giadinh_cun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2009, Barack Obama trở thành vị Tổng thống thứ 44 của nước
Mỹ. Việc đổi chủ của Nhà Trắng kéo theo hệ quả muốn phân biệt bản thân và
những chính sách của người chủ mới với chính quyền tiền nhiệm. Khi Tổng
thống George.W.Bush bước chân vào Nhà Trắng, ông tuyên bố “không chơi
quả bóng nhỏ”, thực thi “chiến lược biến đổi cách mạng” và “sẽ thay đổi
phương hướng của lịch sử”1, thể hiện sự khác biệt so với chính quyền Bill
Clinton. Đến nay, lịch sử gần như lặp lại, khi chính quyền mới không những
thay mặt cho sự chuyển giao quyền lực giữa những người chủ của tòa Bạch Ốc
mà còn thay mặt cho một sự thay đổi trong quyền kiểm soát hai Đảng của Nhà
Trắng.
Nước Mỹ bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, gặp phải những
thách thức lớn ở trong nước của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính kinh tế
2008, cũng như ở bên ngoài khi môi trường an ninh quốc tế bị đe dọa, thách
thức vị trí số một thế giới của Mỹ. Một trong những giải pháp quan trọng của
Mỹ là thực hiện chiến lược chuyển hướng về châu Á, còn gọi là chính sách
“châu Á-Thái Bình Dương”. Trước đây, chính sách châu Á của Mỹ chủ yếu
tập trung ở các khu vực: Đông Bắc Á - Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Bắc Triều Tiên, việc chính quyền Obama thúc đẩy can dự đối với khu vực
Đông Nam Á là một điểm mới của chiến lược “tái cân bằng”. Tuyên bố “quay
trở lại” của Tổng thống Obama đã làm sống lại các quan hệ với Đông Nam Á.
Việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á được đánh giá nhằm mục đích tìm
kiếm nguồn lực để lấy lại sức mạnh và củng cố vị thế đồng thời kiềm chế sự
bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc. Chiến lược này được triển khai dựa
trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những vấn đề về kinh tế, được thực hiện phần
nào thông qua việc đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương - TPP và tăng cường quan hệ kinh tế với các nước
trong khu vực; những vấn đề về an ninh quân sự với việc điều chuyển 60%
lực lượng quân sự (Mỹ) sang châu Á-Thái Bình Dương và làm sâu sắc hơn
quan hệ với các đồng minh và các đối tác quan trọng, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, sự can dự của Mỹ tạo ra cả cơ hội và thách thức. Hợp tác với Mỹ
sẽ giúp cho các quốc gia khu vực, trong đó có Việt Nam “lột xác” hay trở
thành nạn nhân của “trò đùa với lửa”2.Thực tế này đã phản ánh tính hai mặt
trong quan hệ quyền lực với các nước lớn. Việc nghiên cứu chính sách an
ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack
Obama là một lựa chọn cần thiết, phù hợp trong bối cảnh quốc tế và khu vực
hiện nay, khi Trung Quốc tiến hành xâm lược lãnh hải, thềm lục địa Việt
Nam, gây căng thẳng và bất ổn định an ninh biển nói riêng và an ninh khu vực
và thế giới nói chung. Nghiên cứu tìm hiểu về đề tài: “Chính sách an ninh của
Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009-
2012)” sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về chính sách can dự của
Mỹ cùng những hệ quả của chính sách đối với khu vực và Việt Nam.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu về chính sách an ninh của Mỹ
đối với khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2009 - 2012 dưới góc độ nghiên cứu
của Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn tìm hiểu
những ý đồ thực sự của Mỹ trong việc điều chỉnh chính sách an ninh đối với
khu vực Đông Nam Á, sự điều chỉnh này tạo ra những thay đổi địa - chính trị
như thế nào cũng như tác động của chính sách can dự Mỹ đối với lựa chọn
chính sách của các nước trong khu vực?
Với quan điểm nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong
việc điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông
Nam Á, luận văn tập trung nghiên cứu tác động của quan hệ Trung - Mỹ đối
với các mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và chính sách cân bằng
quyền lực của các thành viên ASEAN. Những tác động này có ảnh hưởng trực
tiếp đến Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn hệ thống
được các quan điểm nghiên cứu, các chính sách và các biện pháp phát triển
phù hợp nhằm tận dụng những lợi thế của Việt Nam mà không làm ảnh hưởng
đến quan hệ với các nước lớn cũng như giữ vững được chủ quyền an ninh
quốc gia.
Bên cạnh đó, luận văn cũng phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên
cứu của cá nhân tác giả tại Học viện Chính trị khu vực I.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm có:
+ Quan điểm chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông
Nam Á trong lĩnh vực an ninh - quân sự. Nhiệm vụ nghiên cứu này có liên
quan đến các nội dung: Chiến lược điều chuyển lực lượng quân sự Mỹ tại khu
vực Đông Nam Á, tăng cường can dự với các thể chế khu vực, mở rộng quan
hệ đối tác và những điều chỉnh trong chính sách tiếp cận và tham gia giải
quyết các thách thức an ninh khu vực;
+ Quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á đối với sự can dự của Mỹ
dưới thời Tổng thống Obama (2009-2012), trong đó tập trung ở ba nhóm:

Nhóm đồng minh, nhóm các đối tác chiến lược và các đối tác chiến lược tiềm
năng của Mỹ. Đối với nhóm đồng minh, luận văn nghiên cứu chính sách tiếp
cận của Mỹ đối với hai đồng minh hiệp ước: Thái Lan và Philippines; nhóm
đối tác chiến lược và chiến lược tiềm năng gồm có 4 quốc gia: Singapore,
Indonesia, Malaysia và Việt Nam;
+ Yếu tố Trung Quốc đối với chính sách an ninh của Mỹ đối với khu
vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Obama:Yếu tố Trung Quốc đã được
đề cập trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và được coi là một yếu tố địa chính
trị có ảnh hưởng căn bản tới điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama
đối với khu vực Đông Nam Á (2009-2012).
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luân ̣ văn nghiên cứu sự điều chỉnh trong chính sách an
ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương nói chung. Việc nghiên cứu chính sách châu Á-Thái Bình Dương
là cần thiết vì sự điều chỉnh của chính quyền Obama đối với khu vực Đông
Nam Á nằm trong tổng thể nội dung của chiến lược “xoay trục” sang châu Á-
Thái Bình Dương.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài lưa ̣ chon ̣ pham ̣ vi thờ i gian nghiên cứ u
từ năm 2009 đến năm 2012.
Về mặt nội dung: Luân ̣ văn đề câp ̣ đến các vấn đề an ninh mà nướ c Mỹ
quan tâm đến khi điều chỉnh ch ính sách an ninh đối với khu vực Đông Nam
Á. Cụ thể, đó là các vấn để nổ i côm ̣ như: đảm bảo an ninh hàng hải, kiềm chế
Trung Quốc, can dự đối với các thể chế khu vực, thúc đẩy dân chủ và nhân
quyền... Đồng thời, tác giả cũng đánh giá nhữ ng tác động của sự điều chỉnh
đối với các quốc gia ASEAN và các quan hệ hợp tác của khu vực Đông Nam
Á.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huonglannb

New Member
mod ơi. Link này hỏng rồi. Mong mod sửa lại em với ạ. em đang cần gấp. Thank nhiều alj
Chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 - 2012)
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh Luận văn Kinh tế 0
G Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bì Luận văn Kinh tế 0
R Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bìn Luận văn Kinh tế 0
E Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Kinh tế quốc tế 1
G Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI Kinh tế quốc tế 0
B Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc (1802-1858) Lịch sử Việt Nam 2
N Chính sách an ninh-phòng thủ biển của Nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858) Lịch sử Việt Nam 2
H Chính sách cải cách mở cửa của thành phố Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc). Luận văn ThS. Khu vực học Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top