Jen_lovely

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 10
1.1 Một số khái niệm cơ bản về chính sách và Công nghệ thông tin .... 10
1.2. Các tiêu chí xác định xã thuộc vùng sâu, vùng xa ........................... 14
1.3. Mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào vùng sâu, vùng xa 17
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA....................................................... 22
2.1. Hiện trạng sử dụng và nhận thức về công nghệ thông tin của ngƣời
dân ............................................................................................................... 22
2.1.1. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính........................................................ 22
2.1.2 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet................................................. 23
2.2. Hiện trạng tin học hóa quản lý hành chính của các xã vùng sâu,
vùng xa ........................................................................................................ 25
2.3. Hiện trạng kết nối Internet của các xã vùng sâu, vùng xa.............. 28
2.4. Hiện trạng Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế của các xã
vùng sâu, vùng xa....................................................................................... 30
2.4.1. Mức độ sử dụng máy tính cho công việc hành chính của cán bộ
xã............................................................................................................... 30
2.4.2 Mức độ sử dụng các ứng dụng Internet trong công việc.............. 32
2.5. Hiện trạng chính sách thúc đẩy ứng công nghệ thông tin tại các xã
vùng sâu, vùng xa....................................................................................... 35
2.5.1. Các văn bản của Đảng................................................................... 35
2.5.2. Các văn bản của Chính phủ.......................................................... 36
2.5.3. Các văn bản cấp bộ, ngành ........................................................... 37
2.5.4. Các Chương trình, dự án cấp quốc gia ........................................ 37 2.5.5. Một số chỉ tiêu đến 2015 và 2020 về ứng dụng Công nghệ thông
tin .............................................................................................................. 40
2.5.6. Nhận xét chung.............................................................................. 41
2.6. Chính sách của một số nƣớc về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông
tin tại các vùng xa....................................................................................... 45
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 53
PHÂN TÍCH BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA
......................................................................................................................... 53
3.1. Phân tích những bất cập của chính sách .......................................... 53
3.2. Thách thức khi đề xuất giải pháp...................................................... 58
3.3. Đề xuất các giải pháp chính sách....................................................... 60
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ................................................................... 67
1. Kết luận................................................................................................... 67
2. Khuyến nghị............................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC....................................................................................................... 73 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:
Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin tại các xã
vùng sâu, vùng xa
2. Lý do chọn đề tài:
Nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế, nâng cao tri thức, văn hóa cũng như chất
lượng cuộc sống cho người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, Nhà nước đã có
nhiều văn bản chính sách, các chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội tại các xã vùng sâu, vùng xa [1]. Gần đây, Nhà nước cũng đã ban
hành Chương trình 135 nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản
xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc
biệt khó khăn[2]. Tuy nhiên, khi phân tích các bộ phận nội dung của Chương trình
135, ta thấy một phương tiện rất hữu ích để phục vụ mục tiêu của Chương trình đó
là Công nghệ Thông tin, thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Về lĩnh vực Công nghệ thông tin, đến nay, trong các văn bản của Đảng[3],
vai trò của Công nghệ thông tin trong xây dưṇ g hê ̣thống kết cấu ha ̣tầng đồng
bô ̣ quốc gia cũng đã được xác định rõ ràng. Chỉ thị 58-CT/TW đã nêu: “Công
nghê ̣thông tin (CNTT) là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia,
vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật, vừa là ngành hạ tầng mềm phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền số”.
Như vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được thể chế hóa, nhằm
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh
tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả
cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón
đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm 2006 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình tạo
hành lang pháp lý thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin ở nước ta, đó là sự
ra đời của Luật Công nghệ thông tin[4].
Tiếp theo, những năm gần đây, việc triển khai ứng dụng CNTT được
Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhiều chương trình, đề án
quan trọng về thông tin và truyền thông cũng được triển khai, nhằm mục tiêu
sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT&TT, đồng thời đưa thông
tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2011-
2015[5]. Trong các Đề án và chương trình này, việc phát triển CNTT trên
phạm vi cả nước và đẩy mạnh phát triển các ứng dụng CNTT là những mục
tiêu đặc biệt quan trọng.
Các xã vùng sâu vùng xa trong luận văn này được xác định dựa trên
văn bản của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi[6], gồm 05 tiêu chí sau: (i) Điều
kiện tự nhiên, địa bàn cư trú (vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới);
(ii) Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện,...); (iii) Các yếu tố xã hội (trình độ dân
trí: trình độ văn hoá); (iv) Điều kiện sản xuất (điện tích đất lâm nghiệp, trình
độ sản xuất hàng hoá); và (v) Đời sống.
Theo Chương trình 135 của Chính phủ, hiện nay có 1.715 xã thuộc
diện khó khăn, Chương trình lựa chọn khoảng 1.000 xã thuộc các huyện đặc
biệt khó khăn để tập trung đầu tư, đó là những xã đặc biệt khó khăn nằm ở
những vùng có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi núi cao, sông, suối sâu, giao
thông chưa phát triển, mức sống đại đa số nhân dân còn thấp. Tuy nhiên, các
chính sách và chương trình mục tiêu hiện nay mới chỉ chú trọng đến phát triển
cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin và truyền thông trên diện rộng tại tất cả các
địa phương trong cả nước... mà chưa có các chính sách đặc thù, chưa có các chương trình cụ thể đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng
nhu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước tại
các xã vùng sâu, vùng xa; việc quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị công
nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của CNTT.
Trong bối cảnh đó, đối với xã vùng sâu, vùng xa việc thúc đẩy phát
triển CNTT và các ứng dụng CNTT sẽ góp phần quan trọng làm cho công tác
và quản lý điều hành từ trung ương đến địa phương được nhanh chóng, chính
xác, tiết kiệm và hiệu quả, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương, tạo điều kiện cho người dân có đời sống vật chất và tinh
thần tốt hơn để họ yên tâm giữ vững trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh sản xuất
và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
thành thị.
Chính vì lẽ đó luận văn này mong muốn góp phần xây dựng chính sách,
cơ chế nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng
xa của nước ta, tập trung vào khía cạnh tin học hóa công tác hành chính công
và sử dụng mạng Internet tại xã.
3. Bối cảnh và lịch sử nghiên cứu:
Chủ đề thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các vùng sâu vùng
xa đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Trong bài báo về “Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi”[7], tác giả đã xây dựng một mô
hình cung cấp thông tin với mục tiêu tổng thể là góp phần nâng cao dân trí,
xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của
cư dân nông thôn, miền núi trên cơ sở cung cấp kịp thời và sử dụng rộng rãi
thông tin và tri thức khoa học và công nghệ. Việc ứng dụng và triển khai mô hình cung cấp thông tin nhằm 3 mục tiêu cụ thể như sau: (i) Đáp ứng nhu cầu
thông tin bằng việc sử dụng tích hợp công nghệ thông tin hiện đại phù hợp
với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở nông thôn, miền núi nước ta; (ii) Thiết lập
cơ chế trao đổi và cập nhật thông tin hai chiều giữa cơ sở, địa phương và
Trung ương; (iii) Lồng ghép các dự án được triển khai trên cùng một địa bàn
bằng cơ chế chia sẻ các nguồn tin phát triển.
Một số nhiệm vụ nghiên cứu trong Chương trình “Xây dựng mô hình ứng
dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010” do Bộ Khoa học và Công
nghệ chủ trì[8] đã ghi nhận việc hỗ trợ ứng dụng chuyển giao khoảng 900
công nghệ và tiến bộ mới cho nông thôn, miền núi nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cán bộ và chất lượng các sản phẩm hàng
hóa tiềm năng vùng miền. Trong giai đoạn 2011-2015 Chương trình sẽ
chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất,
bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước và nước
ngoài, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa
đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng
đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ.
Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc “Chương trình khoa học và
công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015” do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì[9] đã xác định các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; thực thi một số nhiệm vụ ưu tiên, bước
đầu kịp thời phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn
mới. Các giải pháp khoa học - công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp
gồm: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học - công nghệ chuyển đổi cơ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
S Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư tại tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top