vdc2004hoan

New Member
1) Theo qui định tại Điều 4, khoản 2 TT 179: Đối với những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra “Đồng” Việt Nam thì: “Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tại nhiều ngân hàng thương mại có công bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ”. Hỏi: như vậy đối với đồng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà Nước có công bố tỷ giá qui đổi ra “đồng” Việt Nam và DN có mở tài khoản của đồng ngoại tệ này tại nhiều ngân hàng thương mại thì có áp dụng theo tỷ giá giao dịch bình quân của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được như trường hợp trên hay không? Nếu không thì áp dụng tỷ giá nào trong trường hợp này?
2)Theo qui định tại Điều 2 khoản 5 Thông tư 179/2012/TT – BTC có ghi:
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu, hay nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hay có thể xác định được, cụ thể bao gồm:
- Tiền hay tương đương tiền bằng ngoại tệ.
- Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
+ Các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ.
+ Các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ.

Tại sao 2 khoản ngoại trừ này lại không phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ?
 

Windsor

New Member
(Võ Thị Thu Hương) 21/02/2013:
1) Theo qui định tại Điều 4, khoản 2 TT 179: Đối với những ngoại tệ mà Ngâ


1) Trường hợp đồng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước có công bố tỷ giá quy đổi ra "đồng" Việt Nam và doanh nghiệp có mở tài khoản của đồng ngoại tệ này tại nhiều ngân hàng thương mại thì vẫn áp dụng theo tỷ giá giao dịch bình quân để đơn giản thì lấy bình quân số học của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.

2) Định nghĩa về khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nêu tại Điều 2, Thông tư số 179/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính có ngoại trừ: Các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ; Các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ và chi phí trả trước bằng ngoại tệ, theo thông tin mà Ban Tư vấn Kế toán được biết, điều này Bộ Tài chính muốn đưa ra một định nghĩa mới về khoản mục tiền tệ phù hợp hơn về bản chất kinh tế so với các quy định trước đây.

PTĐ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top