Briggere

New Member
Đọc bài trên TBKTSG số ra ngày 25/6 của chú Lê Chí Công mình mới thấy ở nước ta ngày nay tình trạng này ngày càng nhiều.

Các DN đổ tiền vào quảng cáo rầm rộ, TV thì quảng cáo tới lui, đọc các tờ báo thì quảng cáo chiếm hết các trang,...DN bỏ quá nhiều chi phí để tạo nên những cái "bong bóng" này được cấu tạo từ những lời hứa suông mà sản phẩm thì kém chất lượng. Theo mình được biết có DN chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, sản phẩm kém chất lượng mà giá bán ra thì vẫn phải bù cho chi phí quảng cáo. Tại sao họ không để tiền để chăm chút cho sản phẩm của họ?(chi phí cho quảng cáo trên TV khoảng 50 triệu/spot)

Còn về phía các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo vì lợi nhuận nên vẫn sẵn sàng tiếp nhận các quảng cáo mà không chắt lọc lại thông tin và chất lượng sản phẩm.
Họ truyền thông tin đến khách hàng với những cam kết "siêu" chưa từng có, đánh lên giá cũng "siêu" luôn, khi khách hàng dùng không được như vậy thì niềm tin của họ đối với thương hiệu sẽ như thế nào? Khi họ đã dùng và đang dùng thì bất chợt 1 ngày đẹp trời nhận ra thương hiệu không được chất lượng như mình đã từng tin tưởng, họ cảm thấy thất vọng và cho dù DN có đẩy mạnh Promotion tới đâu, tăng thêm chất lượng thật sự thì trong lòng họ vẫn không thể duy trì niềm tin lại như xưa.

Như đợt vừa rồi nước tương ăn từ bao năm nay, đùng 1 phát lại phát hiện ra 3-MCPD, sữa từ bé đến lớn không biết uống bao nhiêu rồi lại phát hiện ra melamine,... những đợt ú tim đó từ từ cũng lặng. Nhưng qua những sự việc đó mới thấy được người tiêu dùng thất vọng như thế nào.

Công nhận là giới thiệu tốt về sản phẩm của mình cũng chiếm 1 phần quan trọng, nhưng quảng cáo rầm rộ hoành tráng quá, nói những "lời nói có cánh" không tình lại gây phản cảm. Thay vì như thế, DN nên nói những điều thực tế hơn, còn chất lượng của sản phẩm thì hãy để cho khách hàng tự khám phá. Vì chính khách hàng đây sẽ là những người quảng cáo mang tính chất thiết thực nhất cho DN chứ không phải ai khác, hay nói theo bài báo này "một thương hiệu lớn là thương hiệu luôn biết cách quy tụ một cộng cùng ưa chuộng xung quanh mình theo thời (gian) gian và chính họ - người tiêu dùng - mới là những “họa sĩ tô đẹp” cho quả bell bóng thương hiệu của doanh nghiệp." (xem dẫn chứng ở Câu chuyện thứ 3: Tậu xế hộp nhờ "net" trong ).

Bằng cách như thế, DN không chỉ tạo được mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng mà còn giảm bớt chi phí cho quảng cáo, từ đó có thể sử dụng tiền vào việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cả phù hợp, luôn đứng vững trong mọi tình thế.

Lời cuối xin kết thúc bằng câu trong bài báo, đây thật sự là 1 phương châm hướng tới thành công cho DN.
"Dẫu trong trả cảnh nào thì phần thắng luôn thuộc về những thương hiệu biết lắng nghe “nhịp đập” của người tiêu dùng, dám đổi mới và luôn biết cách làm nhiều hơn hứa."
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top