tctuvan

New Member
Tải miễn phí tiểu luận

Mục lục
1 Tổng quan về Samsung Electronics 2
1.1 Lịch sử phát triển 2
1.2 Triết lý kinh doanh 2
2 Phân tích tổng quan về thị trường smartphone thế giới 2
2.1 Tổng quan về smartphone 2
2.2 Phân tích mô hình 5 tác lực cạnh tranh 2
2.3 Tình hình thị trường smartphone 2
3 Phân tích nội bộ Samsung 2
3.1 Phân tích SWOT 2
3.2 Chuỗi giá trị của Samsung 2
3.3 Lợi thế cạnh tranh của Samsung 2
4 Phân tích chiến lược của Samsung 2
4.1 Chiến lược tổng thể của Samsung 2
4.2 Chiến lược chức năng 2
4.3 Đánh giá chiến lược của Samsung 2
4.3.1 Thành công của chiến lược 2
4.3.2 Những hạn chế của chiến lược 2
4.3.3 Những kiến nghị, đề xuất 2





1 Tổng quan về Samsung Electronics
1.1 Lịch sử phát triển

Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc, được bắt nguồn từ một công ty xuất khẩu năm 1938. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập đoàn Samsung có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung".
Samsung Electronics được thành lập năm 1969, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung được coi là một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới. Samsung Electronics cũng là một thương hiệu hiếm hoi tại châu Á có vốn thị trường lên đến 100 tỷ USD.
Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.
Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Theo yêu cầu của chủ tịch Lee, các sản phẩm mới của Samsung phải mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc.
Năm 1995, Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để các chuyên gia có thể mặc sức nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế hàng đầu của trường Cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ). Số lượng các chuyên gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi (470 người). Các nhân viên thiết kế của Samsung còn được cử đi tham quan những công trình kiến trúc vĩ đại trên khắp thế giới tại Ai Cập, Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ để tìm ra ý tưởng mới.
Khi cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra (1997), Samsung đã phải giảm bớt 24.000 công nhân (khoảng 30%) và dời nhà máy sang một số nước có nguồn nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Malaysia, Mexico...
Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường.
Năm 1999, Chủ tịch Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung
Năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu. Cho đến ngày nay, Samsung đã trở thành một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Samsung từng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành công vang dội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh (smartphone).
Một số thông tin khác:
- Lĩnh vực kinh doanh: thiết bị điện tử, di động, linh kiện bán dẫn, điện tử gia dụng.
- Quy mô hoạt động: toàn thế giới, đặt trụ sở chính tại Hàn Quốc.
- Quy mô nhân sự: 221,726 (theo số liệu năm 2012)
- Hiện nay, xét về cơ cấu doanh thu của Samsung Electronics (sau đây xin được gọi tắt là Samsung), thì mảng kinh doanh Smartphone đang đem lại nguồn thu lớn nhất cho công ty.
(nguồn: )
1.2 Triết lý kinh doanh
 Sứ mệnh
Mọi hoạt động thực hiện tại Samsung được chi phối bởi sứ mệnh: trở thành công ty kỹ thuật số “Digital-Company” tốt nhất.
 Tầm nhìn
Samsung vận hành theo một tầm nhìn duy nhất: Dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ thuật số.
Thông qua sự đổi mới công nghệ, công ty sẽ tìm ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những thử thách trong tương lai. Công nghệ tạo ra cơ hội để doanh nghiệp phát triển, để công dân trong những thị trường tiềm năng phát triển bằng cách khai thác nền kinh tế kỹ thuật số, để mọi người tạo nên những khả năng mới.
Samsung hướng đến mục tiêu phát triển các công nghệ tối ưu và những quy trình hiệu quả nhằm tạo ra những thị trường mới, làm phong phú cuộc sống con người, và không ngừng giúp Samsung trở thành một doanh nghiệp hàng đầu có uy tín trên thị trường.
 Mục tiêu
Samsung đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Để đạt mục đích này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là Sáng tạo, Quan hệ đối tác và Tài năng.


LInk download:

share với bạn bè nếu thấy hữu ích nhé
 
Tags: phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty Samsung Electronics Việt Nam, chiến lược đầu tư của tập đoàn samsung, phân tích về công ty samsung việt nam, phân tích tập đoàn samsung, quản trị kinh doanh quốc tế apple tại việt nam, tiểu luận Đề Tài: Chiến Lược Đầu Tư Và Thành Công Của Samsung Tại Việt Nam, môi trường quản trị nhân lực quốc tế của Samsung tại Việt Nam, công ty electronics những chiến lược kinh doanh, chiến lược của công ty sam sung electronics, phân tích công ty samsung, xu hướng thị trường của samsung tại việt nam, chiến lược giá của samsung electronics, các chiến lược kinh doanh quốc tế của samsung, Kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty Samsung Electronics gần đây, chiến lược giá công ty samsung, Tổng quan thị trường về Sam Sung, Tông quan thị trường mục tiêu Sam sung, chiến lược kinh doanh Samsung của Việt Nam, phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của samsung electronics, thành công marketing samsuung việt nam, tiểu luận về samsung electronics, chiến lược đơn vị kinh doanh Samsung, chiến lược kinh doanh của samsung electronics, chiến lược kinh doanh samsung electronich, tiểu luận phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực công ty sam sung, samsung và chiến lược kinh doanh, chiến lược kinh doanh công ty samsung electronics việt nam, tiểu luận chiến lược và kế hoạch kinh doanh, sam sung thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế, chiến lược kinh doanh điện thoại samsung tại, phân tích chiến lược của công ty samsung electronics năm 2020, quản lí kinh doanh của tập đoàn samsung, chiến lược kinh doanh quốc tế của samsung tại việt nam
Top