tranmainhatk5

New Member
Cho mình hỏi: (ngày 11/05/07) Một số vướng mắc và phương pháp phân biệt về bất động sản đầu tư?
 

hung22minh

New Member
Câu hỏi :

1. Toà nhà của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên cho thuê văn phòng và có sử dụng một phần toà nhà để phục vụ cho hoạt động quản lý của mình thì có được ghi nhận là BĐSĐT hay không? Bởi vì thực chất hoạt động cho thuê văn phòng của những doanh nghiệp này chính là hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ

Giả sử giá trị toà nhà cho thuê này sẽ được chuyển từ TSCĐ hữu hình (nguyên giá và khấu hao) sang tài khoản BĐSĐT thì việc tính khấu hao tiếp theo như thế nào? (theo Quyết định 206 hay theo quyết định nào?) Vì số dư trên tài khoản BĐSĐT sẽ hiểu là giá trị còn lại. Việc theo dõi khi nào thu hối được giá trị tài sản đầu tư sẽ dừa vào tài khoản nào?

 

2. Tại điểm 2.3, phần I, Thông tư 23/2005/TT-BTC lại nói: “... doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hay chờ tăng giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý được hạch toán là TSCĐ hữu hình hay TSCĐ vô hình”

Tức là cùng một tài sản nhưng lại được ghi nhận vào 2 tài khoản kế toán, một là BĐSĐT và còn lại là TSCĐ. Cách chia như vậy rất khó vì sẽ có lúc cho thuê được nhiều và lúc cho thuê được ít, vậy lúc nào thay đổi diện tích sử dụng và cho thuê thì tính lại? Và còn những tiện ích chung thì chia tách thế nào?

 

3. Điểm 2.3 còn nói: “Trường hợp không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hay cho quản lý là không đáng kể thì hạch toán là bất động sản đầu tư”

Vậy trường hợp tài sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hay cho quản lý chiếm đa số thì hạch toán vào tài khoản nào? Nếu đưa vào TSCĐ thì có hợp lý không ?

 

Trên đây là 3 điểm mà chúng tui không rõ ràng về cách phân loại TSCĐ và BĐSĐT. Chúng tui rất mong nhận được câu trả lời của quí Hội về cách thực hiện như thế nào.

 

Trả lời:

1. Đoạn số 08 của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 – “Bất động sản đầu tư” chỉ rõ: “ Bất động sản mà doanh nghiệp nắm giữ một phần nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hay chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được bán riêng rẽ (hay cho thuê riêng rẽ theo một hay nhiều hợp đồng thuê hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán các phần tài sản này một cách riêng rẽ. trường hợp các phần tài sản này không thể bán riêng rẽ, thì chỉ được coi là bất động sản đầu tư khi phần được nắm giữ để phục vụ cho sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay phục vụ cho mục đích quản lý là phần không đáng kể”. Như vậy, nếu toà nhà được sử dụng chủ yếu để cho thuê văn phòng và chỉ giữ lại một phần không đáng kể để phục vụ cho hoạt động quản lý của mình và không thể xác định được riêng rẽ giá trị tài sản cho thuê và giá trị tài sản sử dụng thì đơn vị có thể coi toà nhà là BĐSĐT.

Giả sử trước đây toà nhà đã được coi là TSCĐ hữu hình và đã khấu hao thì khi chuyển là BĐSĐT thì kế toán phải ghi chuyển cả nguyên giá và hao mòn luỹ kế của toà nhà từ TSCĐ hữu hình sang BĐSĐT theo hướng dẫn tại điểm 4 phần phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu của Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư trong chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

 

2. Việc phhân biệt giữa TSCĐ và BĐSĐT là dựa trên mục đích sử dụng của tài sản. Như vậy, một toà nhà được sử dụng cho hai mục đích khách nhau thì việc ghi nhận vào hai tài khoản kế toán là hoàn toàn phù hợp. Phần toà nhà sử dụng để cho thuê mà doanh nghiệp chưa cho thuê được hay lúc cho thuê được nhiều, lúc cho thuê được ít không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của toàn nhà và theo đó không phải tính toán, điều chỉnh lại phần ghi vào TSCĐ và phần ghi vào BĐSĐT. Chỉ khi đơn vị chuyển đổi mục đích sử dụng thì mới phải thay đổi lại tài khoản dùng để phản ánh nguyên giá và hao mòn luỹ kế.

 

3. Trường hợp BĐSĐT không bán được riêng rẽ (hay cho thuê riêng rẽ theo một hay chiều hợp đồng thuê hoạt động) và phần sử dụng cho kinh doanh hay cho quản lý là chiếm đa số thì hạch toán vào Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình hay TK 213 – TSCĐ vô hình.

BBT - Web
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top