the_rain

New Member
Cho mình hỏi: (Lê Công Thạnh) Ngày 27/02/2012:
tui đang kiểm toán một công ty CP niêm yết, công ty này đang thực hiện hạch toán chênh lệch tỷ giá theo Thông tư 201 (treo khoản này trên tài khoản 242). Nhưng hiện nay Ủy ban Chứng khoán không chấp nhận vấn đề này. tui muốn hạch toán lại theo chuẩn mực kế toán đưa hết vào chi phí của năm trước, điều chỉnh hồi tố lại và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Như vậy có được không? Hay phải xử lý như thế nào là phù hợp? Rất mong quy Hội hướng dẫn giúp. Trân trọng cảm ơn!
 

Phillip

New Member
Trả lời:

Về trường hợp bạn hỏi, hiện nay các quy định hiện hành của chế độ tài chính và chuẩn mực kế toán đối với hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa có sự thống nhất, các doanh nghiệp đã gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn số 322/UBCK-QLPH ngày 04/02/2012 về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong xử lý kế toán, kiểm toán BCTC, trong đó có hướng dẫn về vấn đề Bạn hỏi như sau:

"1. Về việc áp dụng CM kế toán số 10 và Thông tư 201/2009/TT-BTC

Hiện nay vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của công ty đại chúng trong đó có các công ty niêm yết gây ảnh hưởng lớn đến kết quả thực chất của báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiềm ẩn rủi ro lâu dài (khoản lỗ chênh lệch tỷ giá này có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng đã gây đến việc suy giảm vốn chủ sở hữu hay âm sâu vốn chủ sở hữu).

UBCKNN khuyến nghị các công ty đại chúng, đặc biệt là công ty niêm yết và công ty kiểm toán khi lập và kiểm toán Báo các tài chính 2011 cần căn cứ vào Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

Trường hợp tổ chức lập BCTC áp dụng Thông tư 201/2009/TT-BTC, báo cáo kiểm toán cần nêu rõ sự khác biệt của tình hình tài chính giữa việc áp dụng Thông tư 201/2009/TT-BTC với Chuẩn mực kế toán số 10, đồng thời việc áp dụng Thông tư 201/2009/TT-BTC phải được áp dụng theo đúng quy định tức là: khoản lỗ do đánh giá lại các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản vay, nợ phải trả dài hạn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp có thể được phân bổ cho năm sau để kết quả kinh doanh của Công ty không bị lỗ (nhưng không được để lãi). Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm."

Bạn cần tham chiếu công văn nói trên để thực hiện. Được biết, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để sớm có quy định và hướng dẫn thống nhất về vấn đề này.

PTĐ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B (Lê Công Thạnh) Ngày 02/03/2012: Theo quy định hiện hành, khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu chỉ ghi n Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D Quản lý môi trường khu công nghiệp Lê Minh Xuân, thành phố Hồ Chí Minh Khoa học Tự nhiên 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
T Thiết kế hệ thống điều khiển công nghệ - Lê Văn Việt Kiến trúc, xây dựng 2
Q Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Liên Hiệp Nguyễn Lê Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Công ty cổ phần May Lê Trực” Luận văn Kinh tế 0
A Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may Lê T Luận văn Kinh tế 0
D Thực tập tại trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Lê Minh Xuân Khoa học Tự nhiên 0
J Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Lê Hảo Luận văn Kinh tế 0
D Ebook Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa - Lê Thị Liên Thanh, Lê Thanh Hoàng Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top