tctuvan

New Member
Công nghệ ảo hóa được cung cấp cùng Window 8 và 8.1 này là giải pháp hữu ích nhất cho những ai muốn chạy thử phần mềm trong môi trường sandbox, cài đặt thử HĐH hay sử dụng ổ đĩa ảo.

các bạn sẽ không cần cài thêm phần mềm thứ 3 như Vmware để cài các hệ điều hành ảo làm gì

Những điều cần biết về Client Hyper-V

Hyper-V có thể phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nhưng có lẽ chủ yếu người dùng cá nhân chỉ muốn chạy một số phần mềm trên môi trường máy ảo (do không tương thích với Window 8 hay e ngại virus chẳng hạn) hay dùng thử một số hệ điều hành khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào hai hướng này.

Trước khi tiến hành cài đặt, điều đầu tiên cần chú ý là các yêu cầu về phần cứng. Client Hyper-V có một vài yêu cầu về phần cứng như sau : bộ nhớ RAM ít nhất 4GB, vi xử lí 64 bit có hỗ trợ SLAT ( Second Level Address Translation ). Bạn không cần hiểu quá rõ về SLAT, chỉ cần kiểm tra xem CPU của mình có hỗ trợ hay không. Phần lớn CPU trên các máy xách tay không hỗ trợ SLAT; còn trên máy bàn thì ngược lại, phần lớn các thế hệ CPU gần đây của Intel và AMD đều đã có SLAT. Nếu bạn không chắc chắn về CPU của mình, bạn có thể tải về công cụ CoreInfo của Microsoft hay xem trong đây

Thứ hai, cần chú ý là bạn không phải tải thêm gói cài đặt nào để có Hyper-V trên Window 8, tuy nhiên mặc định Hyper-V chưa được khởi động và cần trải qua bước cài đặt – cũng là bước kiểm tra cấu hình phần cứng – để có thể sử dụng. Trong phần Settings, mở “Turn Window features on or off” và tìm đến mục Hyper-V. Chọn Hyper-V Platform và các công cụ quản lí khác trong đó. Nếu phần cứng của bạn không đủ để đáp ứng yêu cầu chạy Hyper-V hay cần thay đổi gì đó trong BIOS, hệ thống sẽ có thông báo tương ứng.

Và cuối cùng là vấn đề bản quyền. Cần lưu ý là cũng như những công nghệ ảo hóa khác, mọi phiên bản hệ điều hành chạy trên máy ảo bằng Hyper-V sẽ cần có bản quyền sử dụng riêng để kích hoạt. Bản quyền của máy Window 8 đang chạy Hyper-V không liên quan gì đến bản quyền HĐH máy ảo.


Trong hình minh họa, hệ thống phía bên phải nhận được thông báo lỗi về việc CPU không đạt yêu cầu để chạy Hyper-V.​

Sử dụng Windows 8 Client Hyper-V tạo máy chạy các phiên bản Windows cũ

Bất kể những nỗ lực của Mircrosoft, có vẻ như vẫn còn lâu mới đến ngày XP chết hẳn. Người dùng vẫn bám trụ với HĐH này vì yêu cầu phần cứng rất thấp, hay đơn giản vì họ có một vài ứng dụng cũ chỉ chạy trên XP.

Trên Windows 7, phương pháp giải quyết vấn đề tương thích phần mềm của Microsoft là XP Mode. Như đã nhắc tới ở trên, Microsoft Virtual PC là người tiền nhiệm trên Windows 7 của Hyper-V, ra đời gần như với mục đích duy nhất là để chạy máy ảo Windows XP. Nhưng khi lên đến Windows 8 thì có vẻ như Microsoft đã hoàn toàn bỏ rơi đứa con già cỗi XP. Tại sao lại nói như vậy ư? XP Mode chỉ chạy trên các phiên bản Windows 7 Ultimate, Enterprise và Ultimate, nhưng bù lại chi phí bản quyền cho máy ảo XP này đã được tính luôn vào chi phí Windows 7 của người dùng. Còn trên Windows 8, để có một máy ảo chạy XP với đầy đủ bản quyền, người dùng sẽ cần kích hoạt như khi cài đặt trên máy thật – nói cách khác là một key riêng cho bản XP đó.

Cũng may là nếu chuyển ổ cứng ảo (VHD – Virtual Hard Disk) chứa XP Mode từ Windows 7 vào Hyper-V, người dùng sẽ không gặp phải rắc rối này miễn sao bản quyền của máy Windows 7 cài XP Mode trước đó là bản quyền “xịn”. Người dùng cũng không được phép sử dụng CD Windows XP cung cấp riêng cho một số hệ thống chuyên biệt, vì bản quyền các bản XP này gắn liền với phần cứng của hệ thống đó, mọi cấu hình phần cứng khác kể cả là máy ảo sẽ không được chấp nhận.

Một phương pháp khác để ảo hóa Windows XP mà không cần mua bản quyền xịn hay Cr-ack là sử dụng Internet Explorer Application Compatibility VPC Image. Đây là các VHD đã cài đặt sẵn các hệ điều hành Windows XP, Visa và 7 với các phiên bản IE từ 6>9 được Microsoft cung cấp miễn phí để phục vụ những chuyên viên lập trình web muốn chạy thử website của mình trên các combo Windows - IE khác nhau. Về cơ bản việc active không đòi hỏi nhiều thao tác và hoàn toàn miễn phí, mỗi lần cung cấp cho người dùng 30 ngày. Tuy người dùng có thể lặp lại thao tác active và gần như có bản quyền không giới hạn, nhưng khi sử dụng cách này thì các thay đổi trên HĐH đó chỉ được lưu tối đa 90 ngày, sau đó khi bạn tiến hành active thì mọi thứ sẽ bị refresh lại như khi vừa cài đặt Windows.

Vì vấn đề bản quyền có phần hơi rắc rối này, muốn sử dụng máy ảo Windows thường xuyên trên Hyper-V có thể hơi khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn chỉ cần sử dụng những phiên bản HĐH dạng như Compability VPC Image để chạy thi thoảng chạy thử phần mềm hay biết cách “qua mặt” Microsoft ( dù không khuyến khích ), thì hệ thống ảo hóa tích hợp sẵn trên HĐH như Hyper-V là giải pháp thuận tiện nhất


Sử dụng ảnh đĩa Internet Explorer Application Compatibility Image để có phiên bản “chữa cháy” của Windows XP trên Windows 8.

Sử dụng Hyper-V để tạo môi trường chạy thử phần mềm và HĐH

Các công nghệ ảo hóa như Hyper giúp người dùng tạo ra những sandbox để chạy thử mọi thứ từ phần mềm đến các phiên bản HĐH khác nhau. Mỗi khi người dùng cần chạy thử thứ gì đó nhưng ngần ngại chưa muốn đưa vào hệ thống thật, Client Hyper-V Virtual Manchine là giải pháp sẵn có ngay trong Windows 8. Với việc hỗ trợ snapshot, chúng ta chỉ cần cài thử đối tượng đó lên máy ảo Hyper-V, vọc phá chán chê sau đó đưa máy ảo quay về trạng thái khi tạo snapshot.

Cũng tương tự các bản ghost hay backup của HĐH, Snapshot là chức năng lưu giữ trạng thái toàn bộ hệ thống tại một thời điểm nào đó để giúp người dùng “quay ngược thời gian” bất cứ khi nào thấy cần. Các bản Snapshot của mỗi máy ảo Client Hyper-V được lưu cùng vị trí với VHD của máy đó, vì vậy nếu như tạo quá nhiều Snapshot hay tạo VHD dung lượng lớn quá mức cần thiết, người dùng cần chú ý vấn đề dung lượng lưu trữ.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là, số lượng snapshot và định dạng ổ đĩa ảo có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của máy ảo nếu không cẩn thận. Trong trường hợp bạn tạo quá nhiều snapshot và ổ đĩa của máy ảo lại không được tạo dưới dạng dynamic ( tự động tăng dung lượng theo nhu cầu sử dụng ), hiệu năng của máy ảo Hyper-V nói riêng và các thể loại máy ảo nói chung sẽ giảm rất, rất nhiều. Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế xử lí snapshot khá phức tạp của các công nghệ ảo hóa mà chúng tui sẽ không đề cập ở đây. Nhưng nói chung theo như các chuyên gia của msdn, chỉ nên tạo snapshot khi cảm giác thực sự cần thiết chứ không nên lạm dụng.

Vấn đề bản quyền khi cài đặt HĐH và phần mềm trên máy ảo không có gì thay đổi. Bạn vẫn sẽ phải tìm cách để có bản quyền sử dụng như cài đặt trên máy thật. Hàng free vẫn cứ free và các sản phẩm thương mại vẫn kêu réo đòi bạn mở ví như mọi khi.


Sử dụng quá nhiều snapshot sẽ gây giảm hiệu năng, chỉ nên tạo khi cần thiết.
Sử dụng các VHD cài sẵn HĐH trong Hyper-V

XP không phải hệ điều hành duy nhất được cài sẵn trên các VHD để cung cấp cho người dùng. Nhiều phiên bản HĐH của Microsoft cũng có sẵn những file VHD tương tự, ví dụ tiêu biểu là Windows Server 2012 hay các dạng ứng dụng server khác như SQL Server và Exchange Server.
Sản phẩm của nhiều hãng khác – bao gồm cả những HĐH chuyên biệt hay những bộ ứng dụng server cài sẵn trên HĐH của Micrsoft cũng được cung cấp dưới dạng VHD. Ví dụ như một số distro Linux hay Citrix XenApp, tất cả đều có sẵn các VHD đã cài đặt và cấu hình đầy đủ để cung cấp cho người dùng.

Điểm tiện lợi nhất của cách phân phối này là giúp người dùng lược bớt khâu cài đặt. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tải về VHD cần dùng, tạo một máy ảo trong Hyper-V và cấu hình cho máy ảo đó boot từ VHD vừa tải về.

Ngay cả khi định dạng VHD bạn kiếm được có đôi chút khác biệt so với định dạng chuẩn của Hyper-V thì cũng không có gì phải lo lăng. Hiện nay đã có nhiều lập trình viên bắt tay vào sản xuất các phần mềm giúp chuyển đổi qua lại giữa các định dạng ổ ảo, một sản phẩm miễn phí tiêu biểu là StarWind V2V Converter.

Sử dụng Windows 8 Hyper-V để chạy thử HĐH của máy thật trên máy ảo

Một trong những công dụng tuyệt vời khác của Hyper-V là khả năng chạy các bản sao của HĐH đang hoạt động trên máy thật trong môi trường máy ảo. Mỗi khi người dùng có một hệ thống máy thật đang gặp trục trặc và cần thực hiện các thử nghiệm để khoanh vùng tìm kiếm lỗi, sử dụng máy ảo Hyper-V để chạy thử chính HĐH của máy thật đó là giải pháp nhanh chóng và an toàn nhất. Hay khi bạn có nhu cầu sử dụng hệ thống phần cứng thật cho các công việc khác, nhưng vẫn cần giữ cho phiên bản HĐH hiện tại trên hệ thống đó tiếp tục hoạt động( một webserver nho nhỏ tự tạo chẳng hạn), không gì tiện lợi hơn việc chuyển mọi thứ vào máy ảo Hyper-V.

Tuy vậy, thực chất không phải Client Hyper-V được tích hợp sẵn chức năng này. Cốt lõi vấn đề nằm ở bộ công cụ Disk2vhd do hai kĩ sư của Microsoft là Mark Rusinovich và Bryce Cogswell, tác giả trang Sysinternals danh tiếng trên mạng technet, sáng tạo. Hoạt động dựa trên chính công nghệ Volume Snapshot của Windows, vì vậy Disk2vhd có thể tạo ra VHD của chính hệ điều hành đang chạy hay bất kì ổ đĩa nào trong hệ thống đó.

Có đôi điều cần lưu ý khi sử dụng Disk2vhd. Thứ nhất là cần tạo ra một máy ảo với cấu hình phần cứng càng giống với hệ thống gốc càng tốt. Nếu HĐH phát hiện những thay đổi lớn về phần cứng khi được boot lên từ VHD vừa tạo, nhiều khả năng người dùng sẽ phải active lại Window.

Thứ hai, các phiên bản Windows OEM như mọi người đều biết sẽ bị bắt chết vào hệ thống phần cứng đầu tiên thực hiện active. Vì vậy khi chuyển các phiên bản này vào máy ảo, cũng tương tự như khi chuyển sang hệ thống phần cứng khác, toàn bộ bản quyền sử dụng sẽ mất. Các phiên bản có giới hạn bản quyền cỡ Retail trở lên đều có thực hiện chuyển dời không giới hạn.

Disk2vhd tạo VHD từ một ổ đĩa vật lí hay phân vùng thật, kể cả là những phân vùng đang chạy Windows.​


Sử dụng Windows 8 Hyper-V để boot từ VHD

Người dùng hoàn toàn có khả năng tạo ra một VHD, cài đặt HĐH lên đó và boot toàn bộ hệ thống thật lên VHD này nếu sử dụng Hyper-V.
Nói một cách chính xác thì đây không phải chức năng của Client Hyper-V được Microsoft xây dựng, mà là một mẹo sử dụng được người dùng khám phá ra từ thời Windows 7 & Micrsoft Virtual PC. Điều thú vị là khi update lên Windows 8 & Client Hyper-V, mẹo này vẫn sử dụng được. Mục đích của cách sử dụng này là gì? Thay cho việc bị các giới hạn khi tạo máy ảo làm phiền ( chỉ được dùng 80% RAM thật chẳng hạn ), người dùng có thể chạy toàn bộ hệ thống thật trên một HĐH đã được cài đặt vào VHD với mức hiệu năng gần như tối đa( tuy thực ra mà nói thì hiệu năng đồ họa vẫn giảm đôi chút ) mà không cần thực sự cài đặt HĐH đó vào một phân vùng ổ cứng vật lí. Các thao tác cũng khá đơn giản, không hề gây tác động gì đáng kể đến HĐH thật hay bảng phân vùng (partition tables).

Tất cả chỉ gói gọn trong 2 bước. Đầu tiên, truy cập menu Disk Management (trong Computer Management ); vào Action> Attach VHD và chọn đường dẫn đến file VHD đã cài đặt HĐH nói trên để mount vào hệ thống. Sau đó sử dụng các công cụ như BCDEDIT hay EasyBCD để thêm một boot entry đến phân vùng vừa thêm (file VHD).

Cũng tương tự như việc chuyển HĐH từ máy thật vào máy ảo, nêú cấu hình phần cứng gốc mà HĐH trên VHD ghi nhớ có khác biệt so với cấu hình phần cứng hiện tại dùng để boot, Windows sẽ tự động phát hiện – cài đặt các driver cần thiết và nếu bạn không may, hủy đi bản quyền trên đó.


Truy cập Disk Management trong Windows 7 và 8 để mount VHD vào hệ thống như một ổ đĩa vật lí thật.
Bây giờ tác giả sẽ hướng dẫn các bạn tạo máy ảo..


Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra xem phần cứng có tương thích với chương trình hay không. CPU máy tính cần hỗ trợ SLAT.


Công cụ tốt nhất để kiểm tra xem CPU AMD hay Intel có hỗ trợ SLAT không là CoreInfo.

Tiếp theo, kích hoạt Hyper-V trên Windows 8 do nó mặc định bị tắt.



Bây giờ, sau khi đã kích hoạt Hyper-V, khởi chạy Hyper-V Virtual Machine bằng cách, từ màn hình Metro Start, tra Hyper-V và kích vào biểu tượng Hyper-V Manager.

Để truy cập dễ dàng hơn, cho hiển thị các công cụ quản trị trên màn hình Metro Start để truy cập tới các biểu tượng Hyper-V. Chọn Hyper-V Manager.
Tạo máy ảo mới


Chương trình Hyper-V Manager được mở trên màn hình desktop.

Trước tiên, hãy tạo một switch ảo đóng vai trò cổng Ethernet ảo sử dụng cạc mạng máy tính chủ.


Trong khung Actions phía bên trái, kích vào Virtual Switch Manager.

Bây giờ, đặt loại switch là External để nó sử dụng được cạc mạng NIC. Sau đó, kích vào Create Virtual Switch.

Tiếp theo, đặt tên cho máy ảo theo ý người dùng sau đó chọn kiểu kết nối mặc định tới cạc mạng đã cài trên máy tính.

Chọn tên máy tính chủ (máy tính đang chạy Hyper-V). Sau đó dưới khung Actions, nhấn vào New >> Virtual Machine.



Cửa sổ cài đặt máy ảo được khởi chạy, tới giao diện Before you Begin đầu tiên. Nếu không muốn thấy giao diện này trong những lần tạo máy ảo sau, tích vào Do not show this page again sau đó nhấn Next.

Tiếp theo, trong phần Specify Name and Location, đặt tên và chọn vị trí lưu máy ảo.

Trong phần Assign Memory, chọn dung lượng RAM cho máy ảo. Hyper-V chỉ cho phép người dùng sử dụng một lượng RAM chỉ định. Nếu đặt cao hơn giá trị này, thông báo lỗi sẽ xuất hiện.

Tại phần Configure Networking, chọn tên switch ảo đã tạo trước đó từ hộp xổ xuống.

Tiếp đến, ta phải tạo ổ đĩa cứng ảo và chọn dung lượng cho ổ cứng ảo này trong phần Connect Virtual Hard Disk. Ở đây ta đang tạo một ổ ảo dung lượng 40GB. Bạn cũng có thể sử dụng một ổ đĩa ảo đã tạo trước đó rồi hay bỏ qua bước này.



Bây giờ, chọn cách cài đặt. sử dụng ổ đĩa từ máy chủ hay một file ảnh ISO để cài. Ở đây, bài viết sử dụng một file ISO lưu trong ổ cục bộ để cho kết quả nhanh nhất.

Một màn hình tóm lược hiện ra để người dùng xem lại các thông số, sau đó nhấn Finish.


Giờ là lúc cài đặt OS cho máy ảo. Lúc này, máy ảo được tạo đang ở trạng thái tắt. Kích chuột phải vào State, chọn Connect.

Máy ảo sẽ được bật. Kích vào nút Start màu xanh trên đầu cửa sổ để khởi chạy máy ảo

Chúc các bạn thành công.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top