daigia721

New Member
Cấu tạo sừng tê giác không khác gì sừng trâu hay móng tay con người. Hãy nói không với việc mua bán và tiêu thụ sừng tê giác để ngăn chặn việc giết hại tê giác.

5% dân số Việt Nam sử dụng sừng tê giác?

Vào tháng 9/2013, tổ chức TRAFFIC/WWF (mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán thực vật, động vật hoang dã) công bố báo cáo về nghiên cứu tiêu dùng đối với sừng tê giác tại Việt Nam do tổ chức TRAFFIC phối hợp với Ipsos Marketing thực hiện, kèm theo đó là bản giới thiệu tóm tắt với tiêu đề “Người tiêu dùng tê giác, họ là ai?”. Theo báo cáo, hiện tại Việt Nam có tới 5% dân số sử dụng sừng tê giác; 16% người được hỏi có ý định sử dụng sừng tê giác và sắp tới số người sử dụng sẽ tăng lên gấp 4 lần nữa. Báo cáo cũng đưa ra con số 41% người mua, sử dụng hay mua cho gia đình; 16% muốn mua để biếu “sếp” hay đồng nghiệp…


Nhiều người Việt Nam coi sừng tê giác như một món hàng xa xỉ, thể hiện đẳng cấp.

95% tê giác trên thế giới đã biến mất trong 40 năm qua


Tất cả chủng loài tê giác đều đang bị đe dọa nghiêm trọng, ngoại trừ tê giác trắng miền Nam đã được phục hồi từ những năm 1960, từ 50 lên đến 200.000 cá thể. Sự biến mất đột ngột của loài tê giác Phi Châu trên khắp mọi nơi ngoài biên giới Nam Phi đã được chặn lại bởi những hành động mạnh mẽ dựa trên Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES: Convention of the International Trade of Flora and Fauna). Công ước CITES cũng đã dẫn đến việc xử phạt kinh tế dưới thời chính quyền Clinton đối với Đài Loan và việc cấm buôn bán sừng tê trong nước (lệnh cấm quốc tế đã được đặt ra từ 1975) tại Trung Quốc, Hồng-Kông và Đài Loan.
Quá trình này bao gồm việc bắt giữ các cá nhân kinh doanh sừng tê giác, tiêu hủy công khai sừng tê tại Trung Quốc và vô số các hoạt động công khai khác liên quan đến việc xử phạt tại Đài Loan. Trong khoảng những năm từ 1994 - 2008, số lượng tê giác đen và tê giác trắng miền Nam đều tăng lên ổn định.
Từ năm 2008, nạn săn bắn trái phép bắt đầu gia tăng. Tính đến năm vừa qua, cả thế giới đã phải chứng kiến mức độ săn bắn trái phép kỷ lục tại Nam Phi và Zimbabwe với thị trường tiêu thụ chính là Việt Nam và Trung Quốc. Nội trong năm 2012, 668 cá thể tê giác đã bị giết để lấy sừng tại Nam Phi; tính đến đầu tháng 11 năm 2013, trên 860 cá thể đã bị giết.
Tại thời điểm này, việc săn bắn tê giác hợp pháp tại Nam Phi đã có sự nhúng tay của các băng nhóm tội phạm Việt Nam. Một lượng lớn "chiến lợi phẩm" sừng tê từ Nam Phi bị tuồn sang Việt Nam một cách bất thường. Lượng sừng tê này được sử dụng để thỏa mãn thị thường tiêu thụ mới nổi tại Việt Nam. Thêm vào đó, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại Nam Phi cũng làm gia tăng thêm mối quan ngại về việc buôn lậu sừng tê sang nước này.
Trong khi hàng chục triệu đô-la được chi ra mỗi năm để nghiên cứu và bảo vệ tê giác trong tự nhiên, nhưng kể từ khi các biện pháp can thiệp được thực thi vào năm 1993 chỉ có vài trăm nghìn đô-la được sử dụng để giải quyết vấn đề gốc đã thúc đẩy việc săn bắn phi pháp chính là nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác.Hãy nói không với việc mua bán và tiêu thụ sừng tê giác để ngăn chặn việc giết hại tê giác.


Chiến dịch quảng cáo vì cộng đồng của Ket-noi:
+ Đưa quảng cáo của các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ tới hàng Trăm ngàn lượt khách mỗi ngày hoàn toàn miễn phí
+ Đăng đăng thông điệp vì cộng đồng của bạn tại Thị trường, Mua bán và liên hệ với chúng tôi

BQT Ketnooi kết nối công dân điện tử
 

Quân Bảo

New Member
Hãy nói không với việc mua bán và tiêu thụ sừng tê giác để ngăn chặn việc giết hại tê giác. bài viết hữu ích quá ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top