoảng 40 km. Tổng vốn đầu tư của dự án là 5.000 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn.



Giai đoạn 1 được triển khai trong hai năm 2014 và 2015 với tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi. Giai đoạn 2 được thực hiện trong các năm tiếp theo với số vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng để nâng công suất nhà máy sữa lên 500 triệu lít sữa tươi/năm. Dự kiến nhà máy sữa này sẽ được khởi công ngay trong tháng 9/2014.



Về phần mình, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cho biết, HAGL đã đàm phán hợp tác với Vissan phát triển chăn nuôi bò thịt, Vissan sẽ là đối tác chính bao tiêu “đầu ra” lượng bò thịt này.



Cũng theo ông Mười, hiện tại, tổng đàn bò ở Việt Nam chỉ có khoảng 5 triệu con, và hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm ngàn con bò thịt từ Úc và các nước khác về phụ vụ nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước. Vì vậy, ông Mười bày tỏ sự tin tưởng lớn vào sự thành công của sự hợp tác này.



Được biết, tổng vốn đầu tư của toàn bộ dự án hợp tác giữa 3 công ty này là 12.000 tỷ đồng, trong đó Nutifood và Vissan chiếm 50% vốn.



Thanh Tân
 

DT2_VIP

New Member
Myanmar không còn xa

Hơn 10 năm thâm nhập Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn khai thác đầu tư.

http://image.*********.vn/2014/06/09/thu-tuong-Myanamr.jpg







Thủ tướng *************** cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ Tổng thống Thein Sein nhân chuyến thăm Myanmar hồi tháng 5.201.







Trong số những doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Myanmar, đầu tiên chắc chắn phải nhắc đến Hoàng Anh Gia Lai (HAGL-HAG). Tập đoàn này đang phát triển Khu phức hợp Khách sạn - Văn phòng & Nhà ở cao cấp có tổng vốn lên đến 440 triệu USD. Dự án có diện tích hơn 70.000 m2 này tọa lạc ngay tại thủ phủ kinh tế Yangon của Myanmar.



Đáng chú ý, chính HAGL là đơn vị đã phá vỡ thế trận của Singapore, Thái Lan, Nhật và Hồng Kông, những nhà đầu tư có mặt tại thị trường bất động sản Myanmar trước khá lâu. Tính đến hết năm 2012, HAGL là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạn và du lịch Myanmar; đồng thời trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm đến 26% tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và trung tâm thương mại nước này.



Một doanh nghiệp tư nhân khác vào Myanmar từ khá sớm là Viettranimex. Từ năm 1990, công ty này đã liên kết với nhiều đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar để phát triển nông nghiệp và khai thác khoáng sản. Đơn cử, Viettranimex hiện liên doanh sản xuất giống và kinh doanh nông nghiệp với Công ty Sann Shwe Li Co. Ltd., đầu tư 15 triệu USD trên diện tích 10.000 ha đất nông nghiệp tại thủ đô Nay Pyi Taw.



“So với luật đầu tư cũ của Myanmar, luật mới mang tính mở cao hơn. Ví dụ, luật cũ cấm và hạn chế đầu tư nước ngoài trong 12 lĩnh vực nhạy cảm, nhưng luật mới đã mở rộng ra mọi lĩnh vực. Giờ chỉ cấm và hạn chế vài lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng”, ông Chu Công Phùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, cho hay.



Cụ thể, sau khi ban hành luật đầu tư mới vào cuối năm 2012 thay thế cho luật cũ tồn tại suốt hơn 2 thập kỷ, Myanmar đang tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Ngoài HAGL và Viettranimex, dự án khai thác đá hoa cương của Simco Sông Đà và dự án liên doanh thăm dò dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) cũng sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.



Bên cạnh lĩnh vực hạ tầng và tài nguyên khoáng sản, mảng tài chính cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư tại Myanmar. Nếu như trước đây, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được chuyển ngoại tệ vào hay ra khỏi Myanmar thông qua hai ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư thương mại Myanmar, thì luật mới đã mở rộng cho 12 ngân hàng tư nhân nước này cũng như các doanh nghiệp nước ngoài.



Đến nay, hơn 20 văn phòng thay mặt ngân hàng nước ngoài đã được thành lập ở Myanmar, chủ yếu từ Brunei, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Theo thông tin từ báo chí Myanmar thì các ngân hàng nước ngoài sẽ sớm được phép thành lập và hoạt động trong năm nay.



Mở văn phòng thay mặt tại Yangon từ tháng 4.2010, hiện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chuẩn bị sẵn sàng để thành lập ngân hàng thương mại tại Myanmar ngay khi nước này cho phép. Chủ tịch Trần Bắc Hà của BIDV cho biết ngân hàng này cũng đã ký hợp đồng thuê 3.000 m2 mặt bằng tại dự án Khu phức hợp HAGL tại Yangon để làm trụ sở và địa điểm giao dịch.



Bên cạnh những lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật đầu tư mới của Myanmar khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao, cũng như các dự án công nghệ trung bình nhưng sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, nước này cũng khuyến khích phát triển thủy và nhiệt điện, đồng thời cho phép doanh nghiệp nước ngoài được bán điện sang nước thứ ba.



Tuy có nhiều cơ hội đang được mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng Myanmar vẫn muốn bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nên luật mới còn nhiều điểm khắt khe. Đơn cử như ở lĩnh vực giống nông nghiệp, Myanmar bắt buộc doanh nghiệp phải nhập giống bố mẹ sang trồng. Vì luật Việt Nam không cho phép điều đó, nên nhiều công ty nông nghiệp của Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn khi muốn xuất sản phẩm sang đây.



Dù sao đi nữa, Myanmar vẫn là mảnh đất màu mỡ. Chỉ cần một vài luật mới thông thoáng hơn nghĩa là cơ hội mới sẽ đến. Môi trường đầu tư thay đổi nhanh là tín hiệu tốt, nhưng cạnh tranh gay gắt hơn cũng sẽ là khó khăn không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường mới mẻ này.
 
"HAGL là đơn vị đã phá vỡ thế trận của Singapore, Thái Lan, Nhật và Hồng Kông, những nhà đầu tư có mặt tại thị trường bất động sản Myanmar trước khá lâu. Tính đến hết năm 2012, HAGL là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạn và du lịch Myanmar; đồng thời trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm đến 26% tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và trung tâm thương mại nước này."

Xu hướng đầu tư vào Myanmar đang rất lớn và Hag là một trong những doanh nghiệp tiên phong sẽ có nhiều lợi thế
 

baoquyen_ly

New Member
Điểm mua vào theo TA rất đẹp...mình sẽ post aces tham khảo sau ( mốc mua 24 rất đẹp )
 

bim.lazy

New Member
Mấy bữa nay NN gom từ 200-300k. Hom nay mới buổi 9h30 đã gom gần 300k rùi. các bạn cẩn thận kẻo mất hàng ngon về tay NN.
 

Gow

New Member
HAG hợp tác với Nutifood và Vissan còn lâu lâu mới đem lại kết quả bác nhé.Mua bò để thit thì giữa tháng 6 này mới nhập bò về, thời gian nuôi 7 tháng.Nghĩa là sớm nhất cũng phải đến quý 1 năm sau mới bắt đầu ghi nhận doanh thu.Còn bò sữa với Nutifood thì bò chưa nhập về, nhà máy quý 3 này mới khởi công.Xác định là tầm năm 2016 mới ghi nhận doanh thu.Trong khi chắc chắn là dòng tiền công ty quý 3 này sẽ bị ảnh hưởng mạnh với các kế hoạch như vậy.Mua từ bây giờ cho dài hạn là đẹp nhưng các bạn có ngồi lâu được vậy không
 

Oliverios

New Member
Thưa bác CK là ở sự kỳ vọng. Bác nào thích nhảy nhót thì không nên vào HAG làm gì. HAG phải nắm lâu dài. Rồi sẽ như VNM thôi.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top