Câu hỏi 343 (Nguyễn Thị Bích Ngọc) : (ngày 20/08/08) Em muốn hỏi về nghiệp vụ dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn: cuối năm N, giá thị trường chứng khoán X là 14500, giá gốc X là 15000, dự phòng cho X là 500 tính vào TK635 của năm N. Năm N+1, bán X với giá 14000, hạch toán vào TK 635 năm N+1 là (15000-14000). Vậy có bị tính 2 lần chi phí không? Sao không hạch toán (14500-14000) vào 635 năm N+1 vì đã hạch toán (15000-14500)vào 635 năm N rồi?
 
Trả lời:

Theo như cách bạn nói thì bạn đã hiểu nhầm nghiệp vụ trích lập dự phòng này. Quy định hiện hành về cách tính toán và trích lập khoản dự phòng này sẽ như sau:

Cuối năm N: số dự phòng cần trích lập cho năm (N+1) là: 15.000 – 14.500 = 500 và hạch toán:

Nợ TK 635                500

Có TK 129    500

Năm (N+1) bán số chứng khoán này với giá 14.000, tức là bị lỗ 15.000- 14.000= 1.000, phần lỗ này đã được bù đắp từ quỹ dự phòng đã lập năm N là 500, còn phần thiếu hụt 500 sẽ được tính vào chi phí hoạt động tài chính của năm (N+1). Về hạch toán khi bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn (trường hợp bị lỗ), ghi:

            Nợ TK 111, 112                          14.000

            Nợ TK 635                                  1.000

                        Có TK 121, 228              15.000

Về khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn đã lập sẽ được hoàn nhập vào cuối kỳ kế toán, ghi Nợ TK 129/Có TK 635. với cách ghi chép kế toán này khoản lỗ đầu tư chứng khoán ngắn hạn trong kỳ chỉ là 500.

CAT - Web
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top