huynhvanthong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở của sự hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Tìm hiểu sự hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân từ năm 1992 đến năm 2008; đưa ra cái nhìn tổng thể về những cố gắng của cả hai nước trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Nhận xét về triển vọng hợp tác về giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ - LB Nga

MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Hòa bình và chiến tranh là một vấn đề lớn theo suốt lịch sử hàng ngàn năm
của nhân loại, nhất là trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi
diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa hai siêu cường Hoa Kỳ - Liên Xô và hai phe tư
bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt với sự xuất hiện của
vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi xuất hiện, vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon), loại vũ khí
mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hay nhiệt hạch gây ra có sức
công phá cực mạnh, tạo ra sự hủy diệt trên phạm vi rộng đã trở thành biểu tượng
cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom
hạt nhân được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Quả bm thứ nhất được ném
xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6/8/1945 có tên là Little Boy, được làm từ
uranium; quả bm thứ hai được ném xuống Nagasaki 3 ngày sau đó, có tên là Fat
Man và được làm từ plutonium. Vì vậy, khi nhắc đến vũ khí hạt nhân, người ta
thường nói tới sự hủy diệt và chính yếu tố này thường được các nước lớn dùng như
là vũ khí để răn đe các nước khác.
Năm 1945, vào thời điểm gần kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, với sự giúp
đỡ của Anh, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên chế tạo được vũ khí hạt nhân và
cũng là nước đầu tiên sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh thế giới. Việc chế
tạo vũ khí hạt nhân là một phần của dự án Manhattan tối mật, xuất phát từ những lo
ngại rằng nước Đức quốc xã cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí như vậy. (Bắt
đầu từ một chương trình nhỏ năm 1939, dự án Manhattan đã huy động hơn 130.000
người và tiêu tốn gần 2 tỷ USD (tương đương 20 tỷ USD tính theo năm 2004). Khi
đó, với vũ khí hạt nhân trong tay, Hoa Kỳ đương nhiên được đánh giá là quốc gia có
sức mạnh quân sự lớn nhất và vươn lên vị trí hàng đầu trên bản đồ chính trị thế giới.
Nhưng chỉ 4 năm sau đó, trong cuộc chạy đua quyền lực và vũ trang, Liên Xô đã
phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ sau khi thử thành công quả
bm nguyên tử đầu tiên.
Cùng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, từ những năm 1950 trở đi,
không chỉ Mỹ, Liên Xô mà một loạt nước khác đã sử dụng công nghệ hạt nhân phục
vụ cho mục đích an ninh và răn đe quân sự. Vì thế, hòa bình và an ninh thế giới bị
đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi sự cần thiết, cấp bách là phải kiểm soát và giải trừ vũ
khí hạt nhân, trước hết là ở hai siêu cường Hoa Kỳ - Liên Xô. Do đó, tuy đối đầu và
luôn trong tình trạng chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, song cả Hoa Kỳ
và Liên Xô đều ý thức được những thảm họa hạt nhân và chấp nhận một chiến dịch
nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân, duy trì một nền hòa bình mong manh
lúc đó. Để quá trình giám sát chạy đua vũ khí hạt nhân được thực hiện trên toàn cầu,
năm 1957, một cơ quan quốc tế đã được Liên Hợp Quốc (LHQ) thành lập với tên
gọi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Khi kiểm soát vũ trang quốc tế và giải trừ quân bị trở thành một chủ đề quan
trọng trong lĩnh vực chính trị quốc tế, liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới, nó
đã có những thay đổi sâu sắc, chứa đầy cơ hội và thách thức. Ngày 24/4/2009, Hội
đồng Bảo an LHQ đã tổ chức hội nghị cấp cao về cắt giảm vũ khí hạt nhân và
không phổ biến vũ khí hạt nhân, thông qua Nghị quyết 1887, nhấn mạnh LHQ phải
thúc đẩy quốc tế kiên định việc xây dựng một “thế giới an toàn hơn và tạo điều kiện
xây dựng thế giới không có vũ khí hạt nhân”, kêu gọi các nước ký Hiệp ước không
phổ biến vũ khí hạt nhân... Hầu hết các quốc gia đều nhấn mạnh, kiểm soát vũ
trang, giải trừ quân bị là một biện pháp quan trọng để bảo vệ an ninh quốc tế, thông
qua các hoạt động ngoại giao và quân sự quốc tế đạt được nhận thức chung trên cơ
sở bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của các nước, đưa ra các hiệp ước quốc tế tương
xứng và các nguyên tắc hành vi cơ bản có liên quan, cùng thúc đẩy hòa bình và ổn
định trong khu vực và trên thế giới.
Một giai đoạn mới là thời kỳ sau Chiến tranh lạnh với việc Hoa Kỳ- LB Nga
ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược 1 (START 1) vào năm 1991 và
Hiệp ước START 3 do Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry
Medvedev ký kết ngày 8/4/2010. Với Hiệp ước START 3, sau 7 năm thực hiện, số
phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Hoa Kỳ và Nga sẽ giảm hơn 30% so với
Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Moscow (Nga) đầu năm
2002, tức là từ 2.200 đơn vị xuống còn 1.550 đơn vị; tên lửa đạn đạo xuyên lục địa,
tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm và các máy bay ném bm hạng nặng.. sẽ giảm
xuống còn một nửa so với START 1, từ 1.600 đơn vị xuống còn 700 đơn vị. Số bệ
phóng tên lửa (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800
đơn vị. Hiệp ước START 3 có hiệu lực 10 năm kể từ ngày Quốc hội hai nước phê
chuẩn và có thể gia hạn mỗi lần 5 năm. Từ tháng 2 năm 2011, Hiệp ước START 3
bắt đầu có hiệu lực sau khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn.
Qua tóm lược về sự hình thành và phát triển của vũ khí hạt nhân, người viết
muốn nhấn mạnh rằng, giải trừ vũ khí hạt nhân là vấn đề toàn cầu chứ không phải
của riêng quốc gia nào. Việc giải trừ vũ khí hạt nhân không hề đơn giản và đòi hỏi
các nước, từ những nước lớn cho tới nước nhỏ phải cùng chung tay, hợp tác giải
quyết. Hiệp ước START 3 không chỉ là một bước tiến trong hợp tác giữa Hoa Kỳ -
LB Nga mà còn được coi là bước khởi đầu, đặt nền móng vững chắc cho quá trình
phi hạt nhân hóa trên Trái Đất. Với tầm quan trọng của Hiệp ước START 3, người
viết đã chọn đề tài để hệ thống hóa lại sự hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong việc giải
trừ vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Việc giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ
giúp thế giới hòa bình, ổn định, an ninh hơn và đó cũng là lý do chọn đề tài của luận
văn này.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa tư liệu về hợp
tác giữa Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Kết quả nghiên cứu
của luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến sự hợp tác giữa Hoa
Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh. Đồng
thời, luận văn cũng góp phần luận giải về vai trò của hai cường quốc Hoa Kỳ - LB
Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và tác động của sự hợp tác giữa hai nước
này với quá trình phi hạt nhân hóa trên thế giới đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang
“nóng” với những tranh cãi về chương trình hạt nhân ở Iran, những sự kiện an ninh
hạt nhân liên tiếp diễn ra ở CHDCND Triều Tiên, vùng Đông Bắc Á và cuộc chạy
đua vũ trang giữa Ấn Độ-Pakistan.
Từ việc tổng hợp quan điểm của Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ
khí hạt nhân, người viết cũng muốn nêu ra quan điểm của Việt Nam trong chống
chiến tranh hạt nhân, sử dụng hạt nhân cho mục đích dân sự để phát triển đất nước,
giữ gìn sự ổn định về an ninh-chính trị và hòa bình trong khu vực cũng như trên
toàn thế giới. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh và bạn đọc quan tâm đến đề tài này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1 Các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ tại khoa Lịch sử, khoa Quốc tế học
(Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện
Quan hệ quốc tế, nay là Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao phần lớn đã tìm hiểu
về chính sách đối ngoại, chính sách an ninh, chính sách hạt nhân của riêng Hoa Kỳ
hay LB Nga và cũng có đề cập tới sự hợp tác giữa hai nước trong vấn đề giải trừ
vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, người viết nhận thấy rằng các tác giả mới
chỉ thống kê và nghiên cứu chính sách an ninh của Hoa Kỳ hay LB Nga trong từng
thời kỳ cầm quyền của một Tổng thống nào đó. Riêng luận án tiến sĩ mang tên “Hoa
Kỳ với quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh” (1945-1991) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy thì tập trung khai thác vai
trò của Hoa Kỳ trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh. Luận án
đã viết khá sâu sắc, đầy đủ, chi tiết về những kế hoạch, chính sách cũng như cách
thức mà Hoa Kỳ đã làm trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân bất chấp việc chạy đua
vũ trang hạt nhân với Liên Xô. Trong luận án, tác giả đã tổng kết và đánh giá lại
những Hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân được Mỹ và Liên Xô ký kết với nhau.
2.2 Các sách nghiên cứu vấn đề (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) cho đến nay đã hệ
thống hóa quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh, nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể các hoạt động
hợp tác giữa hai cường quốc này (sau năm 1991, Liên Xô chia tách và sau này là
LB Nga) về hạn chế vũ khí hạt nhân từ sau năm 1992 đến nay. Cuốn sách mang tên
“Quan hệ Nga - Mỹ sau Chiến tranh lạnh” của TS. Hà Mỹ Hương, do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003 đem lại một cái nhìn tổng hợp, đầy đủ về quan
hệ hai quốc gia này thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, từ chính sách đối ngoại LB Nga
tới sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ; các mối quan hệ Hoa Kỳ - LB
Nga trong lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, khoa học – công nghệ.
Đặc biệt, TS. Hà Mỹ Hương cũng đã có những đánh giá về xu hướng vận động của
quan hệ Nga – Mỹ. Với những tài liệu bằng tiếng Anh về vũ khí hạt nhân, có một số
tài liệu trên trang web của LHQ và một số trang web khác liên quan đến vũ khí hạt
nhân. Song thời điểm từ năm 1992 đến năm 2010 được xếp vào giai đoạn đương
đại, lại liên tục có những sự kiện mới diễn ra tác động đến quá trình hợp tác giữa
Hoa Kỳ - LB Nga về giải trừ vũ khí hạt nhân, nên chưa có một công trình nào thống
kê đầy đủ về sự hợp tác của hai quốc gia này. Phần nhiều các bài viết về vấn đề vũ
khí hạt nhân và hợp tác giữa Hoa Kỳ-LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân đều
dưới dạng bài báo, nói về một sự kiện cụ thể nào đó như việc tranh cãi giữa Mỹ-
Nga xung quanh lá chắn tên lửa ở châu Âu hay dư luận thế giới và nhận định về
Hiệp ước START-3 mới được ký kết…
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về hòa bình-an ninh của thế giới bị đe
dọa bởi sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân và nhận định về sự hợp tác của Hoa Kỳ -
LB Nga từ Hiệp ước START 1 đến START 3 với những thay đổi trong chính sách
hạt nhân của các cường quốc này qua từng thời kỳ từ năm 1992 đến nay. Đồng thời,
luận văn cũng đưa ra câu trả lời về động cơ, vai trò của cả Hoa Kỳ - LB Nga trong
quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trên thế giới, đặc biệt là trong giai
đoạn sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đồng thời, Luận văn cũng sẽ góp phần đưa ra cái

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ngango1994

New Member
Link này hỏng rồi ạ. Ad cho em xin lại tài liệu này nhé:
Hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân từ sau chiến tranh lạnh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M [Free] Luật Quyền tác giả của hợp chủng quốc Hoa Kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình tổng hợp biodiezel từ dầu dừa trên xúc tác dị thể NaOH/MgO Khoa học Tự nhiên 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh - Phú Thọ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top