Twiford

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN). Phân tích thực trạng nhân lực KH&CN ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong thời điểm hiện nay. Đánh giá những tác động của chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN thích hợp trong đó chú trọng việc xác định các ngành nghề mũi nhọn, các ngành nghề cần ưu tiên trước mắt, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chính sách
Thuật ngữ chính sách được hiểu là: “Chủ trương và các biện pháp của
một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” ([22],
t.368). Ở đây, chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của chủ trương và
các biện pháp của các tổ chức chính trị hay tổ chức Nhà nước (Chính phủ)
trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Bên cạnh cách hiểu theo trên, thuật ngữ
chính sách còn có thể hiểu theo nghĩa rộng là: “Sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra” ([18], t.173). Thuật ngữ này không chỉ bao hàm những
chính sách, biện pháp cụ thể mà còn bao hàm các chủ trương lớn, đường lối
hay phương hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ
ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế.
1.1.2. Khái niệm phát triển
“Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên” ([22],
t.1321) hay có thể hiểu theo cách khác là: “Biến đổi hay làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” ([18], t.759).
Hầu hết các quốc gia ngày nay đều quan tâm đến phát triển. Các nước
kém phát triển, cùng kiệt và trì trệ hàng thế kỷ, nay đã vùng lên đấu tranh chống
lại cùng kiệt đói, bệnh tật, dốt nát và ách thống trị của những nước hùng mạnh
hơn. Còn các quốc gia tiên tiến thì không ngừng chăm lo đến sự tăng trưởng
nhanh và mạnh. Không phân biệt giàu nghèo, tiên tiến hay không tiên tiến,
khẩu hiệu chung cho sự kỳ vọng của các quốc gia trên thế giới hiện nay là
phát triển, tuy có sự khác nhau về nội dung ở từng nhóm nước khác nhau. Đối
với một số nước thì phát triển có nghĩa là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong khi đó một số nước lại cho rằng phát triển là việc giành được độc lập
của quốc gia về chính trị và kinh tế. Một số nước khác hiểu phát triển như các
cơ hội giáo dục, xây dựng các đê điều, các tòa nhà chọc trời, v.v… 1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực xã hội là lực lượng lao động (human labor), những năng
lực về thể chất và trí tuệ để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho kinh doanh hay
còn có cách định nghĩa khác, là toàn bộ số lượng người có thể làm việc khi cần
thiết.
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng (lao động)
của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được
chuẩn bị ở mức độ nào đó có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước (hay một vùng, một địa phương cụ thể). Với cách
tiếp cận này, nguồn nhân lực như một bộ phận cấu thành các nguồn lực của
quốc gia như nguồn lực vật chất (trừ con người), nguồn lực tài chính, nguồn
lực trí tuệ (chất xám)… Những nguồn lực này có thể được huy động một cách
tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn nhân lực xã hội được nghiên cứu trên góc độ số lượng và chất
lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy
mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên
cứu trên các khía cạnh về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, năng lực phẩm chất…
Nguồn nhân lực của xã hội thể hiện tiềm năng của một quốc gia về con
người, kể cả những người hiện tại chưa có việc làm, thất nghiệp và trẻ em
trong các trường học.
Nguồn nhân lực của tổ chức là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực
xã hội, bao gồm tất cả những ai làm việc cho tổ chức hay những người chờ
đợi để làm việc cho tổ chức (nguồn dự trữ).
Nguồn nhân lực của mỗi tổ chức có những đòi hỏi, yêu cầu riêng tùy
theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc của tổ chức đó. Đây chính là lý
do vì sao mỗi tổ chức phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, tạo nguồn nhân
lực cho chính mình một cách hợp lý. Mặt khác, khi nguồn nhân lực xã hội có
thể đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, thì tổ chức có thể sử dụng chúng. Cạnh

tranh để có được nguồn nhân lực xã hội phù hợp với yêu cầu của tổ chức là xu
thế chung của thế giới trong nhiều năm qua và tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh
trong thời gian tới, dưới nhiều dạng khác nhau như: cạnh tranh nhân tài, cạnh
tranh lao động có tay nghề cao, cạnh tranh lao động có chi phí rẻ,…([21], t.1).
1.2. Nhân lực khoa học và công nghệ
1.2.1. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ
Theo nghĩa rộng, nhân lực khoa học và công nghệ bao gồm những người
sở hữu trí thức, những người này tham gia trực tiếp trong việc nghiên cứu và
phát triển khoa học cơ bản, công nghệ ứng dụng. Hàm lượng trí thức tích lũy
trong nhân lực KH&CN có thể được thông qua đào tạo chính thức hay thông
qua tích lũy kinh nghiệm và các công việc liên quan đến đổi mới.
Có 2 cách tiếp cận phổ biến về nhân lực khoa học và công nghệ:
Thứ nhất, nhân lực KH&CN được mô tả trong cuốn sổ tay của OECD
năm 1995 với tên gọi “OECD’s Canberra Manual” và đã được sử dụng phổ
biến trong các quốc gia cũng như các tài liệu nghiên cứu. Theo đó, nhân lực
KH&CN gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây
(OECD, 1995: 49):
- Đã tốt nghiệp đại học hay cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN;
- Tuy chưa đạt được điều kiện nêu trên, nhưng làm việc trong một lĩnh
vực KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tương đương.
Thứ hai, theo UNECO thì nhân lực KH&CN được xác định như
“…tổng số những người tham gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN và các
dịch vụ KH&CN trong một tổ chức hay một đơn vị. Nhóm này gồm cả
những nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực hỗ trợ …”.
Theo quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ có 05 lực lượng làm
khoa học và công nghệ:
- Nhân lực KH&CN làm quản lý KH&CN.
- Nhân lực KH&CN làm việc trong các tổ chức KH&CN: các viện
nghiên cứu, trường đại học, trung tâm nghiên cứu KH&CN

- Nhân lực KH&CN tại các doanh nghiệp.
- Nhân lực KH&CN trong xã hội: là những người dân có sáng kiến cải
tiến, có lòng yêu KH&CN và tìm các biện pháp áp dụng khoa học và kỹ thuật
vào đời sống.
- Nhân lực KH&CN là người Việt Nam đang công tác, sinh sống tại
nước ngoài.
Thuật ngữ “nhân lực KH&CN” hàm chỉ đội ngũ lao động có trình độ
tay nghề trở lên. Thuật ngữ này đôi khi tương đồng với thuật ngữ nhân lực
KH&CN (scientific and technological manpower hay personnel). Tuy nhiên,
có trường hợp quan niệm không tương đồng bởi có người quan niệm nhân lực
KH&CN bao gồm đội ngũ có tay nghề hay trình độ đang hoạt động trong nền
kinh tế. Còn nguồn nhân lực KH&CN thì còn có thêm lực lượng tiềm năng về
tay nghề/trình độ (UNESCO). Trong khi đó, OECD coi nguồn nhân lực
KH&CN tương đồng với nhân lực KH&CN và bao gồm cả lực lượng hiện
đang hoạt động cũng như ở dạng tiềm năng.
- Theo UNESCO, nhân lực KH&CN là “những người trực tiếp tham
gia vào hoạt động KH&CN trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay
thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật
viên và nhân lực phù trợ…”. Hoạt động KH&CN, theo UNESCO, là những
hoạt động có tính chất hệ thống và liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, phát
triển, phổ biến, áp dụng kiến thức KH&CN trong mọi lĩnh vực KH&CN. Hoạt
động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu triển khai, giáo dục và đào tạo
KH&CN và các dịch vụ KH&CN. Dịch vụ KH&CN bao gồm các hoạt động
KH&CN của thư viện và bảo tàng, dịch và hiệu đính tài liệu KH&CN; điều
tra, thăm dò, thu thập số liệu về các hiện tượng kinh tế xã hội; tiêu chuẩn, chất
lượng, dịch vụ tư vấn và lấy ý kiến khách hàng, các hoạt động patent và bản
quyền của các cơ quan công cộng.
Khái niệm về nhân lực KH&CN của UNESCO không bao hàm đội ngũ
KH&CN dạng tiềm năng. Vì vậy, ngoài nhân lực KH&CN theo định nghĩa



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lamquen211

New Member
Mình không tải được tài liệu, bạn nào giúp mình được không ạ, Mình đang làm khóa luận rất mong giúp đỡ.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Câu hỏi ôn tập Hoạch định và phát triển chính sách công Luận văn Kinh tế 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam Văn hóa, Xã hội 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
R Khu chế xuất: Bài học kinh nghiệmtừ một số nước và chính sách phát triển của Việt Nam Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top