Trình duyệt, có thể nói là một trong những công cụ được sử dụng thường xuyên nhất, cho dù trên PC, tablet hay smartphone. Những Chrome, IE hay Firefox là các trình duyệt được dùng để duyệt web, check email, nghe nhạc trực tuyến...



Không tính trên thiết bị di động, Chrome, IE và Firefox rõ ràng là 3 trình duyệt phổ biến nhất. Thế nhưng đâu là trình duyệt đáng dùng nhất (xét về hiệu năng, độ thân thiện...), bài thử nghiệm với 3 trình duyệt Google Chrome 21, Microsoft Internet Explorer 9, và Mozilla Firefox 15 sau đây sẽ cho chúng ta biết kết quả.




Hiệu năng



Trước đây, các trình duyệt không có sự khác biệt gì nhiều về tốc độ tải trang. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều dịch vụ và ứng dụng web được xây dựng phụ thuộc nhiều vào HTML 5 và JavaScript, do đó, các công ty sản xuất trình duyệt phải dành nhiều thời (gian) gian phát triển để đảm bảo trình duyệt của mình hiệu quả hơn trong chuyện render các ứng dụng và dịch vụ mới.



Để thử nghiệm xem các trình duyệt xử lý code HTML5 và JavaScript tốt ở mức độ nào, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Sunspider JavaScript và WebVizBench. Bên cạnh đó, PC trong bài test sẽ được trang bị card đồ họa có thể chuyển đổi (của Nvidia) để xem trình duyệt nào tận dụng được sức mạnh phần cứng tốt hơn.



PC trong bài test là chiếc MTXT Acer Aspire Timeline Ultra M5 dùng chip Core i5 (1,7GHz), RAM 6 GB. Ngoài đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 4000, máy được trang bị card đồ họa rời Nvidia GeForce GT 640M dung lượng VRAM 1 GB.



Trong thử nghiệm WebVizBench HTML5, Chrome và IE 9 cho hiệu năng vượt trội khi chuyển máy sang chế độ dùng card đồ họa rời. Chrome đạt số điểm 5502 với chip đồ họa tích hợp và 5825 với card đồ họa rời của Nvidia. IE 9 về thứ 2 với 4797 điểm với đồ họa tích hợp và 5642 điểm với card đồ họa rời. Firefox về thứ 3 với số điểm lần lượt là 4492 và 5600. Đáng lưu ý là hiệu năng của Chrome khi dùng chip đồ họa tích hợp ngang ngửa với các trình duyệt khác dùng card đồ họa rời.




Thử nghiệm hiệu năng JavaScript bằng Sunspider, Internet Explorer 9 tỏ ra vượt trội hơn nhưng không nhiều so với đối thủ. Trình duyệt của Microsoft hoàn thành benchmark Sunspider trong 200 mili giây, Chrome 21 là 206 mili giây, Firefox hoàn thành trong 214 mili giây.



Kết: Google Chrome. Mặc dù hiệu năng trình duyệt sẽ còn phụ thuộc vào 1 số yếu tố khác nhưng rõ ràng Chrome cho thấy nó là trình duyệt cho hiệu năng cao hơn so với IE và Firefox.



Thân thiện với người dùng



Kể từ khi Google giới thiệu Chrome vào năm 2008, tất cả trình duyệt hiện nay đang hướng tới thiết kế đơn giản, tránh hiện tượng rối rắm gây khó khăn cho người dùng.



Cụ thể, IE 9 được Microsoft thiết kế tối giản với thanh toolbar rất nhỏ và chỉ một ít nút bấm điều khiển trên màn hình. Theo mặc định, thanh địa chỉ và tab trên IE 9 được thiết kế ở cùng hàng, khiến cho người dùng sẽ hơi khó thao tác trong trường hợp họ mở nhiều thẻ cùng một lúc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tùy chỉnh 1 chút để thanh thẻ trình duyệt nằm ở một hàng riêng.




Ở phía xa bên phải thanh công cụ gồm 3 nút bấm là nút trang chủ (home), hiển thị website ưa KẾT (favorites), các cài đặt khác (settings).



IE 9 cũng tỏ ra “tinh tế” khi mà các thông báo không còn “ngắt ngang” trình duyệt như trước. Thay vào đó, chúng hiển thị phía dưới cửa sổ trình duyệt.



Chrome 21, trong khi đó, vẫn thừa hưởng thiết kế bên ngoài của Chrome từ phiên bản đầu tiên vào năm 2008. Trình duyệt này, theo mặc định, không có thanh title. Cũng theo mặc định thì Chrome chỉ hiển thị 3 nút bấm là back (lùi trang), forward (tiến trang) và reload (tải lại trang). Thanh địa chỉ cũng được kết hợp làm thanh gõ từ khóa tìm kiếm (với Google). Biểu tượng cờ-lê ở ngoài cùng bên phải, cùng hàng với thanh địa chỉ, cho phép truy cập vào các cài đặt của trình duyệt.



Màn hình khởi động của Chrome cho phép bạn truy cập nhanh các website mà bạn hay ghé qua, cũng như các ứng dụng web mà bạn cài đặt vào máy qua Chrome Web Store. Khi dùng Chrome để tải về 1 tập tin nào đó, bên dưới trình duyệt sẽ hiển thị 1 thanh thông báo file mà bạn đang tải. Sau khi tải xong, bạn có thể nhấp chuột vào tên file dưới thanh này để mở file mà không nên phải truy cập vào thư mục được dùng để lưu file trên máy.



Trong khi 2 trình duyệt còn lại kết hợp thanh địa chỉ và thanh tìm kiếm vào làm 1, Mozilla lại vẫn tách riêng 2 thanh này trên Firefox. Tuy nhiên, Firefox cũng cho phép bạn tìm kiếm sau khi gõ từ khóa vào thanh địa chỉ.




Một tiện ích trên Firefox là bạn có thể chuyển sang công cụ tìm kiếm khác (như Bing) một cách nhanh chóng. Chrome cũng cung cấp lựa chọn này nhưng bạn phải khá mất công chỉnh trong phần cài đặt. Với IE thì với 1 công cụ tìm kiếm khác (ngoài Bing), bạn sẽ phải cài đặt thêm 1 add-on cho công cụ đó.



Theo mặc định, Firefox cũng không hiển thị thanh menu. Các lựa chọn cài đặt được tích hợp vào 1 menu có màu cam duy nhất ở bên trên góc trái cửa sổ.



Kết: Rõ ràng các trình duyệt không có nhiều khác biệt về giao diện và đều thân thiện với người dùng.



Bảo mật



Các trình duyệt ngày nay đều được trang bị các chức năng bảo mật (an ninh) để bảo vệ người dùng như khóa pop-up, các cuộc tấn công chiếm dụng thông tin cá nhân, khóa cookie bên thứ 3...



IE 9 cung cấp rất nhiều chức năng bảo mật (an ninh) cao cấp. Tuy nhiên, với người dùng phổ thông thì bạn cũng không cần thiết phải tìm hiểu các thiết lập này bởi Microsoft cung cấp các thiết lập bảo mật (an ninh) sẵn, giúp bạn thuận tiện trong chuyện cài đặt.




Khi tải về các tập tin có định dạng lạ, trình download của IE 9 sẽ đưa ra khuyến cáo và xác nhận liệu bạn có thực sự muốn tải tập tin đó về máy không. chức năng Tracking Protection trên trình duyệt này sẽ giúp bạn khóa các cookie mà website ngoài muốn cài vào máy bạn.



Các chế độ bảo mật (an ninh) của Firefox cũng rất đầy đủ. Firefox có thể chặn các trang web lừa đảo, các trang web độc hại khác. Bạn có thể bật chức năng "Don't Track" để chặn cookie của bên thứ ba. Ngoài ra, Firefox 15 sẽ đưa ra thông báo giúp bạn biết một trang web mua sắm hay các website yêu cầu phải nhập các thông tin của các tài khoản ngân hàng, có an toàn hay không qua 1 biểu tượng trên thanh địa chỉ.



Chrome 21 thì được trang bị công nghệ bảo mật (an ninh) cao cấp sandbox. Công nghệ này về cơ bản sẽ giúp bạn cách ly riêng biệt từng website bạn mở nên chủ 1 website nào đó không thể lợi dụng để truy cập các thông tin của bạn trên site khác, cũng như trên PC.



Chrome được tích hợp chặt với nhiều dịch vụ khác của Google. Do đó, nó sử dụng các dịch vụ của Google để tự động hoàn thành các truy vấn tìm kiếm, gợi ý website mà bạn muốn truy cập phụ thuộc vào lịch sử duyệt web trước đó. Nếu lo ngại về cách thức khai thác này của Google, có thể bạn sẽ phải tìm hiểu kĩ hơn về các chính sách bảo mật (an ninh) và người dùng của Google để có những điều chỉnh phù hợp.

Kết:



Công nghệ sandbox của Google có thể nói là rất lý tưởng trong chuyện bảo vệ người dùng khỏi các nguy cơ bị tấn công vốn ngày càng tăng trên mạng toàn cầu.



Google Chrome tỏ ra vượt trội ở nhiều điểm so với các đối thủ. Bên cạnh đó, giao diện đơn giản, dễ dùng, bảo mật (an ninh) tốt khiến Chrome ngày càng "ghi điểm" trong mắt người dùng. Nếu phải chọn chỉ 1 trình duyệt, Chrome là lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên, cả 3 trình duyệt đều được cung cấp miễn phí, do đó, bạn nên thử dùng qua từng sản phẩm một để chọn ra một trình duyệt phù hợp nhất với mình.



Tham khảo: PCWorld
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top