daigai

Well-Known Member
Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN trong khu vực Đông Nam Á dự định sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, AEC ra đời sẽ tạo dựng một thị trường thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động trong khu vực. Việc thành lập ASEAN cũng đồng nghĩa với việc thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao và ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

1. Những thay đổi về chính sách thuế và hải quan của Việt Nam khi tham gia AEC/ PGS. TS. Lê Xuân Trường, TS. Lý Phương Duyên

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về thỏa thuận về thuế và hải quan trong các cấp độ hội nhập quốc tế: Thỏa thuận hợp tác ASEAN trước AEC là khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Đồng thời, bài viết còn giới thiệu quá trình điều chỉnh chính sách thuế và hải quan của Việt Nam theo cam kết với ASEAN gồm các nội dung như: (1) Cắt giảm thuế quan; (2) Hài hòa hóa mã hàng hóa; (3) Tham gia thử nghiệm cơ chế hải quan một cửa ASEAN; (4) Điều chỉnh hệ thống thuế nội địa. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu về việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế và hải quan trong môi trường AEC: (1) Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 165/2014/TT – BTC công bố Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ATIGA giai đoạn 2015 – 2018; (2) Tiếp tục đồng bộ hóa hệ thống hệ thống pháp luật về hải quan để hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan 2014 và thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện quy trình để tổ chức thực hiện các thỏa thuận về xuất xứ ASEAN, hệ thống tự động cấp giấy chứng nhận xuất xứ và các thủ tục hải quan điện tử, kiểm tra sau thông quan trong môi trường ASW; (3) Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như cả hệ thống thuế và quản lý thuế. (4) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính thuế và hải quan.

Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2015, Số 606 (Tháng 4), tr. 12 - 15

2. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong AEC/ TS. Phạm Ngọc Long

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu thực trạng tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ và vừa: (1) Tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay được còn thấp, nợ xấu tăng nhanh, tài sản đảm bảo vay khó khăn; (2) Tỷ lệ tiếp cận và được bảo lãnh rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo lãnh cao; (3) Tái cơ cấu nợ và hiệu ứng giảm lãi vay còn chậm. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu những nguyên nhân chủ yếu sâu xa dẫn đến những khó khăn về tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như: (1) Sự lúng túng, chậm trễ tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và cải cách thể chế; (2) Khu vực các DNNVV nhìn chung trong vòng 05 năm gần đây so với một số loại hình doanh nghiệp khác, dần yếu kém về chất lượng và thua kém về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Doanh thu và lợi nhuận xu hướng bị thu hẹp, chi phí sản xuất tăng cao khiến nhiều DNNVV dù có tăng doanh thu nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể; (3) Việc chậm trễ tháo gỡ các khó khăn chủ yếu của các DNNVV về thị trường, đất đai, vốn hoạt động, công nghệ, đào tạo và quản lý là trở ngại có tính chất dây truyền cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn như: Kiến nghị chính phủ điều chỉnh mục tiêu chương trình phát triển DNNVV giai đoạn 2011 -2015 theo hướng chú trọng hơn đến tái cấu trúc các DNNVV, đảm bảo chất lượng là chủ yếu, không chạy theo số lượng; NHNN phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu bài bản, dài hơi cơ chế, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển khu vực các DNNVV giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn 2050, đáp ứng yêu cầu mới về hội nhập và triển vọng phát triển tất yếu; NHNN vận dụng linh hoạt một số công cụ chính sách tiền tệ, tín dụng định hướng hỗ trợ phát triển khu vực các DNNVV thông qua các hoạt động quản lý, giao dịch và thanh tra, giám sát đối với hệ thống các NHTM, các định chế tài chính khác…

Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2015, Số 606 (Tháng 4), tr. 20 - 22

3. Đánh giá mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC/ PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng, ThS. Trần Đức Thắng

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những lợi ích của thị trường lao động có kỹ năng cao trong AEC như: (1) Tạo việc làm cho người lao động có tay nghề trong ASEAN; (2) Lao động không có kỹ năng sẽ không được di chuyển tự do, cho nên quy định về di chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa các nước ASEAN tạo ra một phân khúc thị trường lao động khá hẹp và có sự sàng lọc đáng kể đối với lao động di chuyển; (3) Lợi ích thu được của các quốc gia di chuyển này sẽ gia tăng rất lớn vì lao động có kỹ năng cạnh tranh, tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đáng kể chất lượng công việc cũng như làm giảm chi phí lao động có kỹ năng; (4) Tạo áp lực để các nước thành viên hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định cũng như các đạo luật khác trước hết để thích nghi đồng bộ với quy định về lao động của các nước trong ASEAN. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC như: Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng giai đoạn 2010 – 2040 và theo kinh nghiệm các nước thì đây là giai đoạn nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp. Cuối cùng, bài viết đưa ra các đề xuất khuyến nghị như: (1) Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về AEC, đặc biệt về lao động có kỹ năng cao, các tiêu chuẩn cụ thể được các nước ASEAN khác công bố và áp dụng; (2) Cần xây dựng một cổng thông tin điện tử quốc gia về thị trường lao động trong AEC hay sàn giao dịch, chợ việc làm trong AEC với thông tin thiết thực về chính sách, tiêu chuẩn, mức tiền lương, điều kiện sinh hoạt để người dân dễ dàng tiếp cận; (3) Cần tích cực, chủ động nghiên cứu thị trường ASEAN, trong đó có thị trường lao động để có thể hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm có kế hoạch thích nghi.

Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2015, Số 606 (Tháng 4), tr. 23 - 26

4. Thị trường tài chính Việt Nam và cơ hội từ AEC/ Ban Tài chính quốc tế và Chinh sách hội nhập – Viện Chiến lược & Chính sách tài chính

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu khung khổ hội nhập tài chính AEC để đảm bảo vận hành thông suốt thị trường chung, các nước AEC đã xây dựng lộ trình hội nhập tài chính gồm: tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn và phát triển thị trường vốn, xây dựng hệ thống thanh toán chung. Đồng thời, bài viết còn giới thiệu cơ hội cho thị trường tài chính Việt Nam từ AEC: (1) Mở rộng cơ hội đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn; (2) Hội nhập tài chính AEC sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của Việt Nam mở rộng thị phần và tiếp cận các công nghệ quản trị tiên tiến; (3) Tự do hóa đầu tư, tự do hóa dòng vốn sẽ tạo thuận lợi để phát triển thị trường tài chính sâu hơn. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu những thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam như: (1) Sự tham gia của các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn vào thị trường sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị trường tài chính trong nước; (2) Tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn có thể làm gia tăng bất ổn cho thị trường và hệ thống tài chính; (3) Những thách thức đối với năng lực của hệ thống giám sát là giám sát dựa trên rủi ro còn chưa được chú trọng, công cụ phục vụ giám sát còn chưa chưa đầy đủ, các cơ quan thanh tra giám sát tài chính cũng còn nhiều bất cập về nhân lực, phương tiện kỹ thuật và công nghệ thu thập, xử lý thông tin…

Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2015, Số 606 (Tháng 4), tr. 16 - 19

5. Quá trình chuẩn bị gia nhập AEC của các nước ASEAN/ TS. Trần Thị Vân Anh

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những bước chuẩn bị gia nhập AEC: Kể từ khi có kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2003, các quốc gia đã có động thái chuẩn bị tích cực để sẵn sàng khi cộng đồng này chính thức thành lập cụ thể như: Malaysia, Indonesia, Philippiness, Singapore và các nước khác. Đồng thời, bài viết còn giới thiệu riêng sự chuẩn bị gia nhập AEC của Việt Nam: (1) Xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý và quy phạm pháp luật nhằm cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh; (2) Thực hiện kế hoạch tổng thể xây dựng AEC; (3) Cắt giảm thuế quan. Cuối cùng, bài viết còn giới thiệu về hàm ý đối với Việt Nam, các biện pháp cần cân nhắc như: (1) cần nỗ lực hơn nữa để thu hẹp cách phát triển với các nước thành viên khác thông qua việc đổi mới quản lý, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng; (2) Cần nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về trình độ sản xuất với các nước trong khu vực; (3) Cần nâng cao nhận thức của người dân nói chung và của khu vực doanh nghiệp nói riêng; (4) Việt Nam cần tập trung nhiều hơn cho giáo dục vì giáo dục là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp phát triển giữa các nước trong khu vực ASEAN.

Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2015, Số 606 (Tháng 4), tr. 27 – 29

6. Cộng đồng kinh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam/ Nhữ Trọng Bách

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu cơ hội triển vọng của cộng đồng kinh tế AEC là: (1) Các nền kinh tế các quốc gia thành viên có cơ hội trong việc tiếp cận toàn bộ nền kinh tế ASEAN, giảm thiểu các áp đặt từ các nước lớn dựa vào sức mạnh của định chế khu vực; (2) Các nước thành viên mới sẽ được cộng đồng thế giới nhìn nhận một cách tích cực hơn; (3) Tạo đà cho việc cải cách các chính sách kinh tế bên trong mỗi quốc gia thành viên, tăng cường năng lực cạnh tranh cho khu vực khi tham gia nhiều diễn đàn đa phương như APEC, WTO. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu những thách thức của AEC: (1) Tiến trình hội nhập hiện tại của ASEAN tuy có những chuyển biến tích cực song chưa nhiều về mặt thực tiễn tình trạng cam kết nhiều thị trường vẫn bị chia cắt, ràng buộc không cao nên các thành viên thiếu tin tưởng vào các kết quả của thị trường hội nhập thực tế của khu vực, bất ổn chính trị xã hội; (2) ASEAN mất dần vị trí, vai trò nhất là về kinh tế trong bối cảnh ASEAN +3 đang thực hiện nhanh chóng; (3) Sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng thay đổi mới của bối cảnh quốc tế và khu vực. Cuối cùng, bài viết giới thiệu những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là: (1) Tiến độ thực hiện cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan còn rất chậm; (2) ASEAN thúc đẩy các nước thành viên mới thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện CEPT/APTA lên một năm tương tự như ASEAN – 6; (3) Hệ thống pháp luật của Việt Nam mặc dù đang cố gắng từng bước hoàn thiện song vẫn chưa thật sự sẵn sang để theo kịp tiến trình hội nhập; (4) Nhận thức của người dân Việt Nam về hội nhập chưa đúng đắn, nhất là khối tư nhân.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán/ 2005, Số 1(18), tr. 46 - 47

7. Cơ hội và thách thức đối với việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean vào năm 2015/ ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu việc chuẩn bị các bước thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN các quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Phát triển hội nhập thống nhất mang bản sắc, đáp ứng nguyện vọng các quốc gia trong khối ASEAN ++; (2) Có lộ trình và bước đi cụ thể, xác định rõ các mục tiêu; (3) Chia sẻ lợi ích, giải quyết các mâu thuẩn giữa các nước trong khối ASEAN ++; (4) Vai trò tương lai của Ban thư ký ASEAN ++ và các khu vực phi nhà nước; (5) Những đóng góp của ASEAN +3 vào kinh tế toàn cầu/ sản lượng hàng hóa toàn cầu. Bài viết còn giới thiệu về tầm nhìn ASEAN 2015 – 2030: (1) Vai trò quan trọng của các tổ chức quyết định chính sách kinh tế vĩ mô trong việc đưa các chính phủ gần lại với nhau để phát triển một ASEAN mang bản sắc riêng, thống nhất lý trí, khát vọng của ASEAN, cùng giải quyết những thách thức chung; (2) Thay đổi các mối quan hệ đối thoại cần được xúc tiến, việc sắp xếp tổ chức cần được thực hiện để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau; (3) Tăng cường hợp tác giáo dục trong ASEAN, giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là rất quan trọng trong việc xây dựng một “chúng ta” mang bản sắc khu vực Đông Á. Đồng thời, bài viết còn đưa ra lộ trình hội nhập với bước đi cụ thể, các mục tiêu, hành động và đổi mới thể chế, chia sẻ lợi ích, cách giải quyết các xung đột trong khu vực ASEAN ++: (1) ASEAN phải tìm một cơ chế bầu ra lãnh đạo của mình cho dù đó là lãnh đạo theo chuyên ngành, theo luân phiên, nhà lãnh đạo cũng phải xuất thân từ khu vực để tăng cường nội lực khối, hợp tác chặt chẽ với các AMC khác để hiểu rõ nhu cầu và nguyện vọng khu vực; (2) Mối liên kết giữa ba cộng đồng. Cuối cùng, bài viết giới thiệu vai trò tương lai của Ban Thư ký ASEAN và các khu vực phi nhà nước: (1) Ban thư ký ASEAN có thể phải nghĩ đến việc chuyển từ “Phương pháp liên chính phủ” sang “phương pháp cộng đồng”; (2) Tăng hợp tác công – tư (PPP) trong việc xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN; (3) Thiết lập chính sách cứng và mềm để đảm bảo sự phát triển bền vững; (4) Trao quyền cho ban thư ký như một thể chế siêu quốc gia để quản lý và đảm bảo thực hiện chính sách; Ưu tiên tất cả các vấn đề thuộc khối cho Ban Thư ký.

Nguồn trích: Tạp chí Ngân hàng/ 2011, Số 24 (Tháng 11), tr. 70 - 75

8. Việt Nam với tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN/ Bùi Trường Giang

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về quá trình nhìn lại sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN trong các hiệp định được ký kết như: Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS), Hiệp định hình thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra quan điểm tiếp cận tiến trình AEC của Việt Nam: Những nhận thức chung đối với tiến trình hình thành AEC tập trung vào những mặt thuận lợi chính, những mặt bất lợi chính. Bên cạnh đó, dự báo một số tác động có thể của tiến trình AEC tới Việt Nam như: tác động tới tăng trưởng, giảm cùng kiệt và ngân sách nhà nước. Cuối cùng, bài viết giới thiệu định dạng phương cách tham gia vào tiến trình AEC của Việt Nam: (1) Việt Nam cần tham gia tích cực tiến trình nhằm góp phần củng cố sự gắn kết và thế mặc cả tập thể của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng; (2) Thực hiện tốt cam kết của Hiệp ước Bali II sẽ cho cộng đồng quốc tế thấy một nước Việt Nam hội nhập trọng chữ tín; (3) Việt Nam cần thực hiện tốt các cải cách, điều chỉnh bên trong để có thể tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC; (4) Việt Nam cần khuyến khích và ủng hộ những nỗ lực đổi mới cách hoạt động và cơ chế thực thi cam kết hội nhập của ASEAN; (5) Việt Nam cần làm sâu sắc hơn nội dung thu hẹp khoảng cách phát triển trong các kênh hợp tác và hội nhập của ASEAN so với hiện nay.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế/ 2007, Số 349 (Tháng 6), tr. 3 - 18

9. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia AEC/ ThS. Trần Thị Thanh Tâm
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức Luận văn Kinh tế 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện , cơ hội thách thức và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top