chaulac_nam

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ục các bảng
Phần mở đầu......................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...............................................................10
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................18
5. Mẫu khảo sát .............................................................................................19
6. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................19
7. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................19
8. Các luận cứ chứng minh giả thuyết ..........................................................20
9. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................20
10. Nội dung và cấu trúc luận văn ................................................................21
Chƣơng I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tuyển/xét chọn
tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nƣớc.........................22
1.1 Hệ thống khái niệm có liên quan ............................................................22
1.1.1 Khái niệm “Nghiên cứu khoa học ” ..............................................22
1.1.2 Khái niệm “Hoạt động KH&CN” .................................................25
1.1.3 Khái niệm “Nhiệm vụ KH&CN" ..................................................26
1.1.4 Khái niệm "Đề tài/Dự án" .............................................................26
1.1.5 Khái niệm "Chương trình KH&CN".............................................28
1.1.6 Khái niệm "Tuyển chọn" và "xét chọn" tổ chức, cá nhân chủ
trì ĐT/DA cấp nhà nước................................................................29
1.1.7 Hợp tác và cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học........................29
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và quản lý các nhiệm vụ
KH&CN..................................................................................................31
1.2.1 Tại Hoa Kỳ ....................................................................................31
1.2.2 Tại Cộng hòa liên bang Nga..........................................................37
1.2.3 Tại Australia và NewZealand........................................................37
1.2.4. Kinh nghiệm thế giới trong việc xét chọn và đánh giá nhiệm
vụ KH&CN - Cộng hòa liên bang Đức .........................................39
1.3 Tuyển/xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA cấp
nhà nước - cơ chế tạo ra sự bình đẳng trong nghiên cứu khoa học........46
Chƣơng II. Nhận diện những vấn đề bất cập trong công tác tuyển/xét
chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA thuộc các chƣơng trình
trọng điểm cấp nhà nƣớc, trên cơ sở phân tích thực trạng từ năm 2001
đến nay .......................................................................................................48
2.1 Quy trình chung của việc tuyển/xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì
nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình trọng điểm cấp nhà nước...48
2.2 Vấn đề bất cập trong việc xác định nhiệm vụ KH&CN (xây dựng
đầu bài) để công bố tuyển/xét chọn.......................................................53
2.3 Vấn đề bất cập trong quy định thời gian để tổ chức, cá nhân chuẩn
bị và xây dựng thuyết minh nghiên cứu, hồ sơ đăng ký tuyển/xét
chọn .......................................................................................................68
2.4 Vấn đề bất cập trong việc thành lập Hội đồng và lựa chọn chuyên
gia để xem xét, đánh giá hồ sơ tuyển/xét chọn .....................................75
2.5 Vấn đề bất cập trong việc đánh giá thuyết minh nghiên cứu và hồ
sơ đăng ký tuyển/xét chọn.....................................................................83
2.5.1 Tiêu chí đánh giá Hồ sơ và Thuyết minh nghiên cứu..................83
2.5.2 Lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA cấp nhà
nước ...............................................................................................92
Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển/xét chọn tổ chức và
cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA cấp nhà nƣớc ..........................................102
3.1 Đổi mới cách xác định nhiệm vụ KH&CN (xây dựng đầu
bài) để công bố tuyển/xét chọn..............................................................102
3.2 Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác tuyển/xét chọn........104
3.3 Đổi mới tiêu chí thành lập Hội đồng cũng như lựa chọn chuyên gia
để xem xét đánh giá Hồ sơ tuyển/xét chọn............................................105
3.4 Đổi mới tiêu chí đánh giá Thuyết minh đề cương nghiên cứu và hồ
sơ đăng ký tuyển/xét chọn .....................................................................106
Kết luận .................................................................................................................108
Tài liệu tham khảo ................................................................................................109
Phụ lục...................................................................................................................113
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia trong bối cảnh
cạnh tranh toàn cầu hóa. Bài học phát triển đất nước dựa trên nền tảng
KH&CN của Nhật Bản trong những năm 80 của thế kỷ trước, Hàn Quốc, Đài
Loan trong những năm 90 và Trung Quốc trong những năm gần đây đã và
đang trở nên quý giá cho nhiều nước đang phát triển. Ở nước ta, Đảng và Nhà
nước luôn luôn coi trọng việc phát triển KH&CN. Trong quá trình dựng nước
và giữ nước KH&CN luôn luôn được coi là “then chốt” và quốc sách hàng
đầu. Nghị quyết mới nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Nghị quyết
số 20-NQ/TW) đã định quan điểm, tầm quan trọng và định hướng phát triển
KH&CN của nước ta trong thời gian tới như sau: “phát triển và ứng dụng
KH&CN là quốc sách hàng đầu, một trong những động lực quan trọng nhất để
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên
tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự
lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của
đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của
sự nghiệp phát triển KH&CN. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ
chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế
hoạch phát triển KH&CN; cách đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách
cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” [18].
Với chức năng quản lý nhà nước về KH&CN, Bộ Khoa học và Công
nghệ đã nỗ lực không ngừng đổi mới và ban hành nhiều chủ trương chính
sách để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, những chính sách mở đã tạo
được môi trường thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN, công tác đổi mới quản
lý KH&CN luôn được Bộ KH&CN coi là trọng tâm hàng đầu. Ngay từ khi
Luật KH&CN năm 2000 có hiệu lực, công tác quản lý KH&CN đã có nhiều
thay đổi. Một trong những đổi mới quan trọng là việc xây dựng nhiệm vụ
KH&CN và quy trình giao nhiệm vụ cho các tổ chức và cá nhân chủ trì thực
hiện với nhiều cải tiến hơn so với cách thực hiện trước đây. Kể từ đó đến nay
công tác quản lý KH&CN được đổi mới liên tục qua nhiều giai đoạn. Trong
giai đoạn 2011-2015 thực hiện phương hướng mục tiêu nhiệm vụ 05 năm tại
Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
KH&CN tiếp tục đổi mới toàn diện cơ chế quản lý hoạt động KH&CN trong
đó đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt
động khoa học và công nghệ, tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính
sách, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ để huy
động tối đa các nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ [26].
Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước (VPCT) là một
đơn vị thuộc Bộ KH&CN. Hoạt động chính của VPCT là thực hiện quản lý
các ĐT/DA thuộc các chương trình trọng điểm cấp nhà nước (gọi tắt là
Chương trình). Một trong những hoạt động quan trọng của VPCT là tổ chức
việc xác định ĐT/DA hàng năm và tuyển/xét chọn các tổ chức, cá nhân có đủ
năng lực chủ trì thực hiện ĐT/DA thuộc các CT.
Quy trình tuyển/xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN được áp dụng từ năm 2001. Kế thừa kinh nghiệm của nước ngoài,
quy trình tuyển/xét chọn được coi là một trong những công cụ tiên tiến nhằm
tạo ra cơ chế bình đẳng, minh bạch và mang tính cạnh tranh cao trong nghiên
cứu khoa học, thay thế cho quy trình bổ nhiệm các chủ nhiệm ĐT/DA theo đề
xuất đã được áp dụng trước đó. Trong những năm đầu khi thực hiện quy trình
này, do lần đầu được áp dụng nên quy trình này không tránh khỏi có những
vấn đề bất cập, Bộ KH&CN đã chủ động rút kinh nghiệm bổ sung, sửa đổi
cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Đến nay quy trình này đã được thay đổi bốn (04) lần. Việc áp dụng quy trình tuyển/xét chọn đã có
những thay đổi tích cực trong công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN, cơ hội
để được chủ trì các nhiệm vụ KH&CN đặc biệt là các ĐT/DA cấp nhà nước
trở nên rộng rãi hơn cho các nhà khoa học đặc biệt là cho một số nhà khoa
học trẻ có năng lực. Tình trạng độc quyền, “cây đa, cây đề” trong việc thực
hiện các nhiệm vụ KH&CN được hạn chế một cách cơ bản.
Mục tiêu chính của việc tuyển/xét chọn là lựa chọn được tổ chức và cá
nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm chủ trì ĐT/DA, đảm bảo thực hiện thành
công theo đề cương đề xuất đã được xem xét, đánh giá và phê duyệt. Tuy
nhiên, trên thực tế việc thực hiện các ĐT/DA còn có rất nhiều vấn đề bất cập,
nhiều ĐT/DA phải điều chỉnh tiến độ, thậm chí không ít ĐT/DA phải điều
chỉnh sản phẩm tạo ra do không đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp giữa chủ
nhiệm và cơ quan chủ trì có nhiều trục trặc dẫn đến một số ĐT/DA phải dừng
thực hiện do sự phối hợp không tốt; khó triển khai kết quả nghiên cứu vào sản
xuất, đời sống…
Những bất cập nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Xem xét và
đánh giá kỹ có thể thấy một trong những nguyên nhân phát sinh từ quy trình
tuyển/xét chọn. Mặc dù đã được cải tiến qua từng giai đoạn nhưng công tác
tuyển/xét chọn vẫn tồn tại những vấn đề bất cập như: việc xác định nhiệm vụ
để công bố tuyển/xét chọn chưa hợp lý; thời gian dành tổ chức, cá nhân chuẩn
bị và xây dựng hồ sơ đăng ký tham gia tuyển/xét chọn chưa đủ; vấn đề bất
cập trong thành lập Hội đồng (HĐ), lựa chọn chuyên gia xem xét đánh giá hồ
sơ tuyển/xét chọn lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì ĐT/DA cấp nhà nước; vấn
đề bất cập trong xây dựng tiêu chí đánh giá thuyết minh nghiên cứu, hồ sơ
tuyển/xét chọn ĐT/DA cấp nhà nước…
Là đơn vị trực tiếp thực hiện quy trình tuyển/xét chọn tổ chức, cá nhân
chủ trì ĐT/DA, đồng thời theo dõi quản lý việc tổ chức thực hiện ĐT/DA nên
Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước đánh giá được kết quả
của công tác tuyển/xét chọn các ĐT/DA cấp nhà nước. Với mong muốn được

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản Văn hóa, Xã hội 1
H Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN t Kinh tế quốc tế 0
H Nhận diện những yếu tố cản trở việc nghiên cứu và triển khai tại Tập đoàn điện lực Việt Nam Kinh tế quốc tế 0
L Nhận diện những rào cản trong việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kinh tế quốc tế 0
N Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ các làng nghề ở Tỉnh Nam Định ( nghiên cứu trường hợ Kinh tế quốc tế 0
J Nhận diện những rào cản hạn chế khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các kết quả nghiên cứu khoa học Kinh tế quốc tế 0
O Nhận diện những biểu hiện văn hóa quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ Kinh tế quốc tế 0
D Nhận diện những rào cản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai Luận văn Kinh tế 0
D Tổng quan về ứng dụng sinh học phân tử trong nhận diện thảo dược Y dược 0
D Nhận diện các thời cơ sản xuất sạch hơn trong ngành trồng lúa tỉnh Đồng Tháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top