daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu 6
1.5.1. Quá trình nghiên cứu 6
1.5.2. Quá trình thu thập số liệu 6
1.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 9
1.7. Kết cấu luận văn 9
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM 10
2.1. Bản chất và cấu trúc của kênh phân phối 10
2.1.1. Khái niệm kênh phân phối 10
2.1.2. Chức năng của kênh phân phối 12
2.1.3. Chiều dài và bề rộng của kênh phân phối 13
2.1.4. Các trung gian thương mại của kênh phân phối 15
2.2. Hoạt động quản lý kênh phân phối 19
2.2.1. Khái niệm quản lý kênh phân phối 19
2.2.2. Công tác tuyển chọn thành viên tham gia kênh phân phối 20
2.2.3. Công tác khuyến khích các thành viên kênh 22
2.2.4. Công tác đánh giá hoạt động của các thành viên kênh 24
2.2.5. Công tác quản lý mâu thuẫn và cạnh tranh trong kênh 25
2.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý và hoạt động của thành viên kênh 27
2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 27
2.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 29
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM VÀ CÔNG TY COCA COLA VIỆT NAM 34
3.1. Tổng quan thị trường nước giải khát Việt Nam 34
3.1.1. Thị trường nước giải khát Việt Nam 34
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm nước giải khát 39
3.2. Giới thiệu về công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam 41
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 41
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và mô hình phân phối của công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam 42
3.2.3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính 47
3.2.4. Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Coca Cola Việt Nam 47
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG TÂY BẮC CỦA CÔNG TY COCA COLA VIỆT NAM 49
4.1. Thị trường nước giải khát Tây Bắc 49
4.2. Mục tiêu và cơ cấu kênh phân phối trên thị trường Tây Bắc của công ty Coca Cola Việt Nam 50
4.3. Thực trạng công tác tuyển chọn thành viên kênh 53
4.4. Thực trạng công tác khuyến khích thành viên kênh trong quá trình hoạt động 58
4.4.1. Các chính sách trợ giúp về sản phẩm 58
4.4.2. Các chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh 64
4.4.3. Các chính sách bán hàng của công ty 70
4.4.4. Chính sách trợ giúp về quản lý của công ty đối với nhà phân phối 72
4.5. Thực trạng công tác đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối 75
4.6. Thực trạng công tác quản lý mâu thuẫn trong kênh phân phối 81
4.7. Đánh giá chung về hoạt động quản lý kênh phân phối của công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam tại thị trường Tây Bắc 82
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG TÂY BẮC CỦA CÔNG TY COCA COLA VIỆT NAM 86
5.1. Định hướng phát triển hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam trên thị trường Tây Bắc 86
5.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý kênh phân phối trên thị trường Tây Bắc 87
5.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển chọn thành viên kênh 87
5.2.2. Hoàn thiện công tác động viên khuyến khích các thành viên trong kênh 88
5.2.3. Hoàn thiện công tác giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý kênh 92
5.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá hoạt động của các thành viên kênh 94
5.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp 96
5.3.1. Các điều kiện đối với doanh nghiệp 96
5.3.2. Các điều kiện đối với thành viên kênh 99
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN i


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường phát triển lớn mạnh, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp đó chính là khâu phân phối sản phẩm. Người ta ví nếu doanh nghiệp như một thân cây, thì hệ thống phân phối sẽ là bộ rễ với nhiệm vụ nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi không thể thiếu được đối với bất kì doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến kênh phân phối sản phẩm của mình, làm cho doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ, không đáng có. Trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay, hệ thống phân phối ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối, coi phân phối như là một biến số tạo nên lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp mình.
Có thể nhận thấy rõ, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thị nước giải khát không cồn có tốc độ tăng trưởng nhanh. Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước giải khát. Hiện nay, sản phẩm của Công ty Coca Cola có mặt tại hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, nhưng mức tiêu thụ vẫn chủ yếu nằm tại các đô thị lớn.
Thị trường vùng Tây Bắc là một thị trường lớn và tiềm năng. Tuy nhiên, hiện tại, hệ thống phân phối của công ty tại thị trường này vẫn chưa hoạt động một cách hiệu quả nên chưa mang lại kết quả như công ty mong đợi. Theo điều tra, tại thị trường này, sản phẩm của công ty Coca Cola mới chỉ bao phủ khoảng 60% thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối trên thị trường này vẫn còn nhỏ lẻ, có rất nhiều nhãn hàng của công ty chưa có mặt để có thể phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện công ty có sản xuất khoảng 33 nhãn hàng, tuy nhiên, tại thị trường Tây Bắc, chỉ có 7 nhãn hàng được các đại lý phân phối chủ yếu. Chiến lược của công ty hiện nay là phủ rộng vùng thị trường này, không những về mặt hệ thống phân phối, mà còn phải phủ rộng hầu hết những sản phẩm, nhãn hàng mà công ty đang sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối trên thị trường Tây Bắc vẫn còn tồn đọng một số vấn đề như: sự xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên kênh với nhau; các chính sách phân phối, quản lý dành cho các thành viên kênh chưa có sự đồng bộ, thống nhất và rõ ràng. Để có thể chiếm được thị phần lớn tại đây thì hệ thống kênh phân phối của công ty cần được nghiên cứu, đánh giá nhằm mục đích hạn chế tối thiểu những tồn đọng và hoàn thiện hơn nữa, để có thể đạt được mục tiêu của công ty và vượt trội hơn các đối thủ trong ngành.
Vì lý do trên, em xin được lựa chọn đề tài : “ Hoạt động quản lý kênh phân phối trên thị trường Tây Bắc của công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần giá trị nhỏ giúp xây dựng hệ thống phân phối của công ty ngày càng rộng lớn và vững mạnh.
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trên thực tế, ngoài các giáo trình nghiên cứu, đưa ra những khái niệm cơ bản và tổng quát cũng như những giải pháp cho hoạt động quản lý hệ thống kênh phân phối như: giáo trình Marketing thương mại - Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 2007; giáo trình Marketing căn bản – Chủ biên GS.TS. Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân; Giáo trình Marketing căn bản – Philip Kotler dịch; Giáo trình quản trị kênh phân phối – Chủ biên TS. Trương Đình Chiến – Nhà xuất bản Thông kê; Quản trị kênh phân phối- tác giả Trần Thị Ngọc Trang. Trần Văn Thi – Nhà xuất bản Thống kê...còn có các đề tài luận văn, các bài báo, chuyên đề nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này.
Một số đề tài luận văn thạc sĩ như:
- “Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược phẩm”- Tác giả Lê Văn Khắc. Xí nghiệp Dược phẩm 120 chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế. Trong luận văn này, để phân tích thực trạng hoạt động quản lý hệ thống phân phối của xí nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống đó, tác giả đã sử dụng lý thuyết quản trị kênh phân phối của Philip Kotler (không đề cập đến lý thuyết thiết kế kênh phân phối).
Luận văn này là đã tổng hợp được một khung lý thuyết tương đối đầy đủ về ba hoạt động chính trong lý thuyết quản trị hệ thống phân phối (không bao gồm hoạt động thiết kế kênh), đó là: tuyển chọn, động viên khuyến khích và đánh giá thành viên kênh.
- “Quản trị kênh phân phối truyền thống của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam trên thị trường miền Bắc”- Tác giả Nguyễn Thị Thúy Phượng. Công ty TNHH quốc tế Unilever chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam năm 1994, chức năng kinh doanh chính của Unilever là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân.. Ở luận văn này, tác giả cũng dựa trên lý thuyết quản trị kênh phân phối của Philip Kotler (không đề cập đến hoạt động thiết kế kênh phân phối) để phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống quản lý kênh phân phối cho công ty PLC.
Tác giả là cũng đã tổng hợp được một khung lý thuyết đầy đủ, logic về hoạt động quản lý kênh phân phối cho sản phẩm của công ty, đồng thời cũng


Link download đầy đủ cho ae ;)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Hoạt động quản lý kho hàng của gemadept logistics company với vinmart Luận văn Kinh tế 0
D Quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Y dược 0
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
D TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VIETTEL TRONG CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Quản trị Nhân lực 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top