reytintin_1405

New Member


Lý do chuyển Legacy (một số BIOS ghi CSM) sang UEFI:Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất và microsoft thiết kế ra chuẩn UEFI. Máy theo chuẩn UEFI có tốc độ khởi động và tắt máy nhanh hơn chuẩn cũ (Legacy-CSM) nhiều (theo 1 số người đã dùng nói thời gian tắt và mở máy < 10 giây). Windows hỗ trợ UEFI thường là Windows Vista trở về sau và thường là 64 bit. Đa số các máy mới bây giờ hỗ trợ UEFI thì sẽ cài Windows 7,8,8.1 (64 bit). Một số bạn không thể Boot được máy từ USB, DVD để cài Win, số khác thì cho đĩa windows vào không thấy ổ đĩa đâu, hay khi setup nhận thông báo: không thể cài windows trên đĩa GPT … Tất cả khó khăn trên sẽ được giải quyết trong bài viết này. Để thực hiện thành công, tác giả bài viết () đã phải nhờ đến 2 người bạn đắc lực bên ketnooi.com/forum là bạn: .
Lưu ý: tất cả các cách hướng dẫn convert ổ cứng từ MBR sang GPT hay ngược lại đều không bị mất dữ liệu sau khi chuyển đổi.

I. Kiểm tra máy có hỗ trợ UEFI không? Cách kiểm tra máy đang chạy theo chuẩn Legacy hay UEFI.
1. Kiểm tra máy có hỗ trợ UEFI không? Đa số máy laptop mua từ năm 2011 đều có hỗ trợ UEFI.

- Bạn tải chương trình hwinfo32 ở đây: , chạy chương trình, chọn Motherboard, nhìn mục EFI BIOS: Nếu ghi là Capable là máy có hỗ trợ UEFI, nếu ghi Not Capable là máy không hỗ trợ UEFI (cách này không chắc chắn, đúng khoảng 90%)


- Vào BIOS, chọn mục Boot (hay bất cứ mục nào): nếu thấy dòng chữ nào có từ UEFI là chắc chắn máy có hỗ trợ UEFI (trường hợp không thấy ghi UEFI cũng chưa chắc chắn là máy không hỗ trợ UEFI mà có thể là máy đã mở cùng 1 lúc 2 chế độ Legacy và UEFI, xem hướng dẫn phần II, thường thì 1 máy có hỗ trợ UEFI là máy đời mới và RAM từ 4 GB trở lên).

Đôi khi bạn dùng kết hợp 2 trường hợp trên để kiểm tra máy có hỗ trợ UEFI hay không hỗ trợ.

2. Kiểm tra máy đang chạy theo chuẩn Legacy hay UEFI:
Cách 1: Kiểm tra định dạng ổ cứng (dễ làm)

- Ổ cứng ở dạng MBR: Máy đang ở chế độ Legacy (chưa biết được máy có hỗ trợ UEFI hay không?)

- Ổ cứng ở dạng GPT: Máy đang ở chế độ UEFI (máy chắc chắn có hỗ trợ UEFI, đã cài theo chuẩn UEFI).

Để xác định ổ cứng đang ở dạng nào bạn dùng công cụ này để kiểm tra: Code: https://www.mediafire.com/folder/10xsl02rjfx4a//UEFI Cách 2: hay nhìn hướng dẫn:
II. Cách chỉnh BIOS về chế độ Legacy hay UEFI: Mở BIOS, vào mục Boot (1 số máy sẽ ở mục khác)
1. Cách mở (chọn) chế độ Legacy hay UEFI (trong bài này hay dùng từ chuyển BIOS về UEFI hay chuyển BIOS về Legacy):

- Để chỉnh (chuyển) BIOS về chế độ Legacy: chọn Enable (hay đánh dấu stick) mục Legacy (CSM) (hay disable mục UEFI), hay chọn “CSM only” (tùy theo cách ghi mỗi BIOS). Một số BIOS khi chỉnh về Legacy phải Disable Secure Boot.

- Để chỉnh về chế độ UEFI: chọn UEFI (hay chọn Enable ở mục UEFI và disable ở mục Legacy) hay “UEFI without CSM”.

- Một số máy đời mới về sau còn có thêm chế độ: Mở cùng 1 lúc 2 chế độ Legacy và UEFI

+ Mở sẵn 2 chế độ Legacy và UEFI: không thấy mục chọn Legacy hay UEFI nhưng thực chất 2 chế độ này đã được mở (thường thấy ở mainboard MSI).

+ Cho chọn "UEFI with CSM": Mở cùng lúc 2 chế độ Legacy và UEFI.

- Một số máy khác bạn chỉ cần chỉnh thứ tự Boot (Boot order – Boot list) lên ưu tiên 1: ví dụ muốn Boot từ UEFI bạn đưa UEFI HDD lên ưu tiên 1, Legacy HDD vào ưu tiên 2 …

2. Cách khởi động PC từ USB Boot theo chuẩn Legacy, UEFI:

Khi bạn đã tạo 1 USB Boot theo chuẩn UEFI (hướng dẫn ở bên dưới) hay USB cài windows theo chuẩn UEFI nhưng lại không boot được từ USB này. Lý do là bạn chưa chọn đúng hay chưa ấn phím nóng để chọn MenuBoot.

Bạn phải ấn phím MenuBoot (xem hướng dẫn phím nóng MenuBoot, chỉnh BIOS đối với từng dòng máy ở đây: ), tiếp đến chọn dòng có chữ UEFI + tên USB ví dụ: UEFI Kingston để Boot USB này theo chuẩn UEFI, chứ không được chọn không có chữ UEFI (ví dụ Kingston) sẽ Boot theo chuẩn Legacy cũ.
III. Cách chuyển Legacy sang UEFI và ngược lại ngay trong Windows bằng AOMEI Partition Assistant Server 5.5, cách ghost (dùng bản ghost chuẩn MBR cũ), cài windows theo chuẩn UEFI:

Nhờ sự test của bạn mà mình () đã thành công trong việc chuyển đổi này. Đây là cách chuyển đổi nhanh nhất và cũng là cách ghost cho máy theo chuẩn UEFI. Download: AOMEI Partition Assistant Server 5.5 (chú ý phải dùng bản 5.5 mới được, cũ hơn sẽ không thành công)
1. Chuyển từ Legacy sang UEFI.

1.1 Đối với máy ổ cứng (HDD) đang là MBR, đã cài Win, có thể convert HDD sang GPT ngay trong Windows mà không cần cài lại Win, mục đích chuyển windows về UEFI): windows bạn đang sử dụng phải là Windows 7/8/8.1 (đều phải 64 bit). Chạy AOMEI Partition Assistant Server 5.5, làm theo hình: (nhắp phải chuột vào ổ đĩa muốn chuyển chọn Convert to GPT disk).



Chuyển đổi xong, khởi động lại máy, sẽ không vào được Win, tắt máy, mở lại máy, vào BIOS chuyển Boot về UEFI, khởi động lại máy. Sẽ vào lại Windows cũ với chuẩn UEFI (ổ đĩa GPT).

1.2 Đối với máy không vào được Win, hay mới mua, muốn cài lại windows hay ghost lại:
Cách rủi ro: Bạn có thể tiến hành cài, ghost windows theo chuẩn Legacy cũ (BIOS vẫn để Legacy), rồi ngay trong Windows dùng AOMEI Assistant Server 5.5 để convert ổ về GPT, chỉnh lại BIOS theo UEFI. (cách này dễ nhất)
Cách chắc chắn: làm theo các bước

- Bước 1: Convert ổ đĩa (có nhiều cách để convert):

Cách 1: Chỉnh BIOS về Legacy. Dùng Easy Ghost tạo Boot cho USB từ file iso: , khởi động USB, vào MiniTool Parttition, convert ổ cứng sang GPT (xem hình và video hướng dẫn tại phần IV, mục 2, cách 1: không dùng Windows PE). Cách 2: Cài AOMEI Partition Assistant Server 5.5 vào 1 máy khác trong Windows, vào mục Windows to go creator để tạo 1 USB boot có sẵn AOMEI Partition Assistant Server 5.5, cần 1 cái USB > 13 GB và file iso cài đặt Win8, hướng dẫn ở đây Boot máy bằng USB, tiến hành convert. Cách 3: Ra tiệm Net, cài AOMEI Partition Assistant Server 5.5, vào mục Wizard, Make Bootable CD (sẽ auto download và tạo ra file ISO của AOMEI Partition Assistant Server rồi dùng UltraISO tạo USB Boot từ file ISO này, hay burn ra CD) chọn USB để tạo ra USB boot với AOMEI server. Boot máy bằng USB hay CD, tiến hành convert. Cách 4: Tạo USB boot từ file AOMEI Partition Assistant.iso theo chuẩn UEFI (như đã hướng dẫn ở phần V), tiến hành convert ổ đĩa bằng AOMEI Partition Assistant.


- - Bước 2: chỉnh BIOS về UEFI, cho đĩa cài windows và tiến hành cài (hay có thể cài windows trong WinPE bằng Winnt setup: ) (muốn cài windows kiểu này phải dùng bản WinPE 7/8 64 bit), hay tiến hành ghost ngay trong Windows 7/8 PE x64 (sử dụng các bản ghost dùng cho máy MBR). Một số máy đời cũ không hỗ trợ UEFI qua USB thì tìm dòng EFI from file, chỉ đường dẫn đến EFI\BOOT\BOOTX64.EFI) và tiến hành cài.

Lưu ý: một số máy dùng Windows 7 64bit sau khi chuyển HDD từ MBR sang GPT bị lỗi không vào được Windows, do vậy nếu máy đang dùng Windows 7 64bit, trước khi convert ngay trong Windows bằng AOMEI thì bạn hãy tạo sẵn 1 USB theo chuẩn UEFI như đã hướng dẫn ở phần V.
2. Chuyển từ UEFI sang Legacy (ko nên làm).

Vì 1 lý do nào đó bạn muốn dùng lại Legacy (ko nên làm). Phải convert ổ cứng về MBR. Ổ cứng chuẩn MBR chỉ cho phép tối đa 4 phân vùng Primary nhận được ổ cứng tối đa 2 TB, GPT thì được đến 128 phân vùng Primary, nhận được ổ cứng tối đa 256 TB, do vậy khi convert về MBR sẽ bị báo lỗi nếu GPT đang có hơn 4 phân vùng Primary, khắc phục bằng cách xóa hết các phân vùng <500 MB trên HDD, ghép các ổ cứng lại với nhau, nếu có phân vùng recovery thì backup lại bằng true image rồi xóa luôn phân vùng này. Làm sao để máy còn 4 phân vùng thì mới convert được.

Windows bạn đang sử dụng phải là Windows 7/8/8.1 (phải là 64 bit). Có thể convert ngay trong Windows hay dùng USB Boot để convert (như đã nói trong phần III mục 1.2, bước 1)

Chạy AOMEI Partition Assistant Server 5.5 (hay dùng MiniTool® Partition Wizard), làm theo hình: (nhắp phải chuột vào ổ đĩa muốn chuyển chọn Convert to MBR disk).


Chuyển đổi xong, khởi động lại máy, sẽ không vào được Win, tắt máy, mở lại máy, vào BIOS chuyển Boot về Legacy (CSM), khởi động lại máy. Sẽ vào lại Windows với chuẩn Legacy (ổ đĩa MBR).
IV. Cách ghost (recover) máy cho chuẩn UEFI dành cho bản ghost windows 8.1 Fulls tạo theo chuẩn UEFI:
Hiện nay ở VN chưa có 1 bản ghost đa cấu hình nào dành cho máy theo chuẩn UEFI. Bản ghost theo chuẩn UEFI đã được meigyoku (tác giả của các bản ghost có mật khẩu: songngoc) tạo ra bằng chương trình Acronis True Image 2014 (Bạn có thể dùng các phiên bản Acronis True Image 2010 trở về sau để ghost). Với sự thực hành và hướng dẫn ghost của bạn tuainhan và bạn niemtin007 (bên ketnooi.com/forum), có thể khẳng định bản ghost đã thành công. Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng 1 bản ghost theo chuẩn MBR cũ rồi dùng cách theo mục III để convert HDD về GPT (nhưng không nên vì nó không chuẩn như bản ghost dành cho máy UEFI dưới đây).

Phần mềm: Download file Acronis True Image Home 2014 17.0 Build 6614.rar: (đọc hướng dẫn trong đó để cài và c rack)
1. Ghost ngay trong Windows bằng Acronis True Image:

Trường hợp này chỉ dùng được đối với máy còn vào được Windows và đã cài theo chuẩn UEFI (ổ đĩa đang là GPT) (dùng công cụ Code: https://www.mediafire.com/folder/10xsl02rjfx4a//UEFI để kiểm tra.

Kích hoạt phím nóng F11 (bắt buộc phải làm để tránh rủi ro): Bạn có thể vào Acronis True Image trước khi log in vào Windows để thực hiện ghost bằng cách: ngay sau khi mở máy bạn ấn liên tục vào phím F11. Tuy nhiên bạn phải kích hoạt chức năng này theo hình:

- Chạy True Image 2014 ngay trong Windows, tiến hành ghost như hình hay video:


hay download video ở đây:




Sau khi chọn xong phân vùng đích, chọn nút Recover now để bắt đầu tiến trình ghost.

Nếu bạn khởi động lại máy mà True Image không tiến hành recover, chạy thẳng vào Windows thì bạn dùng các cách sau: Khởi động lại PC
Cách 1: - Dùng phím nóng để kích hoạt Menu Boot chọn thiết bị Boot (xem phím MenuBoot cho các dòng máy ở đây: ). Chọn boot từ HDD, menu boot mới sẽ xuất hiện có ít nhất là 3 dòng: trên cùng là Acronics tiếp tục ghost, dòng thứ 2 cũng là Acronics sẽ vào chương trình và dòng cuối là boot vào Win. Chọn dòng đầu.

- Còn trường hợp sau khi khởi động mà vào được ghost ngay là do đã chỉnh Access Full ổ đĩa và gỡ thuộc tính chỉ đọc của file BootMGR nên Acronics đã ghi thêm được vào file boot và giành quyền boot của Win. Ngoài ra ta còn phải tắt Fast Startup của windows nữa. (cách này khó thực hiện)
Cách 2: ấn phím nóng F11 để vào True Image (nhớ phải kích hoạt chức năng này) và tiến hành lại các bước recover. Cách thức ghost thực hiện bên ngoài Windows sẽ khác 1 chút so với ghost ngay trong Windows (xem mục 2. Ghost bên ngoài Windows). Không cần convert ổ đĩa (vì nó đang là GPT rồi). Nếu cách 1 và cách 2 không được (xui xẻo do từng dòng máy) thì làm theo mục 2 Ghost bên ngoài Windows bằng Acronis True Image.
2. Ghost bên ngoài Windows bằng Acronis True Image:

Trường hợp này dùng cho các trường hợp: Máy không vào được Windows, hay máy có vào được Windows nhưng vẫn theo chuẩn cũ Legacy (ổ cứng dạng MBR), máy mới mua …. Các phần mềm cần download: file iso của MiniTool Partition Wizard Professional 8.1: + file trueimage.iso (Acronis True Image 2014): . Có 3 cách để thực hiện ghost từ USB:
Cách 1: Không dùng Windows PE (cách này hay)

- Bước 1: Dùng Easy Ghost (down và xem hướng dẫn bằng video ở đây: ) và để tạo USB boot (chú ý khi chọn file iso bạn làm 2 lần cho 2 file iso vừa download).

(Đây là video hướng dẫn tạo USB boot cho USB, HDD gắn ngoài (bạn tạo USB Boot này cho 2 file ISO truimage.iso (Acronis True Image 2014 ): và file pwhe....iso (MiniTool® Partition Wizard) của ). Khi hộp thoại hỏi đường dẫn đến file iso, lần lượt chỉ ra 2 file iso này):



Bạn phải click vào: Watch on youtube hay link để trực tiếp trong youtube (khi xem chọn toàn màn hình và chọn chế độ xem 720 HD

- Bước 2: BIOS vẫn để Boot theo Legacy (CSM). Chuyển đổi (Convert) ổ đĩa từ MBR sang GPT:

Khởi động lại máy bằng USB. Vào MiniTool convert như hình:


Xóa hết các phân vùng hệ thống < 500 MB (nếu có), xóa luôn phân vùng định cài windows vào (thường là ổ C: ).

- Bước 3: Tiến hành ghost: Khởi động lại máy từ USB, vào Acronis True Image 2014, chọn My Disk (dưới chữ Recovery), chọn Browse, chỉ đường dẫn đến file TIB, Next, chọn Recover whole disk and partition trong Recover Method, chọn 3 phân vùng (không chọn phân vùng MBR and Track 0 – sẽ mất hết dữ liệu ổ cứng), chọn New locate trong Setting of Parrtition 1-1, chọn vùng Unloccate (vùng sẽ chứa Windows), làm tương tự đối với Partiotion 1-2 và Partition C (cũng chọn vùng đích để recover vào là vùng Unloccate), Chọn Finish và, Progress để bắt đầu quá trình bung file ghost (recover image file)

Nhìn hình hướng dẫn:



Sau khi ghost xong, thoát Acronis, vào MiniTool, Extend (nới rộng) lại ổ C: từ phân vùng unloccate.

Vào lại BIOS, chuyển Boot về UEFI.

Cách 2: Dùng Windows 7/8/8.1 PE (64bit)

Chuyển BIOS về chế độ UEFI, download bản Windows PE x64 ở đây: (hay bất cứ bản WinPE 7, 8 64bit nào mà coi bên trong file ISO có folder EFI là được) Làm theo các bước sau để ghost:

- Bước 1: Dùng Easy Ghost như đã hướng dẫn tại mục V tạo USB Boot từ file iso Windows PE, tạo folder Apps trong USB, copy 3 file Wim vào Apps

Boot máy từ USB theo chuẩn UEFI. (hướng dẫn tại Phần II mục 2)

- Bước 2: làm như cách 1: Trong Win8PE, dùng MiniTool để convert ổ đĩa sang GPT, xóa hết phân vùng <500MB, xóa phân vùng C:, tiến hành ghost trong Acronis

Cách 3: (phức tạp) Không dùng Windows PE

Enable UEFI boot, tạo USB Boot bằng AOMEI Assitant hay có thể download file iso này ở phần V và làm theo hướng dẫn tại phần V. Boot máy từ USB (phần II mục 2). Convert HDD sang GPT. Tạo USB boot bằng Acronis True Image, hay download file truimage.iso rồi dùng Easy Ghost tạo USB Boot (đã hướng dẫn phần V), vào TrueImage, tiến hành ghost.
V. Cách tạo bộ cài Windows theo chuẩn Legacy/UEFI, tạo USB cho Windows 8 PE theo chuẩn Legacy/UEFI:
Với Easy Ghost (chức năng 9): bạn có thể cài đặt Windows từ file ISO, tạo Boot cho USB từ file ISO bất kỳ (Windows 7/8/8.1 PE ...) theo chuẩn Legacy/UEFI

File cần thiết: , hay (iso): Xem video hướng dẫn


Lưu ý: Đối với trường hợp sau khi chuyển sang UEFI không vào được windows thì chuyển về Legacy (hướng dẫn tại phần III mục 2 Chuyển từ UEFI sang Legacy). Còn trường hợp ghost ngay trong windows bằng Acronis True Image không thành công thì bạn cũng dùng chức năng số 9 của Easy Ghost để tạo USB Boot từ file AcronisTrueImage2014.ima: , boot máy từ USB để tiến hành ghost.Hình ảnh và chi tiết, link download bản ghost:
Ghost Windows 8.1 64bit Pro + Office 2013 Full softs (active vĩnh viễn) 4,3 GB (version 20)







Chi tiết:
- Các phần mềm đều cập nhật mới nhất đến ngày post. Được làm từ bản Windows 8.1 Professional Final (ra ngày 17/10/2013) 64-bit nguyên gốc (VL) của Microsoft (không lược bớt bất cứ thành phần nào của Windows). Microsoft Office 2013. Đã cài đầy đủ font và tuỳ chỉnh Office cho dân văn phòng (tự động kiểm tra chính tả tiếng Việt, mặc định 1 số cài đặt chuẩn theo TCVN). Có thể update Office 2013 và Windows 8 (tất cả các bản vá lỗi) mà không bị mất bản quyền. Các phần mềm đã được Cr-ack.
DOWNLOAD VÀ MÃ MD5



-
- Bạn nào không có account VIP fshare hãy dùng điện thoại gửi tin nhắn đến số 8700 theo cú pháp: FSHARE VIP 1723523 (bạn sẽ mất 15.000 đồng/tin nhắn), nhắn tin xong bạn gửi vào địa chỉ [email protected] với nội dung: số điện thoại di động đã gửi tin nhắn, mình sẽ gửi email link vip cho bạn download với tốc độ max - mình gửi vào địa chỉ email mà bạn đã gửi cho mình. Lưu ý: mình sẽ không trả lời các câu hỏi về ghost qua địa chỉ email này.

hay link 4share: Link tenlua: chú ý: host tenlua hay bị lỗi sau khi download, do vậy nhớ kiểm tra mã MD5 của file TIB sau khi download P/s: Nhiều người nói ketnooi.com/forum nhiều nhân tài, thực ra không phải vậy mà chúng ta cùng dựa vào nhau để tạo nên sức mạnh cho ketnooi.com/forum, cũng là cho chính chúng ta.
Mã MD5 file TIB: 3ce5b2f2eab9fa85638c6d361a0d7395
Password file ghost dạng TIB: songngoc

Bạn vào đây để tìm hiểu thêm cách cài đặt và sử dụng Acronis Tue Image:
Nếu gặp khó khăn cần giúp đỡ về vấn đề topic này, các bạn post câu hỏi ở đây sẽ được anh em trong Team giúp đỡ giải quyết.
 
Tags: 7pe uefi wim

ruby_chun

New Member
không có hình ảnh về bản ghost hả bác? @@ Đã có người test thành công rồi, mình sẽ lập 1 topic khác có đầy đủ hình ảnh và hướng dẫn để các bạn dùng bản này.
 

warm_boy_8x

New Member
năm ngoái cũng chuyển sang GPT rồi mà ngại vì chưa có bản ghost nào trên GPT , giờ thì ngon rồi.

Bác có dự định làm win7 64 bít không ạ vì e thấy win8 hay 8.1 vẫn chưa phổ biến vì nhiều soft hay game không hợp, đơn giản như Aoe trên win8 chậm đi trông thấy
 

tt_gg

New Member
năm ngoái cũng chuyển sang GPT rồi mà ngại vì chưa có bản ghost nào trên GPT , giờ thì ngon rồi.

Bác có dự định làm win7 64 bít không ạ vì e thấy win8 hay 8.1 vẫn chưa phổ biến vì nhiều soft hay game không hợp, đơn giản như Aoe trên win8 chậm đi trông thấy Ít người dùng bản này hay sự hiểu biết không nhiều nên không dám làm. Do vậy bản Win7 x64bit theo UEFI mình tuy có ý định làm nhưng đã bỏ ý định.

Bạn nào thích bản UEFI cho Windows 7 64bit thì download bản ghost Win7x64 bình thường và làm theo hướng dẫn ở mục III để chuyển bản ghost này về dạng UEFI.
 

tudinhhuong18

New Member
Chào bác, em tải 2 bản windows 8.1 của bác về luôn

+ x32 thì chạy trên máy dual core , Ram 1G nhưng thấy rất mượt ==> ok

+ x64 em chạy trên con HP Probook 4540s (I5, Ram 8g, Vga 2g...) NHƯNG em thấy nó chậm chậm sao ấy và mong THỚT giúp em 1 số câu hỏi sau:

1. Máy không lên sau khi gập lai (đã cài đủ Driver ới nhất từ trang chu HP)

2. Lúc trước máy này em bị té xe (ăn nguyên con chó 16KG) nó bị rớt, trầu góc phải, chỗ vân tay...LIỆU nó có ảnh hưởng HDD ko?

3. Mới mua về chưa có DATA em chuyển HDD sang GPT theo UEFI và cài mới nhưng thấy nó chậm wa nên lại định dạng lại về chuẩn cũ. Vậy giờ em ghost bản này thì chỉnh làm sao trong BIOS (Giờ nó đang để IDE trogn bios)


=> Mong chỉ giáo. Thank
 

nudeman200026

New Member
Mình thay thớt trả lời 1 số câu hỏi của bạn, mình cũng dùng probook,

1. Bạn đã tùy chỉnh cho trạng thái gập màn hình của máy trong Power option chưa. như hình dưới:




2. Có thể ảnh hưởng do va đập, nếu nghi ngờ bạn đên tháo máy ra để kiểm tra (dòng Probook có driver chống sốc cho ổ cứng nên cũng yên tâm phần nào).


3. Về nguyên nhân chậm thì không liên quan gì đến việc định dạng GPT và chuẩn UEFI nên bạn không nhất thiết chuyển lại về chuẩn cũ.


Chốt lại là 1 bản ghost không thể lúc nào cũng tốt cho tất cả các dòng máy được, sẽ có 1 số vấn đề về tính tương thích, driver.... Chào bác, em tải 2 bản windows 8.1 của bác về luôn

+ x32 thì chạy trên máy dual core , Ram 1G nhưng thấy rất mượt ==> ok

+ x64 em chạy trên con HP Probook 4540s (I5, Ram 8g, Vga 2g...) NHƯNG em thấy nó chậm chậm sao ấy và mong THỚT giúp em 1 số câu hỏi sau:

1. Máy không lên sau khi gập lai (đã cài đủ Driver ới nhất từ trang chu HP)

2. Lúc trước máy này em bị té xe (ăn nguyên con chó 16KG) nó bị rớt, trầu góc phải, chỗ vân tay...LIỆU nó có ảnh hưởng HDD ko?

3. Mới mua về chưa có DATA em chuyển HDD sang GPT theo UEFI và cài mới nhưng thấy nó chậm wa nên lại định dạng lại về chuẩn cũ. Vậy giờ em ghost bản này thì chỉnh làm sao trong BIOS (Giờ nó đang để IDE trogn bios)


=> Mong chỉ giáo. Thank
 

vungnhietdoi_vn

New Member
Mình thay thớt trả lời 1 số câu hỏi của bạn, mình cũng dùng probook,

1. Bạn đã tùy chỉnh cho trạng thái gập màn hình của máy trong Power option chưa. như hình dưới:




2. Có thể ảnh hưởng do va đập, nếu nghi ngờ bạn đên tháo máy ra để kiểm tra (dòng Probook có driver chống sốc cho ổ cứng nên cũng yên tâm phần nào).


3. Về nguyên nhân chậm thì không liên quan gì đến việc định dạng GPT và chuẩn UEFI nên bạn không nhất thiết chuyển lại về chuẩn cũ.


Chốt lại là 1 bản ghost không thể lúc nào cũng tốt cho tất cả các dòng máy được, sẽ có 1 số vấn đề về tính tương thích, driver.... Ok, vấn đề 1 đã làm theo HD (mình test xem đã)

2. Kiểm tra HDD bằng cách nào (Phần mềm hay kiểm tra sao ạ)

3. Hiện nay trogn Bios máy mình để chuẩn là IDE nghe nói chuẩn này cũ, không nhanh hả bạn (mình chuyển qua AHCI thì khởi động lên nó bị lỗi windows không vào được
 

share_all

New Member
Bạn ơi, cái này là Lỗi không lên màn hình sau khi Sleep (CHuột sáng, nhạc chạy, nhưng màn hình đen thui) không biết có phải chưa cài cái này không "HP Peak Power Manager" -> mình cài bị lỗi
 
2. Dùng soft test xem có vấn đề gì ko. Nếu cần thiết thì mở máy xem ốc vít, dây dợ thế nào,

3. Đúng là IDE bị giới hạn dung lượng đĩa tối đa là 504MB và có tốc độ tương đối chậm. Khi cài windows thì bạn để mặc định trong BIOS là IDE nên nếu bạn chuyển sang AHCI sẽ bị lỗi ngay, cách của mình là bạn vào BIOS chuyển sang AHCI rồi đồng thời bỏ đĩa hay USB vào cài mới windows rồi format ổ C và cài lại windows Ok, vấn đề 1 đã làm theo HD (mình test xem đã)

2. Kiểm tra HDD bằng cách nào (Phần mềm hay kiểm tra sao ạ)

3. Hiện nay trogn Bios máy mình để chuẩn là IDE nghe nói chuẩn này cũ, không nhanh hả bạn (mình chuyển qua AHCI thì khởi động lên nó bị lỗi windows không vào được
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top