caokeu

New Member
Hiện nay, cách sao lưu máy tính thông dụng nhất là dùng các phần mềm như
Norton Ghost
, Acronis True Image,… để tạo file ảnh phân vùng chứa hệ điều hành. Cách này tuy có ưu điểm là tốc độ khá, cách làm dễ dàng, có thể khôi phục ngoài DOS khi không vào được windows nhưng cũng có nhược điểm như sẽ mất toàn bộ dữ liệu cũ và nhược điểm lớn nhất là file sao lưu có dung lượng lên đến vài GB.
Hiện nay đang nổi lên một cách sao lưu mới với nhiều ưu điểm như tốc độ sao lưu và khôi phục cực nhanh (vài giây), file sao lưu nhỏ, có thể sao lưu định kì, tạo nhiều điểm sao lưu… Đi đầu chính là Rollback Rx Pro. Và Eaz Fix (EF) cũng như vậy, mang đầy đủ ưu điểm của Rollback Rx Pro nhưng có một ưu điểm vượt trội, đó là bạn có thể khôi phục ngay cả khi không thể vào được hệ điều hành! EF làm việc theo cách chạy nền và ghi nhận những sự khác biệt của hệ điều hành hiện tại với bản sao lưu để tránh trùng lập. Nhờ vậy, EF có thể giảm thiểu dung lượng của snapshot và sao lưu, phục hồi với tốc độ chỉ vài giây.

CÀI ĐẶT:
- Sau khi tải về bạn giải nén ra, vào thư mục Setup rồi chạy file Setup.exe để tiến hành cài đặt. Để quá trình cài đặt suôn sẻ, bạn hãy chọn kiểu cài đặt là Default rồi bấm Next.
- Khi cài đặt, EF sẽ yêu cầu bạn điền Product ID, bạn hãy bấm nút Demo để chương trình tự điền vào.

- Sau khi đã cài đặt xong, bạn hãy tiếp tục thực hiện theo tập tin Huong dan.txt rồi khởi động lại máy tính để hoàn tất.
SỬ DỤNG: bạn vào Start > Programs > EAZ-Fix >
Application
Console để khởi động vào giao diện chính. Lần đầu khởi động sẽ có cửa sổ thiết lập hiện lên, bạn cứ chọn Recommended program settings rồi bấm Next > Finish.

1/ Sao lưu: các bản sao lưu trong trong EF còn được gọi là snapshot.
- Để tạo một snapshot, bạn vào mục Take Snapshot ở khung bên trái, tiếp tục điền tên snapshot vào Snapshot name, điền miêu tả vào Description. Nếu bạn muốn ngăn snapshot này không bị ai đó xóa đi, bạn hãy đánh dấu vào Lock the snapshot to prevent it from deletion, các snapshot này sẽ có thuộc tính Locked (thay vì Unlocked). Cuối cùng bấm Next, bản sao lưu sẽ được tạo ra ngay lập tức.

- Tất cả các snapshot đều được lưu và quản lý tại mục Snapshot History. Tại đây bạn có thể chuyển đổi giữa hai trạng thái Locked và Unlocked, đổi tên (Rename), xóa (Delete) các snapshot thông qua menu chuột phải



2/ Phục hồi: bạn có 2 cách để phục hồi máy tính về một snapshot nào đó:
- Phục hồi trong
Windows
: bạn hãy vào mục Rollback System, chọn bản sao lưu, bạn còn có 2 lựa chọn:
+ Take a snapshot of the current PC: tạo một snapshot của tình trạng hiện tại trước khi phục hồi. Lựa chọn này sẽ giúp bạn dễ dàng
quay
lại tình trạng cũ nếu quá trình phục hồi không như ý muốn.

+ Nút Exclusion: với chức năng này, bạn có thể chọn những tập tin, thư mục không cần phục hồi để tránh mất đi dữ liệu đang dùng. Tại cửa sổ hiện ra, bạn đánh dấu vào Select
files
or folders to exclude from rollback, chọn tập tin, thư mục ở bên dưới rồi bấm Add. Các tập tin bị loại trừ khỏi việc phục hồi sẽ vào danh sách ở bên trái.

+ Cuối cùng bạn bấm Next > Restart để khởi động lại máy là đã phục hồi xong.
- Phục hồi khi không vào được windows: khi khởi động máy tính, bạn sẽ thấy có một biểu tượng của EF xuất hiện trước màn hình progress của Windows. Logo này xuất hiện khoảng 3 giây, trong 3 giây đó bạn hãy bấm phím Home để vào màn hình cứu hộ của EF. Tiếp tục chọn Rollback system > chọn một snapshot rồi bấm Next để phục hồi.

3/ Phục hồi tập tin trong bản sao lưu: nếu bạn lỡ làm mất một tập tin nào đó trong phân vùng chứa hệ điều hành thì bạn hoàn toàn có thể phục hồi chúng từ các snapshot của EF.
- Đầu tiên bạn vào mục Recover files rồi điền vào khung nội dung của tập tin liên quan đến một trong 3 mục I know file name (tên của tập tin), I know the
file type
(định dạng) hay I know the file location (thư mục chứa tập tin này) rồi bấm Next. Bạn tiếp tục chọn một snapshot rồi bấm Next để EF dò tìm, khi đã tìm ra thì bạn bấm chuột phải vào rồi chọn Recover.

- Ngoài ra, ở bước đầu tiên bạn có thể chọn I want to explore snapshot as virtual drives and files to recover để EF tạo một ổ đĩa ảo từ snapshot để dễ dàng tìm tập tin cần phục hồi hơn. Tiếp theo bạn bấm Next > chọn snapshot > Next > Open Virtual Drives để mở đĩa ảo này lên. Khi đã xem dữ liệu trong ổ đĩa ảo này xong bạn trở lại giao diện EF bấm vào Dismiss Virtual Drive để tắt nó đi.
4/ Tạo bản sao lưu trên CD để phục hồi trên mọi máy: với chức năng này, bạn có thể ghi một bản sao lưu nào đó vào đĩa CD, DVD để dùng để phục hồi hay cài hệ điều hành cho máy khác. Lưu ý là file sao lưu này có dung lượng khá lớn (bằng file ghost) và chỉ có thể dùng trên máy không có cài EF.
- Đầu tiên, bạn vào mục Backup
Snapshots
ở bên trái, tiếp tục bấm vào Backup snapshots. Trong cửa sổ hiện ra bạn bấm vào Next, chọn một snapshot > Next > chọn nơi lưu file ảnh > Next.

- Tại bước tiếp theo, bạn phải chọn hình thức nén là Do not Compress – không nén hay Compress – nén nhỏ lại, sẽ tốn thời gian hơn. Tại phần Backup file size bạn chọn Automatic để không cắt file hay Fixed sixe để cắt file ảnh thành dung lượng tương ứng cho CD, DVD… Cuối cùng bạn bấm Next để quá trình tạo bắt đầu. Tập tin ảnh sẽ có tên dạng image.ebi.

- Tiếp theo, bạn cần tạo một đĩa CD có thể khởi động được bằng phần mềm Bart’s PE Builder ( ). Dùng nó để tạo một
file iso
với plugin Snapshot
Restore
(bạn có thể tim plugin này trong thư mục Support của bộ cài đặt EF). Cuối cùng bạn ghi file iso này ra đĩa, và ghi kèm cả file ảnh dùng để khôi phục hệ điều hành vào đĩa CD này. Nếu không biết cách sử dụng PE Builder, tại giao diện EF bạn hãy vào mục Back up snapshot > How to restore from a snapshot backup để xem hướng dẫn.

- Để phục hồi từ đĩa CD này, bạn hãy khởi động nó rồi chọn file ảnh sao lưu > bấm Next > Chọn phân vùng cần khôi phục > bấm Next để tiến hành. Bạn cần chọn chính xác phân vùng cần phục hồi, nếu không tất cả dữ liệu ở phân vùng đó sẽ mất.



5/ Gỡ cài đặt EF: khi gỡ cài đặt, EF sẽ cho phép bạn chọn quay về một trong các snapshot nào đó rồi mới tiến hành gỡ bỏ, bạn hãy chọn một snapshot, đánh dấu chọn vào I understand rồi bấm Restart. Nếu muốn giữ tình trạng máy hiện tại thì bạn chọn Current System rồi bấm Restart.

Lưu ý khi dùng EF:
- Sau khi cài, EF sẽ tắt System Restore trong máy tính.
- Thỉnh thoảng bạn hãy vào mục Defrag Snapshot >
Defragment
> Next để giải phân mảnh các snapshot. Điều này sẽ giảm dung lượng chiếm dụng ổ cứng và giúp máy bạn chạy nhanh hơn.

- EF còn có các chức năng hay khác như hẹn giờ tự động tạo snapshot, tự động phục hồi, tạo mật khẩu,… bạn có thể tự tìm hiểu hay tham khảo thêm trong file hướng dẫn của chương trình.






Link Download:


Hướng dẫn tải:
các bạn bấm vào link tải. Sau đó đợi mấy giây rồi nhìn góc bên phải, phía trên cùng,click vào
để vào trang tải. Sau đó thì bạn bấm vào Regular Download, nếu không thì bạn bấm vào High Speed Download đây là tài khoản trả phí. Chúc các bạn thành công!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top